Rekha Sharma, Bộ trưởng Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông Nepal, đã phát biểu trong một cuộc họp báo rằng: “Việc TikTok đang gây phá vỡ sự hòa hợp xã hội của chúng ta cũng như tác động đến cấu trúc xã hội của đất nước, nên chính phủ đã quyết định cấm ứng dụng này”.
Thủ tướng Nepal Pushpa Kamal Dahal cũng đã lên tiếng bảo vệ quyết định này: “Sau một cuộc thảo luận kéo dài về cách kiểm soát vấn đề bất hòa và hỗn loạn trong xã hội, tất cả các đảng chính trị đã đồng thuận về vấn đề này”.
Chủ tịch cơ quan Viễn thông của đất nước đã yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet cắt quyền truy cập vào TikTok, theo đài truyền hình nhà nước Nepal. Báo cáo cho biết thêm, công ty WorldLink Communications, tự nhận là nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất trong nước, đã tuân thủ mệnh lệnh và dự kiến các nhà cung cấp khác cũng sẽ sớm làm theo.
Theo Reuters, đã có hơn 1.600 vụ tội phạm mạng liên quan đến TikTok được ghi nhận tại Nepal trong 4 năm qua, góp phần thúc đẩy chính phủ nước này ban hành lệnh cấm. Lệnh cấm được đưa sau hơn ba năm kể từ khi Ấn Độ chặn Tiktok và một số ứng dụng nổi tiếng khác của Trung Quốc với lý do là chúng gây ra "mối đe dọa đối với chủ quyền và tính toàn vẹn của đất nước".
Mỹ và đồng minh tình báo Five Eyes - Australia, Anh, Canada và New Zealand - đã áp đặt các hạn chế đối với việc sử dụng TikTok trên các thiết bị được cấp cho nhân viên chính phủ.
Trong im lặng của bão tố, Mark Zuckerberg đã kiên nhẫn suốt 2 năm để chứng minh rằng Facebook và Instagram đang dẫn đầu, trong khi TikTok chỉ là 'số 2'.