Khỏe mạnh, trẻ lâu hơn, sống thọ hơn là ước muốn của tất cả mọi người. Chúng ta có thể áp dụng nhiều phương pháp, thực hiện nhiều hành động để đạt được điều này. Trong đó, có “4 ít - 1 nhiều” dù ở giới tính nào cũng nên tuân theo:
"Bốn ít" cần tuân thủ để khỏe mạnh, trẻ lâu và sống thọ hơn
Nếu bạn làm ít, ăn ít điều sau đây, cơ thể sẽ vô cùng "biết ơn":
Nên giảm lượng muối và đường trong chế độ ăn uống
Theo khuyến nghị từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi người trưởng thành nên hạn chế việc tiêu thụ hơn 2 gam natri hoặc tương đương 5 gam muối mỗi ngày. Tuy nhiên, các báo cáo của WHO cũng chỉ ra rằng hầu hết mọi người tiêu thụ lượng muối vượt quá mức này, thậm chí gấp đôi, dẫn đến khoảng 4,1 triệu người trên thế giới mỗi năm tử vong vì các bệnh liên quan đến việc tiêu thụ muối quá mức.
Việc ăn ít muối, ít đường và ít dầu mỡ không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp cải thiện tâm trạng.
Ăn quá muối là nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Thói quen này cũng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương, suy giảm miễn dịch… Vì vậy, muốn khỏe mạnh và trẻ lâu, hãy học cách ăn ít muối.
Ăn quá nhiều đường cũng có thể dẫn tới tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch và ung thư, suy giảm miễn dịch, bệnh tiểu đường và ảnh hưởng xấu đến não bộ, gây mệt mỏi, tăng nguy cơ trầm cảm và suy giảm nhận thức. Điều này còn khiến bạn lão hóa nhanh hơn và gây kích hoạt viêm nhiễm.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) và WHO khuyến nghị mọi người nên hạn chế lượng đường trong chế độ ăn uống, không quá 6% tổng lượng calo cơ thể dung nạp hàng ngày. Ví dụ, trong chế độ ăn, tiêu chuẩn 2.000 calo tương đương với khoảng 6 thìa cà phê (24g) đường.
Hãy giảm lượng dầu mỡ
Dầu mỡ là không thể thiếu trong việc nấu nướng để tạo ra những món ăn ngon, nhưng không có nghĩa là bạn nên ăn chúng thường xuyên. Việc loại bỏ hoàn toàn dầu mỡ cũng không tốt cho sức khỏe, thay vào đó, hãy ăn ít lại và chọn lọc hơn.
Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Trung Quốc khuyến nghị mỗi người tr
Nếu ăn quá nhiều dầu ăn sẽ gây thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và tai biến mạch máu não… cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác. Nó cũng làm tăng tốc quá trình lão hóa và tạo ra tâm trạng tiêu cực và mệt mỏi.
3. Tránh ngồi lâu ở cùng một vị trí
Một nghiên cứu trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ đã chỉ ra rằng nguy cơ tử vong của những người ngồi nhiều hơn 11 giờ mỗi ngày cao hơn 40% so với những người ngồi ít hơn 4 giờ mỗi ngày trong ba năm tiếp theo. Ngồi lâu cũng được liên kết với nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và có thể dẫn đến tử vong sớm. Đặc biệt, nó có tác động tiêu cực đến sức khỏe của não, đặc biệt là ở người trung niên và người già, và còn gia tăng quá trình lão hóa, khiến bạn già trước tuổi.
Nghiên cứu từ Australia cũng chỉ ra rằng, ngồi quá 6 giờ mỗi ngày có thể tăng nguy cơ chết sớm trong vòng 15 năm lên đến 40% so với những người chỉ ngồi 3 giờ mỗi ngày, ngay cả khi họ tập thể dục, vận động và có chế độ ăn uống tốt.
Ngồi một chỗ quá lâu, bất kể vì công việc hay giải trí, đều "xói mòn" sức khỏe và tuổi thọ của bạn (Ảnh minh họa)
Tất nhiên, do tính chất công việc - học tập, rất nhiều người phải ngồi lâu mỗi ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng là không nên ngồi lâu một chỗ và kéo dài thời gian ngồi. Dù bận rộn đến đâu, sau 30 - 45 phút, thậm chí 1 giờ, hãy đứng dậy và đi lại, thậm chí chỉ là để lấy nước. Hoặc đơn giản là đứng lên và vận động cơ thể ngay tại chỗ để giảm tác động của việc ngồi lâu. Hơn nữa, việc ngồi đúng tư thế cũng rất quan trọng để cơ thể khỏe mạnh và sống lâu hơn.
4. Hạn chế cảm giác tức giận
Trong cuộc sống, không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra theo ý muốn của chúng ta. Đôi khi, chúng ta sẽ gặp phải những tình huống gây ra cảm giác tiêu cực và khó chịu, nhưng cố gắng hạn chế cảm giác tức giận sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh hơn, trẻ trung hơn và sống lâu hơn.
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu kéo dài ba năm trên 700 người trăm tuổi, và đã tiết lộ bí quyết sống lâu của họ: tính cách vui vẻ, ít lo lắng, ít tức giận và duy trì thái độ bình tĩnh suốt cuộc đời.
Tức giận gây hại cho não, làm già đi não nhanh hơn và dễ mắc bệnh. Chất cortisol tiết ra khi tức giận, tích tụ trong thời gian dài sẽ làm tổn thương hệ miễn dịch, dẫn tới lão hóa nhanh và dễ mắc bệnh. Tức giận cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh ở gan, thận và tim.
Nghiên cứu của Đại học Southampton (Anh) trên 500.000 người trong nhiều năm về nguy cơ tử vong sớm do trạng thái tinh thần kém cũng cho rằng thường xuyên tức giận là yếu tố gây hại sức khỏe, tuổi thọ. Ngoài ra, dễ tức giận còn ảnh hưởng xấu tới nội tiết tố, khiến ngoại hình mà tiêu biểu là vóc dáng, làn da, mái tóc bị “xuống cấp” rất nhanh. Từ đó khiến bạn dù ở giới tính nào cũng sẽ già hơn so với tuổi.
"Một nhiều" cực tốt cho sức khỏe, tuổi thọ nhưng chẳng hề khó khăn
Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu cần phải tăng một thứ để giúp chúng ta khỏe mạnh, trẻ lâu và luôn có tinh thần tích cực thì tăng cường vận động là cách đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Điều này có hiệu quả với mọi lứa tuổi, giới tính dù mức độ vận động cần thiết có thể khác biệt nhau ít nhiều. Nhưng trên thực tế thì con người hiện đại vì rất nhiều lý do mà thường ít vận động, thậm chí lười vận động.
Theo thông tin từ Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Harvard (Hoa Kỳ), người từ 18 tuổi trở lên nên bắt đầu tập thể dục với cường độ vừa phải 150 phút mỗi tuần để tăng tuổi thọ. WHO khuyến nghị mỗi người nên tập thể dục với cường độ vừa phải khoảng 75 đến 150 phút mỗi tuần. Trong khi đó, Bộ Y tế Mỹ đề xuất thời lượng hoạt động thể chất là 150 đến 300 phút mỗi tuần.
Nếu không có thời gian tập luyện, ngay cả việc đi bộ nhiều hơn cũng đã giúp bạn khỏe mạnh hơn (Ảnh minh họa)
Việc vận động thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát cân nặng và cải thiện trao đổi chất, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tật. Tập thể dục cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư, làm chậm lão hóa và cải thiện sức khỏe tinh thần, kéo dài tuổi thọ.
Bạn có thể lựa chọn nhiều loại thể dục thể thao khác nhau, tùy theo cường độ và sở thích. Vận động không nhất thiết phải nặng nhọc, chỉ cần đi bộ nhiều hơn, tập thể dục nhịp điệu tại nhà, giãn cơ và sử dụng phương tiện công cộng cũng có ích cho sức khỏe.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng mặc dù cần vận động nhiều hơn, nhưng chúng ta không nên vận động quá đà. Tập luyện thể dục vì sức khỏe cần chú trọng vào việc thực hiện đều đặn và lâu dài hơn là tập trung vào mức độ khó. Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline, MSN