Giáo án phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

Giáo án phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

Mẫu giáo án phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non giúp các giáo viên có được một khung giảng dạy sáng tạo, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển các kỹ năng mềm và tình cảm xã hội Với các bước chi tiết từ xác định mục tiêu, phương pháp dạy học, chuẩn bị thiết bị và tiến trình hoạt động, giáo án này mang lại sự hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy và đánh giá tiến bộ của trẻ

1. Giáo án là gì?

- Kế hoạch dạy học là lịch trình và phương pháp mà giáo viên sử dụng để thực hiện việc giảng dạy trong lớp hoặc tại trung tâm. Kế hoạch bao gồm các chủ đề được giảng dạy trong buổi học, mục tiêu mà giáo viên muốn đạt được, nội dung, cách tiếp cận và các hoạt động cụ thể của giáo viên và học sinh. Kế hoạch này được sắp xếp theo trình tự diễn ra trong buổi học thực tế. Giáo viên chuẩn bị kế hoạch trước khi bắt đầu buổi học, thường là vào buổi tối của ngày trước.

- Đối với từng môn học và đối tượng học sinh khác nhau, kế hoạch dạy học cũng sẽ được thiết kế theo cách khác nhau để phù hợp với việc học tập của học sinh.

Ngày nay trong xã hội phát triển, sử dụng giáo án điện tử là một công cụ hỗ trợ vô cùng quan trọng cho giáo viên trong quá trình giảng dạy trên lớp. Biên soạn một giáo án tốt đảm bảo rằng giờ học sẽ diễn ra thành công hơn, do đó khi biên soạn, giáo viên cần tính toán kỹ lưỡng từng chi tiết về nội dung, phương pháp dạy - học, cũng như trang bị các thiết bị và điều kiện thời gian phù hợp cho đối tượng học sinh.

2. Giáo án phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non là gì?

Giáo án phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non được hiểu là một mẫu giáo án được biên soạn với mục tiêu phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non, trong đó bao gồm nhiều chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.

3. Các bước soạn giáo án phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non:

3.1. Bước 1 – Xác định mục tiêu của bài học:

Sau khi kết thúc bài học và tiết học, học sinh đã đạt được kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập như thế nào. Giáo viên sẽ căn cứ vào những thành quả đó để xác định mức độ hiểu, biết và vận dụng cụ thể của bài học.

3.2. Bước 2 – Xác định phương pháp chủ đạo trong quá trình dạy học: 

- Định hướng phương pháp giảng dạy chính được áp dụng trong quá trình giảng dạy bài học.

– Kỹ năng và kiến thức của giáo viên về các phương pháp dạy học

– Tình huống và môi trường giảng dạy trong lớp học

– Đặc điểm của học sinh và nhu cầu học tập của họ

– Tài liệu và nguồn tài nguyên giảng dạy sẵn có

– Mục tiêu và nội dung bài học

– Khả năng sáng tạo và linh hoạt trong việc áp dụng các phương pháp dạy học.

+ Điều kiện về cơ sở vật chất: lớp học, phòng máy, các trang thiết bị dạy học.

+ Đặc điểm của nội dung bài học, tiết học.

+ Trình độ tiếp thu của HS.

3.3. Bước 3 – Chuẩn bị các thiết bị dạy – học 

– Chuẩn bị của giáo viên: Máy tính, máy chiếu, máy in, tranh ảnh, sơ đồ, phiếu học tập,…

– Trang bị của học sinh: làm sẵn tài liệu, tìm kiếm tranh ảnh, nghiên cứu trước tài liệu,…

3.4. Bước 4 – Tiến trình các hoạt động dạy học:

– Hiểu rõ được sự khác biệt giữa hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh trong mỗi hoạt động một cách cụ thể và chi tiết.

- Tránh tạo quá nhiều hoạt động trong một tiết học, hãy chỉ định mục tiêu rõ ràng cho từng hoạt động.

- Cân nhắc phân chia thời gian cho các hoạt động theo cách có logic và hợp lý.

3.5. Bước 5 – Tổng kết cuối bài: củng cố kiến thức, giao nhiệm vụ, đánh giá tiết học:

– Tóm tắt, nhấn mạnh lại những nội chính của bài học.

– Có thể sử dụng phiếu để đánh giá cuối bài thay cho việc tổng kết.

– Giao nhiệm vụ hoặc giao bài tập cho HS về nhà thực hiện.

– Giới thiệu các tài liệu hoặc các hình thức tham khảo khác có liên quan và cần thiết.

4. Giáo án phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non:

Nhằm đánh giá và đưa ra nhận xét về mức độ hiểu biết của học sinh về nội dung bài học, nhằm từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy kịp thời.

TÊN BÀI: Dạy trẻ bỏ rác đúng nơi quy định

 Lứa tuổi: Mẫu giáo từ 3 – 4 tuổi

Thời gian: 15 – 20 phút

Giáo viên: ……

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức

– Trẻ học cách tuân thủ quy định về việc bỏ rác đúng chỗ tại nhà, trường học và các khu vực công cộng: Đặt rác vào thùng rác, tránh vứt rác lung tung gây ô nhiễm môi trường xung quanh,....

– Trẻ nhận ra sự khác biệt giữa các hành vi đúng và sai, từ đó khuyến khích trẻ nhận thức về việc bảo vệ môi trường.

2. Kỹ năng

–  Rèn luyện cho trẻ tính tự giác.

 – Rèn luyện thói quen giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường cho trẻ.

3. Thái độ

- Trẻ thể hiện lòng say mê khi tham gia các hoạt động.

- Trẻ được giáo dục về việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường, bằng cách vứt rác đúng nơi, đặt vào thùng rác, không làm ô nhiễm môi trường bằng cách vứt rác linh tinh.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Bộ quần áo chú cuội.

– Tranh ảnh về hành vi bỏ rác đúng nơi quy định và hành vi vứt rác bừa bãi ra môi trường.

– Các video về hành vi bỏ rác đúng nơi quy định và hành vi vứt rác bừa bãi ra môi trường.

– Máy chiếu, máy tính, nhạc bài hát.

– Hộp quà, thùng rác.

2. Chuẩn bị của trẻ

Làm lại:

- Xếp hình về việc bảo vệ môi trường, bao gồm các hình ảnh trẻ em đang hợp tác bỏ rác vào thùng rác và tham gia lao động dọn dẹp môi trường.

- Xếp hình về tình trạng ô nhiễm môi trường, bao gồm các hình ảnh về việc không đúng nơi quy định vứt rác ra đường đi.

– Mỗi trẻ một hộp sữa.

– Đồng phục gọn gàng.

3. Địa điểm tổ chức

– Tại lớp: ….

III. Cách tiến hành

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của trẻ

Gây hứng thú

– Giáo viên phụ: Giới thiệu các đại biểu đến tham dự.

– Giáo viên chính: Đóng vai thành anh Cuội bước vào lớp học.

Hoạt động 1: Vui chơi cùng anh Cuội

– Anh Cuội đang đi giẫm phải vỏ chuối và bị trượt ngã.

– Trời ơi cái gì thế nàyAi lại vứt rác bừa bãi như thế này.

– Các em ơi cho anh hỏi là phải bỏ rác vào đâu?

– Các em có biết anh là ai không?

– Anh Cuội chào các em!

Các em ơi! Cả thế giới đang chung tay bảo vệ môi trường vì một trái đất Xanh – sạch – đẹp. Hôm nay anh Cuội đã bay từ cung trăng xuống dưới đây để cùng các em nhỏ trường mầm non …. học cách bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ nhất đó là bỏ rác vào đúng nơi quy định.

– Bây giờ anh Cuội sẽ mời các em cùng hướng mắt lên màn hình để xem một đoạn video ngắn nhé.

Hoạt động 2: Dạy trẻ bỏ rác đúng nơi quy định

* Video 1: “ Vứt rác bừa bãi”

– Cho trẻ về chỗ ngồi của mình và xem video.

+ Đoạn video nói về ai?

+ Mỗi khi ăn bánh kẹo xong bạn An thường sẽ vứt rác ở đâu?

+ Tại sao em của bạn An lại bị trượt chân ngã?

+ Nếu là các em thì sau khi chúng mình ăn bánh kẹo xong chúng mình sẽ vứt vỏ chuối ở đâu?

+ Khi em Bi bị ngã Mẹ đã nhắc nhở điều gì với bạn An?

+ Hành động của bạn An vứt rác bừa bãi theo các em đó là hành vi đúng hay sai?

– Cho trẻ vận động bài hát “Không xả rác”

* Video 2: “Bỏ rác đúng nơi quy định”

– Anh Cuội xin mời các em cùng xem tiếp đoạn phim tiếp theo để biết chuyện gì sẽ xảy ra với bạn An nhé!

+ Khi đi chơi về nhìn thấy túi rác thì bạn An đã làm gì?

+ Sau khi nghe mẹ nói thì bạn An đã làm gì?

– Khi các em thấy bạn khác vứt rác bừa bãi thì em sẽ làm gì?

– Các em có biết cách bỏ rác vào đúng nơi quy định là như thế nào không?

* Mở rộng

– Cho trẻ xem một số tranh, ảnh bỏ rác vào đúng nơi quy định và vứt rác bừa bãi không đúng quy định.

– Chúng mình vừa nhìn thấy những bức tranh và hình ảnh gì?

– Nếu chúng ta vứt rác bừa bãi thì môi trường sẽ trở nên như thế nào?

* Giáo dụcĐể môi trường sống của chúng ta luôn được xanh – sạch – đẹp thì mỗi chúng ta phải nhớ bỏ rác vào đúng nơi quy định. Sau khi uống sữa, ăn bánh kẹo,…các em hãy nhớ phải bỏ vỏ vào trong thùng rác nhé.

Hoạt động 3: Trò chơi củng cố

– Anh Cuội giới thiệu tên trò chơi là Thử tài của bé

– Để chơi trò chơi là “Thử tài của bé”  anh Cuội mời các em cùng lắng nghe anh nói về cách chơi và luật chơi nhé. 

+ Cách chơi: Anh sẽ chia lớp mình thành 2 đội: Nhiệm vụ của mỗi đội là tìm và dán các bức tranh có hình ảnh bỏ rác đúng nơi quy định sang bên có dán hình mặt cười và các bức tranh có hình ảnh bỏ rác không đúng nơi quy định sang bên có hình dán mặt mếu.

 + Luật chơi: Trong thời gian 1 bài nhạc đội nào dán đúng các bức tranh sẽ là đội thắng cuộc.

Cho trẻ chơi trò chơi

– Anh Cuội nhận xét và đánh giá kết quả của 2 đội chơi.

* Kết thúc: Anh Cuội tặng quà cho các em.

 

– Trẻ vỗ tay

 

 

– Trẻ quan sát

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ lắng nghe

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

– Trẻ xem vi deo

– Trẻ trả lời: Bạn An

– Vứt rác ra nhà

– Giẫm vào vỏ chuối

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ trả lời

 

 

-Trẻ vận động bài hát

 

-Trẻ xem video

 

 

-Trẻ trả lời

– Nhắc nhở bạn nhặt rác bỏ vào thùng rác, khôg vứt rác bừa bãi,…

 

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ xem tranh, ảnh

-Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

– Trẻ lắng nghe

 

– Trẻ chơi

 

-Trẻ uống sữa