Theo bác sĩ Lý thuộc Khoa Chăm sóc tích cực, Bệnh viện Đại học Y Cáp Nhĩ Tân (Hắc Long Giang, Trung Quốc), loét dạ dày không chỉ phổ biến mà còn nguy hiểm hơn nhiều so với quan niệm chung. Nhiều bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc loét dạ dày vẫn chủ quan, không coi trọng điều trị hay tái khám vì cho rằng đó là bệnh nhẹ.
Viêm loét dạ dày là tình trạng bệnh lý khi niêm mạc trong dạ dày bị tổn thương và hình thành các vết loét, gây viêm nhiễm. Tùy thuộc vào vị trí của vết viêm, các loại loét dạ dày khác nhau như đau thượng vị, viêm hang vị, viêm bờ cong nhỏ, loét hang vị, viêm tâm vị, viêm loét dạ dày tá tràng...
Ngoài cảm giác đau đớn và ảnh hưởng tới ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, viêm loét dạ dày còn có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới tử vong. Những biến chứng bao gồm hẹp môn vị dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày và ung thư dạ dày.
Bác sĩ Lý nhắc nhở rằng việc đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của viêm loét dạ dày và phòng chống bệnh là rất quan trọng. Nếu tiếp tục duy trì 5 thói quen xấu này, bệnh có thể tái phát và gây hậu quả nghiêm trọng.
1. Thói xấu khi ăn uống
Tất nhiên, cách chúng ta ăn uống sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là đối với dạ dày. Đầu tiên, chế độ ăn uống không đều, không đúng giờ hoặc bỏ bữa thường gây viêm loét dạ dày do làm hỗn loạn sinh học, tiết dịch vị và co bóp dạ dày.
Ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày (Ảnh minh họa)
Sau đó, ăn tối quá no cũng có thể gây quá tải, làm cho dạ dày tiết ra nhiều hơn cần thiết, gây ăn mòn niêm mạc dạ dày. Nếu thói quen này kéo dài, có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, đặc biệt là nếu đi ngủ ngay sau khi ăn no. Ăn nhanh cũng có thể gây khó tiêu hóa, suy giảm chức năng và tổn thương niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, ăn quá nhiều thực phẩm kích thích dạ dày như đồ cay, dầu mỡ hoặc muối cũng có thể gây viêm loét. Ăn uống không đảm bảo vệ sinh cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột như viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn và cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây viêm loét và ung thư dạ dày.
2. Hút thuốc
Việc hút thuốc không chỉ gây hại cho hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng đến dạ dày. Người hút thuốc nhiều có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày cao hơn.
Nicotin trong thuốc lá làm hại niêm mạc dạ dày bằng cách kích thích co thắt mạch máu, làm giảm cung cấp huyết dịch cho niêm mạc dạ dày. Đồng thời, nicotin còn ức chế tổng hợp Prostaglandin có vai trò bảo vệ và phục hồi niêm mạc dạ dày. Chất này cũng ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày, gây chảy mật ngược và làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, nicotin còn kích thích tạo acid và pepsin ăn mòn trực tiếp niêm mạc dạ dày.
3. Căng thẳng, lo lắng kéo dài
Theo BS. Lý, nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày là căng thẳng, stress kéo dài. Ông cũng giải thích rằng thần kinh chi phối hoạt động của dạ dày gồm 2 hệ thống khác nhau là thần kinh thực vật và thần kinh động vật. Ở điều kiện bình thường, hệ thần kinh thực vật sẽ tự hoạt động và điều phối cho các chức năng của dạ dày.
Căng thẳng kéo dài rất hại cho sức khỏe dạ dày nhưng ít người hay biết (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, khi chịu áp lực của căng thẳng tinh thần, lo lắng, stress kéo dài... sẽ dẫn đến việc hoạt động quá mức của hệ thần kinh động vật, kích thích cả hệ thần kinh thực vật. Điều này sẽ tăng bài tiết dịch tiêu hóa, đặc biệt là dịch vị chứa nhiều axit, gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Đặc biệt là nếu bạn đói.
Ngoài ra, những cảm xúc tiêu cực này còn kích hoạt hệ thần kinh trung ương, gây giảm lưu lượng máu đến dạ dày. Căng thẳng và stress kéo dài cũng kích hoạt phản ứng viêm trong hệ tiêu hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là vi khuẩn HP.
4. Lạm dụng thuốc
Khi mắc bệnh, chúng ta cần uống thuốc nhưng bác sĩ Lý nhắc nhở rằng việc tự ý sử dụng thuốc, lạm dụng hoặc không tuân theo chỉ định của bác sĩ có thể gây viêm loét dạ dày một cách nhanh chóng.
Đặc biệt là với các loại thuốc chứa corticoid (có nhiều loại biệt dược khác nhau) và các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid (viết tắt là NSAID) như aspirin, diclofenac, indomethacin, piroxicam... Trong khi thực tế, các loại thuốc NSAID này được sử dụng rất phổ biến và người dân thường mua về sử dụng một cách tự ý.
5. Uống nhiều rượu bia
Một trong những nguyên nhân thường gặp gây viêm loét dạ dày và tá tràng là do sử dụng các loại thuốc gây tác dụng phụ. Các loại corticoid có thể làm thủng dạ dày, trong khi các NSAID thường gây kích ứng dạ dày và gây viêm nhiễm do dẫn chất acid khó tan kết tụ trong dạ dày.
Ngoài ra, việc uống rượu bia cũng có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày, kích thích mô dạ dày, gây mất nước và tăng nguy cơ viêm nhiễm, gây thêm tổn thương cho niêm mạc dạ dày.ương hề, rượu bia chứa nhiều chất độc hại gây rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt đối với dạ dày.
Khi tiêu thụ quá nhiều rượu bia, không chỉ gây hại cho gan mà còn có thể gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày, dẫn đến ợ hơi, ợ chua, cảm giác chướng bụng, nóng rát và mất cảm giác thèm ăn. Điều này cũng làm chậm quá trình lành của bệnh loét dạ dày.
Uống nhiều rượu bia không chỉ hại gan mà còn “tàn phá” niêm mạc dạ dày (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Lý nhấn mạnh rằng viêm loét dạ dày ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhẹ khác. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:
- Đau từ bụng trên, thường đau lan ra sau lưng. Đau thường xảy ra khi ăn no hoặc đói, và sẽ giảm đi khi ăn một ít.
- Đầy bụng kèm ợ hơi, ợ chua.
- Buồn nôn và nôn. Đặc biệt, nôn xong có cảm giác đắng miệng và sẽ giảm hẳn cảm giác đau bụng.
- Ăn không ngon miệng, chán ăn, đắng miệng, suy giảm vị giác.
- Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón xen kẽ, lập tức buồn đại tiện ngay sau khi ăn xong.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như vậy, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra sớm nhất có thể! Nguồn và ảnh: QQ, Family Doctor, Aboluowang