Theo các chuyên gia y tế, ngay cả khi chúng ta ăn uống lành mạnh, chăm vận động thì vẫn có thể mắc các bệnh hiểm nghèo từ những hành vi vô cùng nhỏ nhặt. Trong đó có những việc phổ biến đến mức ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần mắc phải. Đây là 6 hành vi bác sĩ cảnh báo bạn nên dừng lại càng sớm càng tốt nếu không muốn đánh đổi sức khỏe và tuổi thọ của mình:
1. Cắn móng tay
Nghe có vẻ vô hại nhưng kiểu giải tỏa căng thẳng hoặc đơn giản chỉ là thói quen vô thức này có hại hơn bạn tưởng. Giám đốc y tế của Tập đoàn Y tế Montefiore (Mỹ), Tiến sĩ Asif Ansari nói: “Cắn móng tay có thể dẫn đến tổn thương móng tay và nhiễm trùng vùng da xung quanh nó, được gọi là paronychia. Nó cũng dẫn tới sự lây lan vi trùng vào trong cơ thể, dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp trên và các bệnh nhiễm trùng khác”.
Thường xuyên cắn móng tay khi lo lắng có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng và thậm chí còn làm tăng sự lo lắng trong một số trường hợp.
2. Nhịn tiểu
“Hãy luôn chú ý đến cơn buồn tiểu của bạn, trừ khi không thể khả năng nào khác vì hậu quả có thể nặng hơn bạn nghĩ!”. Điều này được cảnh báo bởi Tiến sĩ Grant Fowler, Phó Trưởng khoa Y tế gia đình và cộng đồng tại Trường Y McGovern thuộc Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Texas ở Houston (Mỹ).
Ông cũng cho biết: “Nước tiểu giống như một con sông, nếu bạn cố ý kìm hãm nó, dòng nước sẽ bị ứ đọng và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong bàng quang và thậm chí có thể di chuyển ngược dòng lên thận của bạn. Việc kiềm chế tiểu cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng bàng quang, thận và thậm chí là tuyến tiền liệt… đặc biệt là đối với những người có các vấn đề về tiết niệu hoặc đang mang thai”.
3. Nhai kẹo cao su quá thường xuyên
Kẹo cao su có thể giúp hơi thở thơm mát và tăng tiết nước bọt, cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng nếu sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá mức, đặc biệt là mỗi ngày, kẹo cao su có thể gây hại cho xương khớp.
Tiến sĩ Jeannette South-Paul, Trưởng Khoa Y học gia đình tại Trường Y tế thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ), cảnh báo rằng: "Khi nhai kẹo cao su quá thường xuyên, các khớp ở đỉnh hàm có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến viêm khớp, đau đớn, và nhiều vấn đề khác".
Ngoài ra, theo Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia Hoa Kỳ (NIDDK), việc nuốt quá nhiều không khí khi nhai kẹo cao su quá nhiều có thể dẫn đến khó chịu ở dạ dày.
4. Mang túi nặng trên một bên vai
Theo Tiến sĩ Jeannette South-Paul: “Khi bạn mang túi nặng ở một bên, bạn sẽ làm xáo trộn hoạt động, tư thế của góc cổ. Đồng thời gây áp lực lên các dây thần kinh nằm giữa các đốt sống cổ và dây thần kinh chịu trách nhiệm về cảm giác cho cánh tay. Điều này gây ra những cảm giác khá tệ như tê, mỏi, ngứa ran, châm chích, thậm chí đau đơn bả vai, cổ hay cánh tay”.
5. Tư thế thõng vai, không thẳng lưng
Theo Hiệp hội Nắn khớp Xương Hoa Kỳ, tốt nhất là túi của bạn không nên nặng quá 10% trọng lượng cơ thể. Tác động tiêu cực có thể lớn hơn nếu bạn luôn mang túi ở cùng một phía, ngay cả khi sử dụng túi kéo sau lưng. Vì vậy, hãy ưu tiên balo, giảm độ nặng của túi, thay đổi vị trí luân phiên và tránh sử dụng điện thoại khi cầm túi để bảo vệ sức khỏe.
5. Tư thế thõng vai, không thẳng lưng
Dù ngồi hay đứng, tư thế thõng vai, không thẳng lưng thực sự có tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của bạn. Tiến sĩ Grant Fowler cảnh báo: “Nếu bạn chùng lưng hay thõng vai, đầu của chúng ta sẽ rất nặng so với phần còn lại của cơ thể - nó đặt rất nhiều lực lên cổ. Điều này có thể dẫn đến đau đầu do căng thẳng và rất hại cho xương khớp cũng như vùng lưng. Thậm chí có thể làm tăng nguy cơ vỡ hoặc thoát vị đĩa đệm, dẫn đến đau đớn và chèn ép dây thần kinh”.
6. Có lịch trình ngủ thất thường
Ngồi không đúng tư thế, cong lưng cũng có thể gây ra những vấn đề không mong muốn. Tiến sĩ Asif Ansari cho biết: “Tư thế ngồi xấu có thể gây ra sự không thoải mái ở bụng và các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm cả táo bón. Điều này xảy ra do ruột của bạn bị bóp méo, làm giảm khả năng tiến hành quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, việc ngồi không đúng tư thế cũng có thể gây hại cho phổi do làm giảm lượng không khí có thể đi vào phổi, nghiên cứu còn chỉ ra rằng hành vi này có thể tăng nguy cơ trầm cảm”.
6. Có lịch trình ngủ thất thường
Có được giấc ngủ đủ và chất lượng là rất quan trọng đối với sức khỏe và hoạt động hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, giấc ngủ tốt không chỉ là về thời gian ngủ mà còn là về chất lượng giấc ngủ. Điều này cho thấy việc ngủ đúng giờ cũng quan trọng không kém so với việc ngủ đủ và ngủ sâu.
Tiến sĩ Jeannette South-Paul đã nhấn mạnh rằng việc thất thường trong giấc ngủ, xem TV và ngủ gật không đều đặn, sử dụng rượu và caffeine để thư giãn hoặc tỉnh táo, cũng như tập thể dục quá mạnh trong vòng một giờ trước khi đi ngủ đều là nguyên nhân gây hại cho sức khỏe.
Giờ giấc đi ngủ không đều có hại cho sức khỏe hơn chúng ta thường nghĩ (Ảnh minh họa)
Lịch trình ngủ không đều có thể dẫn đến khó ngủ và mất ngủ, làm rối loạn chu kỳ sinh học và suy giảm hệ miễn dịch. Nó cũng gây mệt mỏi và uể oải khi thức dậy vào ngày hôm sau. Đặc biệt, nếu bạn thức dậy vào ban đêm và ngủ ban ngày, điều này có thể gây tăng cân, tăng nguy cơ mắc tiểu đường, bệnh tim và thậm chí dẫn đến đột quỵ và nhiều vấn đề sức khỏe khác.