1. Giáo án môn Tự nhiên và xã hội 1 sách Chân trời sáng tạo:
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNHBÀI 1: GIA ĐÌNH CỦA EM (sách học sinh, trang 7, 8)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
– MT1: – Các em có thể kể tên các thành viên trong gia đình mình.
– MT2: – Các em thể hiện được tình cảm với thành viên trong gia đình.
2. Phẩm chất, năng lực:
2.1. Phẩm chất:
– Nhân ái: Biết yêu thương mọi người trong gia đình mình.
– Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học.
– Trung thực: Ghi nhận kết quả việc làm của mình một cách trung thực.
– Trách nhiệm: Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình.
2.2. Năng lực:
– Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Giao tiếp và hợp tác: Học sinh cần phát triển kỹ năng giao tiếp và hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập; có khả năng làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập thông tin từ các tình huống, nhận ra vấn đề đơn giản và có khả năng giải quyết vấn đề.
3. Năng lực đặc thù:
– Nhận thức khoa học: Biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
– Vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học: Biết gọi tên các thành viên trong gia đình và tình cảm trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Trình chiếu, bài giảng số, bài hát "Ba ngọn nến lung linh" do Ngọc Lễ sáng tác. Hình ảnh minh họa, video về gia đình. Bảng mặt cười và mặt mếu.
2. Học sinh: Sách giáo trình, vở bài tập; tranh ảnh gia đình của mình.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
2. Hình thức dạy học: Sách TNXH, vở bài tập TNXH . Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút): | |
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi trước khi bắt đầu vào tiết học. Tạo tình huống dẫn vào bài mới * Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi. * Cách tiến hành: | |
– Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xin chào”. – Giáo viên phổ biến luật chơi:Nếu Gv chỉ tay vào mình các em sẽ nói “ Chào cô”, nếu cô giơ tay sang bên thì các em sẽ quay sang bạn mình và nói “ Chào bạn”. – Gv làm động tác cho Hs chơi trò chơi. – Gv nhận xét:Cô thấy các em chơi rất tốt, cô tuyên dương cả lớp. – Nãy giờ cô cho các em chào hỏi bạn mình nhưng các em chỉ dùng từ Chào bạn vì đa số các em chưa biết được tên của các bạn trong lớp mình. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bạn bên cạnh tên gì và bạn thích điều gì các em nhé. – Gv ghi tựa bài. | – Học sinh tham gia trò chơi |
2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN (6 phút): | |
* Mục tiêu: Tạo tình huống cho Hs tự giới thiệu tên và sở thích của bản thân một cách đơn giản. -Tạo tình huống dẫn vào bài. * Phương pháp, hình thức tổ chức:Đàm thoại,thảo luận nhóm đôi. * Cách tiến hành: – GV cho Hs thảo luận nhóm đôi để giới thiệu tên và sở thích của bản thân. – Gọi ngẫu nhiên một số cặp đôi lên giới thiệu lại. – Gv nhận xét, giáo dục Hs hãy mở rộng tình bạn của mình bằng việc tự làm quen , giới thiệu và tìm hiểu về sở thích các bạn còn lại trong lớp vào những giờ ra chơi. Bây giờ cô sẽ giới thiệu cho các em 2 người bạn nữa sẽ cùng đồng hành với chúng ta trong suốt môn học TNXH . Đó là Bạn An và bạn Nam. | – Học sinh chia nhóm đôi ( hai bạn một nhóm ) thảo luận |
3. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: (8 phút) * Mục tiêu: – Giúp Hs nhận ra được các thành viên trong gia đình của bạn An. * Phương pháp, hình thức tổ chức:Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi. * Cách tiến hành: – Gv giới thiệu tranh gia đình An SGK/8 – Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau : + Gia đình bạn An gồm những ai ? Chỉ và gọi tên từng người trong hình. + Mọi người trong gia đình đang làm gì ? + Theo em thì mọi người trong gia đình cảm thấy như thế nào? – Gv nhận xét, tuyên dương. – Gv chốt ý: Qua hình vẽ, có 4 người đó là bố, mẹ, chị gái và An. Mọi người đang chúc mừng sinh nhật An rất vui vẻ. Cô gọi đây là một GIA ĐÌNH và những người này là những thành viên trong gia đình bạn An. | Học sinh chia nhóm đôi (hai bạn một nhóm) thảo luận – Hs thảo luận nhóm đôi, trình bày trước lớp: + Gia đình bạn An gồm có ba, mẹ, An và chị gái. + Gia đình bạn An đang tổ chức sinh nhật cho An. + Vui vẻ/ Hạnh phúc/ Ấm cúng/…. – Các hs khác nhận xét và đóng góp ý kiến. |
Nghỉ giữa tiết | |
4 . HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (8 phút): * Mục tiêu: – Giúp Hs tự nhận ra được các thành viên trong gia đình của bạn Nam. – Nhận ra điểm giống và khác nhau trong các gia đình. * Phương pháp, hình thức tổ chức:Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm 4 * Cách tiến hành: – Trước khi xem hình gia đình bạn Nam, Gv cho Hs điểm số từ 1 đến 4. – Gv chia Hs theo nhóm 4 và giới thiệu tranh gia đình Nam SGK/9 – Gv yêu cầu hs trả lời phần câu hỏi vừa thảo luận . Lần lượt với các câu hỏi sau: + Chỉ và gọi tên từng người trong hình. + Mọi người trong gia đình đang làm gì ? + Theo em thì mọi người trong gia đình cảm thấy như thế nào ? + Gia đình bạn Nam có gì giống và khác với gia đình bạn An ? – Gv nhận xét. – Gv chốt ý: Gia đình bạn Nam có ông , bà , mẹ và bạn Nam. Những Người này cô gọi là những thành viên trong gia đình bạn Nam. Gia đình Nam thì đang làm vườn nhưng mọi người đều rất vui vẻ, hạnh phúc. 5. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (8 phút): * Mục tiêu: – Hs nêu ra được các thành viên trong gia đình mình. * Phương pháp, hình thức tổ chức: PP vấn đáp, trò chơi phỏng vấn . * Cách tiến hành: – Gv hỏi:Những người sống và sinh hoạt trong cùng một nhà thì cô gọi là gì ? Gv yêu cầu Hs nói cho các bạn trong nhóm nghe về gia đình mình trong vòng 2-3 phút. – Gv cho Hs chơi trò chơi quay số ngẫu nhiên và yêu cầu hs đó trả lời phỏng vấn của cô . + Giới thiệu về bản thân của mình nhé. + Gia đình em gồm những ai ? – Gv thực hiện lại với một số bạn. – Gv nhận xét , tuyên dương. – Gv hỏi: Khi đi chơi xa hoặc mỗi ngày khi đi học về thì các em sẽ cảm thấy như thế nào ? | – Hs đọc số 1,2,3,4 tiếp tục 1,2,3,4….cho hết cả lớp. – Hs nghe khẩu lệnh chia nhóm 4 ( một nhóm 4 bạn ) thảo luận. Mỗi nhóm đại diện lên trình bày chỉ vào bức tranh và gọi tên từng người trong hình. + Gia đình bạn Nam có ông, bà, mẹ và bạn Nam. + Mọi người trong gia đình đang trồng cây , tưới cây, chăm sóc cây. + Theo em mọi người trong gia đình rất vui vẻ. + Gia đình bạn An giống bạn Nam là đều có 4 thành viên trong gia đình. Khác nhau là mỗi gia đình có cách sinh hoạt gia đình riêng – Hs nhận xét, đóng góp ý kiến. – Hs trả lời Những người sống và sinh hoạt trong cùng một nhà thì em gọi đó là Gia đình . – Hs thảo luận trong 3 phút. Kể về gia đình mình – Thực hiện trò chơi quay số , phỏng vấn – Hs trả lời phỏng vấn. Ví dụ: + Gia đình em sống rất vui vẻ, hạnh phúc . + Gia đình em gồm có ba, mẹ , chị em, em …. – Hs nhận xét , đóng góp ý kiến . – Hs trả lời theo cảm giác của mình . |
– Gv chốt ý: Bất kì ai trong chúng ta cũng có gia đình. Gia đình có thể có nhiều người như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em nhưng cũng có những gia đình chỉ có ba, mẹ và mình . Gia đình là mái ấm của mỗi người, là nơi mọi người yêu thương, quan tâm và chăm sóc nhau. | |
6. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (2 phút): | |
*Mục tiêu: – Nhấn mạnh cho học sinh thấy gia đình là một mái ấm, biết quan tâm , chia sẻ những người trong gia đình. | |
* Phương pháp, hình thức tổ chức:trực quan, quan sát,thu thập tranh ảnh gia đình mình. | |
* Cách tiến hành: Gv có thể cho Hs trang trí ảnh chụp gia đình mình, Gv chuẩn bị giấy A3 cho hs dán vào để giới thiệu sản phẩm gia đình mình. – Các em hãy về nhà và quan sát xem những thành viên trong gia đình của mình thường sẽ đối xử với nhau như thế nào, quan tâm, chăm sóc nhau như tế nào! – Cô muốn nghe phần trình bày của các em vào tiết học Gia đình của em ( tiết 2). | |
– Dặn dò: Chuẩn bị bài cho tiết học sau. |
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút): | |
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và gợi nhớ lại nội dung của tiết học trước . – Tạo tình huống dẫn vào bài mới. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, Hát bài “ Ba ngọc nến lung linh”. * Cách tiến hành: | |
– Giáo viên cho Hs nghe và hát bài “ Ba ngọc nến lung linh” sáng tác Ngọc Lễ. – Giáo viên hỏi:Gia đình của bạn nhỏ trong bài hát có mấy thành viên ? Đó là những ai ? – Gv nhận xét:Cô thấy các em hát và trả lời rất tốt, cô tuyên dương cả lớp. – Gv dẫn dắt vào tiết 2 của bài . | – Học sinh tham gia hát. |
2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ: | |
* Hoạt động 1: Cách ứng xử của các thành viên trong gia đình bạn An ( 6 phút ). * Mục tiêu: Hs nhận biết được cách ứng xử của các thành viên trong gia đình bạn An. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thảo luận nhóm 4. * Cách tiến hành: – GV cho Hs thảo luận nhóm 4, quan sát tranh 1,2,3 SGK/10 trả lời câu hỏi:Mọi người trong gia đình An đã làm gì khi mẹ bị ốm? – Gọi Hs chia sẻ phần thảo luận. – Gv nhận xét, tuyên dương nhóm trả lời tốt. – Gv hỏi:Em thấy bố, chị gái và An đối với mẹ như thế nào? – Gv nhận xét – Gv chốt ý:Bố, chị gái của An và An đã biết quan tâm, chăm sóc nhau của các thành viên trong gia đình mình. * Hoạt động 2:Liên hệ bản thân (8 phút) * Mục tiêu : – Hs nêu được cách quan tâm , chăm sóc nhau của các thành viên trong gia đình mình. * Phương pháp, hình thức tổ chức:trực quan , vấn đáp , thảo luận. * Cách tiến hành: – Gv cho Hs xem video nói về hành động quan tâm, chăm sóc nhau trong 1 gia đình. – Gv hỏi những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc nhau giữa các thành viên trong gia đình qua đoạn video các em vừa xem. – Gv nhận xét, yêu cầu Hs liên hệ bản thân, thảo luận nhóm đôi “ Các thành viên trong gia đình em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc nhau? – Gv yêu cầu Hs chia sẻ phần thảo luận. – Gv nhận xét, khen ngợi Hs đã biết quan tâm, chăm sóc các thành viên trong gia đình và khuyến khích các em thực hiện thường xuyên. – Gv chốt ý:Các thành viên trong gia đình em luôn yêu thương, chăm sóc lẫn nhau. * Nghỉ giữa tiết. | – Học sinh quan sát và thảo luận – Học sinh chia nhóm 4 thảo luận. – Hs chia sẻ trước lớp: + Tranh 1:Mẹ An bị ốm. + Tranh 2:Bố đưa mẹ đến gặp bác sĩ khám bệnh. + Tranh 3:Chị gái An lấy khăn ướt chườm trán cho mẹ, An bưng cháo mời mẹ ăn. – Hs nhận xét , bổ sung ý kiến . – Bố, chị gái và An rất quan tâm, chăm sóc mẹ. – Hs nhận xét , góp ý kiến. – Hs xem video và trả lời. Gia đình yêu thương….. – Hs tự kể về gia đình của mình đã quan tâm , chăm sóc nhau. Hành động rót nước cho ba mẹ uống, đấm lưng cho bà……. |
* Hoạt động 3 : Ứng xử trong gia đình ( 8 phút ) * Mục tiêu: – Giúp Hs nhận biết được cách ứng xử đúng trong gia đình. * Phương pháp, hình thức tổ chức:Trực quan, vấn đáp. * Cách tiến hành: – Gv cho Hs quan sát 4 bức tranh SGK/11. – Yêu cầu thể hiện cách ứng xử trong mỗi tranh:đồng tình đưa mặt cười, không đồng tình đưa mặt mếu. – Gv hỏi Hs lý do đưa mặt cười/ mặt mếu. – Gv nhận xét, hướng dẫn Hs cách tập chào hỏi người lớn trong gia đình. – Gv chốt ý:Em ứng xử đúng với các thành viên trong gia đình. – Gv chốt ý – Em ứng xử đúng với các thành viên trong gia đình. – Gv cho Hs tập đọc các từ khóa của bài:“ Bản thân-Gia đình-Ứng xử. | – Quan sát tranh. – Hs đưa mặt cười, mặt mếu theo từng tranh: Mặt cười là đồng tình , mắt mếu không đồng tình. – Hs đọc từ khóa. |
3. HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO:Vẽ Tranh về gia đình em ( 8 phút ). * Mục tiêu: – Hs vẽ được bức tranh về gia đình của mình. * Phương pháp, hình thức tổ chức:Trực quan , giảng giải . * Cách tiến hành: – Gv phát cho mỗi em 1 tờ A4, yêu cầu Hs vẽ 1 bức tranh về các thành viên trong gia đình em. – Gv cho Hs trưng bày tranh của mình, mời một số bạn giới thiệu về gia đình mình. – Yêu cầu các bạn nhận xét. – Gv nhận xét, tuyên dương Hs vẽ tốt. | – Hs vẽ tranh. |
4. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (2 phút) – Các em hãy về nhà thực hiện một số việc làm quan tâm đến bố mẹ, anh, chị, em…. trong gia đình; tặng tranh vẽ về gia đình cho người thân. – Quan sát , tìm hiểu một số việc làm khi sinh hoạt gia đình của mọi người trong nhà để chuẩn bị cho bài Sinh hoạt trong gia đình. | Hs lắng nghe. |
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
Nêu được các công việc ở nhà.
Làm được một số việc nhà phù hợp với khả năng của mình.
2. Phẩm chất, năng lực:
2.1. Phẩm chất:
– Nhân ái: Biết yêu thương giúp đỡ mọi người.
– Chăm chỉ: Biết làm việc nhà cùng với gia đình
2.2. Năng lực:
– Tự chủ và tự học: Có khả năng thực hiện các công việc trong gia đình nhằm hỗ trợ người thân.
– Giao tiếp và hợp tác: Thường xuyên trao đổi, hỗ trợ người thân trong công việc gia đình.
3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
– Giáo viên:
Tranh trong SGK
Các tình huống và vật dụng cho tình huống.
– Học sinh:
Sách TNXH
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động giáo viên | Hoạt động của HS |
1. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi vốn hiểu biết sẵn có của HS về các công việc ở nhà, từ đó dẫn dắt vào bài mới. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi. c. Cách tiến hành: GV cho HS chơi trò chơi “Đối đáp”. GV phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành 2 đội. Sau khi GV đưa ra yêu cầu “ Kể những việc nhà mà em có thể làm.”, mỗi đội sẽ lần lượt nêu tên một công việc nhà. Tiếp tục chơi như vậy đến khi đội nào không nêu được, đội còn lại sẽ dành phần thắng. – GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Sinh hoạt trong gia đình”. | HS lắng nghe luật chơi HS thực hiện chơi thử HS chơi trò chơi HS lắng nghe. |
2. Hoạt động 1: Công việc nhà: (Nhóm 4) (15 phút) a. Mục tiêu: HS nêu được các công việc ở nhà. b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luân nhóm c. Cách tiến hành: GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các nhóm quan sát tranh 1,2,3,4,5 trong SGK trang 12,13 và trả lời câu hỏi: + An và mọi người trong gia đình cùng nhau làm những việc gì khi ở nhà?” GV yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi vừa thảo luận – Các HS khác nhận xét và đóng góp ý kiến. – GV hỏi thêm: Em thấy bạn An là một cô bé ntn?” – Vậy bản thân em đã làm những việc nào giống bạn An?. GV KL: Việc nhà cần có sự chung tay của tất cả các thành viên trong gia đình. | – HS quan sát và thảo luận nhóm 4 Tranh 1: An cùng chị gái rửa bát. Tranh 2: An nhặt rau cùng bố. Tranh 3: An cùng bố dọn cơm. Tranh 4: An giúp mẹ thu quần áo bẩn để giặt. Tranh 5: An cùng gia đình lau dọn nhà cửa. – Đại diện 2-3 nhóm trình bày. – An là một cô bé chăm ngoan, ngoài việc học ở trường còn biết phụ giúp gia đình làm việc nhà. – Em nhặt rau./Em dọn cơm cùng mẹ./Em rửa chén./Em lau nhà./… |
NGHỈ GIỮA TIẾT (1 phút) | |
3. Hoạt động 2:Liên hệ và thực hành làm việc nhà (10 phút) a. Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về bản thân và các thành viên trong gia đình làm công việc nhà. b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp c. Cách tiến hành: Bước 1: Trả lời cá nhân. – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ở nhà em thường làm những việc gì? – Bước 2: Hướng dẫn cách thực hiện công việc nhà – GV HD HS cách thực hiện một số việc nhà đơn giản như: quét nhà, lau bàn, ghế, gấp quần áo,sắp xếp tập, vở, đồ dùng học tập,bày dọn bát đũa,… – Y/C HS lựa chọn công việc nhà mình thích và thực hành theo nhóm 4. – GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận. GV KL: Em và mọi người trong gia đình cùng nhau làm việc nhà. 4. Củng cố – dặn dò (2 phút) a. Mục tiêu: – Củng cố lại các kiến thức vừa mới học. b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp c. Cách tiến hành: -GV hỏi lại về bài học. -GV liên hệ thực tế, GD KNS. | – Nhiều HSTL: quét nhà./Lau nhà./Lau bàn ghế./Nhặt rau tiếp mẹ./Lấy đồ cho mẹ ủi./Xếp quần áo. – HS thực hành theo nhóm – HS nhận xét nhóm bạn – HS lắng nghe -HS nhắc lại tên bài. -HS lắng nghe, vận dụng. |
4. Hoạt động tiếp nối (2 phút) – GV yêu cầu HS về tự giác làm một số việc nhà vừa sức và nhờ cha mẹ nhận xét vào phiếu nhận xét. – Ngoài thời gian làm việc, chúng ta còn có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cùng các thành viên trong gia đình. Tiết học sau chúng ta cùng tìm hiểu. | – HS lắng nghe |
2. Giáo viên cần chuẩn bị gì về chuyên môn?
Để đồng thời thực hiện Chương trình hiện hành và Chương trình mới trong các năm học tới, giáo viên cần liên tục nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là trong các lĩnh vực mới và đang phát triển. Điều này đòi hỏi giáo viên phải đọc sách, tài liệu, tham gia các khóa đào tạo, thực hiện các dự án nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới trong quá trình giảng dạy.Bên cạnh đó, giáo viên cần sở hữu kiến thức về các phương pháp giảng dạy hiệu quả, đặc biệt là phương pháp học tích cực, giải quyết vấn đề và học tập độc lập. Để giúp học sinh phát triển tốt nhất khả năng của mình và áp dụng kiến thức vào thực tế, giáo viên cần nghiên cứu và áp dụng các phương pháp này.
Hơn nữa, giáo viên cần nắm vững những thay đổi và cập nhật trong chương trình mới, đồng thời đánh giá và so sánh chương trình hiện tại và chương trình mới để thiết kế kế hoạch giảng dạy phù hợp cho từng đối tượng học sinh.
Cuối cùng, giáo viên cần phải có khả năng sáng tạo và tư duy linh hoạt để tạo ra các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh và đảm bảo tính thực tiễn trong việc áp dụng kiến thức vào thực tế. Điều này yêu cầu giáo viên phải đào tạo bản thân, học hỏi kinh nghiệm từ các giáo viên khác và áp dụng những phương pháp mới trong giảng dạy.
3. Vì sao sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội của bộ sách Chân trời sáng tạo lại có thêm phần “Từ khoá”:
Bộ sách này tạo ra một sự kết hợp đặc biệt giữa các môn học khác nhau, đem lại một khung kiến thức toàn diện hơn cho học sinh. Với sự chú trọng vào tính tích hợp cao, bộ sách này mang đến cho học sinh một cách tiếp cận mới đối với các khái niệm khoa học. Ngoài ra, bộ sách đặc biệt quan tâm đến việc khám phá các mối quan hệ tích hợp giữa các môn học trong các bài học. Điều này giúp học sinh hiểu rõ hơn về sự tương quan giữa các môn học khác nhau và phát triển cách tiếp cận mới trong việc học tập.Phần từ khoá cuối cùng trong mỗi bài học có vai trò quan trọng trong bộ sách này. Những từ khoá này giúp học sinh nắm vững các thuật ngữ khoa học của môn học và củng cố, mở rộng vốn từ tiếng Việt cá nhân dễ dàng hơn. Từ khoá cũng giúp học sinh hiểu rõ hơn về các khái niệm và ý tưởng trong bài học.
Phần "Em cần biết" và "Từ khoá" là phần tổng kết bài học, mà học sinh có thể tự rút ra sau khi đã hoàn thành bài học và được thông qua từ giáo viên. Đây là phần quan trọng để học sinh tổng kết kiến thức đã học và tạo liên kết giữa các khái niệm và ý tưởng. Giáo viên cần tổ chức phần này một cách khác biệt so với các phần nội dung trong bài để đảm bảo học sinh hiểu rõ hơn về các khái niệm và ý tưởng trong bài học.
4. Vì sao cấu trúc bài học sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội 1 lại chia thành 2 nhóm hoạt động chính:
Bài học được chia thành hai nhóm hoạt động, mỗi nhóm liên quan đến những năng lực đặc thù của môn học Tự nhiên và Xã hội. Nhờ vậy, giáo viên và nhà trường có thể sử dụng sách giáo khoa một cách hiệu quả hơn để thực hiện chương trình. Cấu trúc này không chỉ hỗ trợ giảng dạy mà còn giúp giáo viên và nhà trường thiết kế các công cụ đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực đặc thù cho học sinh. Nhờ đó, giáo viên có thể giảng dạy chính xác và hiệu quả hơn, đồng thời học sinh cũng phát triển các năng lực của mình một cách toàn diện.5. Có nhiều bộ sách có khác biệt trong trình tự kiến thức, kĩ năng có gây khó cho học sinh chuyển trường:
Theo quy định và thực tế triển khai công tác chuyên môn trong nhà trường, việc tổ chức các hoạt động giáo dục thuộc các bộ sách giáo khoa khác nhau không gặp trở ngại mấy. Sử dụng sách hướng dẫn tập thể năng lực trong giáo dục giúp học sinh tiếp cận nhiều chủ đề dễ dàng và hiệu quả.Mỗi cuốn sách hướng dẫn năng lực tập thể đều được biên soạn theo các yêu cầu chung của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm đảm bảo học sinh đạt được mức năng lực theo tiêu chuẩn chung vào cuối năm học. Cuốn sách hướng dẫn năng lực tập thể 1 (Chân trời sáng tạo) là một trong những bộ sách được thiết kế để trình bày các chủ đề theo cách tích hợp, có sự giao thoa và tương tác giữa các hoạt động.
Nhờ vậy, học sinh có thể chủ động tiếp cận các hoạt động mới mà trước đó chưa từng trải nghiệm. Điều này đồng nghĩa với việc các hoạt động trong sách mang tính trải nghiệm thực tế, giúp học sinh dễ dàng làm quen với các chủ đề mới. Các hoạt động theo từng chủ đề được cấu trúc theo mô hình, giúp học sinh tiếp cận ngay với chủ đề mới và tránh gặp khó khăn khi chuyển trường sau năm học hoặc chuyển trường giữa năm học.
Một trong những ưu điểm quan trọng của việc sử dụng sách hướng dẫn tập thể năng lực là giúp học sinh phát triển khả năng tư duy sáng tạo và kỹ năng làm việc nhóm. Các hoạt động trong sách yêu cầu học sinh suy nghĩ sáng tạo và tích cực tham gia vào nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Điều này giúp học sinh trang bị những kỹ năng cần thiết để thành công trong cuộc sống và học tập.
Hơn nữa, việc sử dụng sách hướng dẫn tập thể năng lực trong giáo dục cũng giúp học sinh phát triển khả năng tự học và tự quản lý học tập. Họ được khích lệ đọc sách và tìm hiểu các chủ đề mới một cách chủ động, từ đó phát triển khả năng tự học và tự quản lý học tập.
Nói cách khác, việc sử dụng sách hướng dẫn tập thể năng lực trong giáo dục mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, bao gồm việc giúp họ dễ dàng tiếp cận các chủ đề mới một cách hiệu quả, phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo và khả năng làm việc nhóm, và cũng giúp phát triển kỹ năng tự học và tự quản lý học tập.