Đường ruột có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, một số thói quen ăn uống không tốt của người hiện đại như thiếu chất xơ, thích ăn đồ nhiều dầu mỡ, đường và thực phẩm chế biến, thiếu tính đều đặn trong chế độ ăn uống... không chỉ gây áp lực cho cơ thể mà còn giảm số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
"4 thêm" giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh
1. Bổ sung vi khuẩn có lợi
Nên thêm vào thực đơn các loại thực phẩm giàu lợi khuẩn mỗi ngày. Với những người hiện đại bận rộn, có thể bổ sung lợi khuẩn thông qua sữa chua, natto, kombucha... để cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột và prebiotics một cách hiệu quả. Việc bổ sung lợi khuẩn có thể thay đổi hệ sinh thái của vi khuẩn trong đường tiêu hoá, giúp tăng cường tính hiệu quả của hệ tiêu hoá và khả năng trao đổi chất cho cơ thể.
Có thể bổ sung lợi khuẩn vào khẩu phần hàng ngày theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, có thể trộn sữa chua vào salad hoặc các loại quả mọng để tăng thêm hương vị và cung cấp chất xơ. Tuy nhiên, khi sử dụng sữa chua, nên chọn loại ít đường và không cần thêm quá nhiều đường cho cơ thể.
2. Luyện tập thể thao nhiều hơn
Những người có thân hình béo phì do không thường xuyên vận động và tiêu thụ lượng calo quá cao từ thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và carbohydrate... trong thời gian dài sẽ có ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn trong ruột, tăng khả năng mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
Vận động đều đặn với cường độ phù hợp và thường xuyên có thể giảm bớt vi khuẩn gây hại và bảo vệ sức khỏe ruột. Đồng thời, hoạt động vận động còn giúp cải thiện tính linh hoạt của ruột, ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa, cung cấp máu đến các cơ quan tiêu hoá và tăng cường quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn.
3. Bổ sung thêm trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống.
Nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe.
Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường trong cơ thể, từ đó tìm ra các phương pháp điều trị hiệu quả. Đặc biệt, nếu phát hiện sớm, ung thư đại trực tràng và các loại ung thư khác cũng sẽ có cơ hội thành công trong quá trình điều trị và giảm nguy cơ phát sinh biến chứng.
Ngoài việc kiểm tra bởi các chuyên gia y tế, mỗi người cũng cần chú ý đến những thay đổi nhỏ trong cơ thể và tự thường xuyên kiểm tra các chỉ số cơ bản như huyết áp, cân nặng... thay vì hoàn toàn phụ thuộc vào nhân viên y tế.
2 thứ nên giảm để phòng ngừa các bệnh đường tiêu hoá
1. Thay vì tiêu thụ thịt đỏ và các loại thịt siêu chế biến, cần hạn chế vì chúng chứa chất béo bão hòa có thể gây hại cho đường ruột sau quá trình trao đổi chất. Đặc biệt, nên tránh sử dụng các loại thịt siêu chế biến vì chúng chứa nhiều phụ gia có thể làm giảm vi khuẩn có ích trong đường ruột và tăng nguy cơ viêm nhiễm cũng như mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
Bên cạnh đó, thực phẩm chiên rán cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như carbohydrate, chất béo và protein. Đây là loại dưỡng chất khó tiêu hóa nhất. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đau dạ dày và tiêu chảy.
2. Sử dụng rượu bia và thuốc lá.
Ngoài các loại thịt kể trên, các thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu cũng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của vi khuẩn trong ruột.
Bên cạnh đó, việc uống rượu và bia có thể gây tổn thương cho lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm tăng tiết axit và gây tổn thương niêm mạc, dẫn đến viêm loét và tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, cũng như gây ra một số triệu chứng khác như ợ hơi, đầy bụng, mất cảm giác thèm ăn...
Hút thuốc lá cũng gây giảm lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày và ngăn cản quá trình tiết chất nhầy, làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và hoành tá tràng.
Nguồn: commonhealth