Quả mướp đắng hay còn gọi là khổ qua thuộc họ Cucurbitaceae, được trồng rộng rãi ở châu Á, châu Phi và vùng Caribe, Nam Mỹ. Tùy thuộc vào giống, điều kiện sinh trưởng mà loại quả này có sự khác biệt nhỏ về hình dáng, màu sắc. Tuy nhiên, điểm chúng cũng là đặc trưng của mướp đắng là vị đắng khi ăn, mặc dù mức độ đắng của nó cũng có thể khác biệt giữa các giống, cách trồng và cách chế biến.
Mướp đắng là loại quả mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, dễ mua, giá lại rẻ (Ảnh minh họa)
Mướp đắng là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng với nhiều loại vitamin, chất xơ, tinh bột, khoáng chất và các hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe. Đây là nguồn cung cấp canxi, kali, sắt, kẽm, magie, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin A, vitamin K và nhiều chất chống oxy hóa như catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogenic, cùng các hợp chất tốt cho sức khỏe như folate, beta-carotene, lutein zeaxanthin, alpha-carotene.
Từ xa xưa, mướp đắng không chỉ là thực phẩm ngon và tốt mà còn được sử dụng như một loại vị thuốc phòng và chữa rất nhiều bệnh tật. Mặc dù không phải ai cũng thích vị đắng của loại quả này, nhưng nếu thường xuyên ăn mướp đắng, sức khỏe và vẻ đẹp của bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích.
Những lợi ích sức khỏe, làm đẹp của mướp đắng
Mướp đắng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, làm đẹp nhưng không phải ai cũng biết tận dụng.
Tăng cường miễn dịch:
Mướp đắng chứa nhiều chất chống oxy hóa và dinh dưỡng giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể loại bỏ độc tố hiệu quả.
Quả này có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất sinh học hỗ trợ quá trình giải độc tự nhiên trong cơ thể, giúp ngăn chặn ung thư.
Một trong những ưu điểm về sức khỏe đáng ngạc nhiên của mướp đắng là khả năng chống lại ung thư. Mướp đắng đã được chứng minh là có khả năng ngăn chặn quá trình sản xuất glucose và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tụy. Loại quả này cũng được cho là giúp giảm nguy cơ và ức chế sự phát triển của khối u gan, ruột kết, vú hoặc tuyến tiền liệt.
Có nhiều cách chế biến giúp mướp đắng trở nên ngon miệng hơn và đắng ít hơn (Ảnh minh họa)
Mướp đắng giúp giảm mỡ máu và bảo vệ tim mạch:
Nó chứa chất xơ, polyphenol và các chất chống oxy hóa, cùng với kali, canxi và magie, giúp giảm mỡ máu và ngăn chặn huyết khối. Mướp đắng cũng giúp thải độc, cân bằng tim mạch và giảm nguy cơ đau tim, bệnh tim và đột quỵ.
Phòng và điều trị tiểu đường:
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn mướp đắng có thể giúp giảm đường trong máu. Loại quả này có khả năng cải thiện sử dụng đường trong cơ thể và tăng tiết insulin - hormone điều chỉnh đường huyết. Vì vậy, mướp đắng thường được sử dụng trong chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường.
Mướp đắng tốt cho tiêu hóa:
Mướp đắng chứa nhiều chất xơ giúp kích thích quá trình tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ đầy đủ giúp duy trì nhu động ruột thường xuyên, ngừa táo bón và loại bỏ chất thải và độc tố từ đường tiêu hóa.
Mướp đắng là loại quả có tác dụng tốt cho gan, giúp cải thiện chức năng gan và hỗ trợ quá trình giải độc, giảm tích nước. Nó chứa hợp chất momordica charantia giúp chống lại suy giảm chức năng gan bằng cách tăng cường hoạt động chống oxy hóa của các enzym trong gan.
Điều trị sỏi thận:
Mướp đắng có thể giúp phá vỡ sỏi thận và đào thải chúng qua đường nước tiểu. Ngoài ra, thực phẩm này còn giúp giảm nồng độ acid trong nước tiểu, làm giảm nhẹ cơn đau từ sỏi thận.
Mướp đắng là một nguồn cung cấp vitamin K và canxi, giúp chăm sóc xương và ngăn chặn loãng xương. Ngoài ra, mướp đắng cũng chứa nhiều vitamin C, chất chống oxi hóa và kháng viêm, hỗ trợ việc điều trị viêm khớp và làm lành vết thương nhanh hơn. Ngoài ra, mướp đắng cũng rất tốt cho thị lực với sự hiện diện của vitamin A và lutein zeaxanthin.
Mướp đắng có nhiều lợi ích trong việc làm đẹp, đặc biệt là đối với làn da và giúp giảm cân. Với lượng calo thấp và chất xơ cao, mướp đắng giúp giữ cảm giác no lâu. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng kiểm soát lượng insulin trong cơ thể, kiềm chế cảm giác đói, ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa và giảm béo bụng. Công dụng thúc đẩy tiêu hóa và thải độc cũng giúp giảm cân hiệu quả.
Một số lưu ý khi tiêu thụ mướp đắng
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp nhưng loại quả này không phù hợp với tất cả mọi người. Những nhóm người sau đây nên hạn chế hoặc tốt nhất là không nên dùng mướp đắng:
- Người có huyết áp thấp.
- Người đang có bệnh đường tiêu hóa.
- Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thai kỳ và khi đang cho con bú.
- Người bệnh trước và sau khi phẫu thuật (ngừng ăn ít nhất 2 tuần trước và sau phẫu thuật).
- Những người bị thiếu canxi nặng.
- Trẻ em không nên ăn quá nhiều.
Ngoài việc chế biến món ăn, bạn cũng có thể uống nước ép hoặc đắp mặt nạ mướp đắng để có làn da khỏe đẹp hơn. Ngoài ra, tránh uống trà ngay sau khi ăn mướp đắng để tránh ảnh hưởng tới dạ dày. Cũng cần chú ý không kết hợp mướp đắng cùng với các loại hải sản như tôm, cua... để tránh gây phản ứng khó chịu, nặng hơn có thể gây ngộ độc vì mướp đắng chứa vitamin C khi kết hợp cùng asen có trong hải sản.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This, Healthline