Những xu hướng đang ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của Gen Z
Theo báo cáo GFK vào năm 2023, dự kiến thu nhập trung bình của Thế hệ Z sẽ tăng 400% trong vòng 10 năm tới, tức là sức chi tiêu của họ sẽ vượt qua con số 33 nghìn tỷ USD. Nhóm đối tượng này dự kiến sẽ chiếm hơn 25% tổng thu nhập toàn cầu vào năm 2030 và vượt qua sức mua của thế hệ Millennials vào năm 2031. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng đáng kể của Gen Z - Nhóm đối tượng này đã tạo ra nhiều xu hướng tiêu dùng và đang từng bước thống trị thị trường.Thế hệ | Độ Tuổi | Chi tiêu trung bình năm |
The Silent Generation | 1928-1945 | $44,683 |
Baby Boomers | 1946-1964 | $62,203 |
Gen X | 1965-1980 | $83,357 |
Gen Y - Millennial | 1981-1996 | $69,061 |
Gen Z | 1997-2012 | $41,636 |
#1 Sự biến động của cơ cấu chi tiêu theo độ tuổi của Gen Z
Một khảo sát của Numerator đã chỉ ra rằng, trong độ tuổi từ 18 đến 26, Gen Z đã có sự thay đổi đáng kể trong cách sử dụng tiền của mình, từ việc chi tiêu tùy ý sang việc tập trung vào những mặt hàng thiết yếu. Đặc biệt là ở độ tuổi từ 21 - 23, Gen Z đã tự giác và có nhận thức rõ hơn về thu nhập và ngân sách chi tiêu của mình, đồng thời nhu cầu tiết kiệm tiền của nhóm đối tượng này cũng tăng cao hơn. Một số xu hướng nổi bật bao gồm: Mua các sản phẩm với giá cả hợp lý hơn (53%), Nấu ăn tại nhà thay vì ăn ngoài hoặc đặt hàng (52%), giảm thiểu các chi phí sinh hoạt (33%), giảm chi tiêu cho hoạt động giải trí (30%),...Có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng này thông qua cách Gen Z tiêu thụ nội dung trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Youtube. Các chủ đề như mua sắm thông minh, tiết kiệm, các mẹo nấu ăn tại nhà, du lịch tiết kiệm,... đã trở thành những nội dung được yêu thích bởi Gen Z.
#2 Ưa chuộng mua hàng trên sàn thương mại điện tử
Theo nghiên cứu của Jungle Scout thực hiện vào năm 2023, có một sự thay đổi rõ rệt trong việc Gen Z sử dụng thương mại điện tử. Xu hướng Shoppertainment trên TikTok và sự gia tăng của việc sử dụng các sản phẩm Secondhand đã ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng này.43% Gen Z hiện nay thường tìm kiếm sản phẩm thông qua TikTok, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với việc sử dụng Google.
32% người thuộc Thế hệ Z vẫn thường mua sắm trực tuyến ít nhất một lần mỗi ngày, ngay cả khi giá cả tăng cao do lạm phát. Trong khi đó, tỷ lệ này chỉ khoảng 25% đối với nhóm Millennials, 15% đối với Gen X và 7% đối với Baby Boomers.
Gen Z có xu hướng mua hàng qua mạng nhiều nhất với 42% người tham gia khảo sát đã mua hàng trực tuyến trong năm vừa qua.
#3 Những giá trị nhân văn được ưu tiên trong quyết định mua hàng
Bảo vệ môi trường & biến đổi khí hậuTheo một nghiên cứu của McKinsey, Gen Z được cho là nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, và do đó, họ đặc biệt quan tâm đến việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ bền vững.
Thế hệ này thường ưu tiên lựa chọn những thương hiệu có mục tiêu và tầm nhìn rõ ràng về trách nhiệm xã hội. Trên thực tế, 73% Gen Z đã tham gia khảo sát cho biết họ thường ưu tiên mua hàng từ những thương hiệu có dao động đạo đức kinh doanh. Hơn nữa, 90% Gen Z tin rằng các công ty phải chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường và xã hội.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần đang trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của thế hệ Gen Z khi họ phải đương đầu với nhiều áp lực từ môi trường sống và công việc. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 53% Gen Z mong muốn được các thương hiệu cung cấp sự quan tâm và hỗ trợ về sức khỏe tinh thần. Nghiên cứu của YPulse cũng đã chỉ ra rằng 71% Gen Z thích thấy các thương hiệu tích cực tham gia trong việc tạo ra những chiến dịch tiếp thị liên quan đến sức khỏe tinh thần.
Tiếp thu sự hiểu biết này, nhiều thương hiệu đã thành công thu hút lòng tin và lòng nhiệt huyết của thế hệ Z thông qua những thông điệp truyền cảm hứng và sự tự tin. Ví dụ như Dove với chiến dịch "Giải phóng nách" (Freethepit), Rare Beauty với thông điệp "Những lời bạn nói có ý nghĩa"...
Ngoài ra, các vấn đề về sự bình đẳng giới, chống phân biệt chủng tộc,... cũng đang được quan tâm đặc biệt từ thế hệ Z đông đảo.
#4 Social Media ảnh hưởng lớn tới quyết định mua hàng của GenZ
Theo một báo cáo về Gen Z từ GWI, 30% Gen Z tiếng địa chỉ.pngnhận thức về việc một nguồn cảm hứng mua hàng chính là những nội dung sáng tạo trên mạng xã hội từ những người dùng khác, tức là nhiều hơn 11% so với các thế hệ khác. Theo ICSC, Mạng xã hội đang dần vượt qua các công cụ tìm kiếm như Google, trở thành một kênh thông tin được ưa chuộng bởi Gen khi nghiên cứu sản phẩm, khám phá các thương hiệu mới. Điều này rõ ràng được thể hiện qua sự tăng đột biến của làn sóng đánh giá trên các trang mạng xã hội như TikTok, Youtube,... trong những thời gian gần đây đã có tác động quan trọng đến quyết định mua sắm của khách hàng nói chung và Gen Z nói riêng.Trong đó, Instagram và TikTok là hai kênh mạng xã hội có sự ảnh hưởng lớn nhất tới quyết định mua sắm của Gen Z, khi tới 45% Gen Z đã tham gia khảo sát cho biết rằng 2 nền tảng này có ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của họ.
Ngoài ra, các kênh mạng xã hội khác cũng có tác động đáng kể tới quá trình mua hàng của Gen Z như:
YouTube (38%)
Facebook (24%)
Snapchat (17%)
Twitter (14%)
Reddit (7%)
#5 Gen Z quan tâm nhiều hơn vấn đề chi phí trong mua sắm
Gen Z ngày càng quan tâm đến giá cả và ưa chuộng chương trình giảm giá. 48% Gen Z đã chọn các cửa hàng giảm giá và các điểm bán hàng khuyến mãi là địa điểm mua sắm yêu thích.Đặc điểm đáng chú ý của Gen Z là họ sẵn lòng chi tiền để có những trải nghiệm đáng giá. Ví dụ, gần 50% Gen Z tham gia khảo sát của ICSC cho biết họ sẵn lòng trả mức phí cao hơn để đơn hàng online được giao nhanh chóng hơn.
#6 Đề cao sự thuận tiện trong quá trình mua sắm
Thiết yếu của Gen Z khi mua sắm là tạo điều kiện thuận tiện. Theo khảo sát của ICSC:46% Gen Z đánh giá việc thanh toán nhanh chóng và dễ dàng là quan trọng nhất trong trải nghiệm mua sắm của họ.
Gen Z quan tâm đến tốc độ giao hàng nhanh đạt 45%.
31% Gen Z mong muốn nhận được miễn phí vận chuyển hàng hóa và 27% mong muốn cải thiện dịch vụ khách hàng để nhanh chóng và hữu ích hơn.
Bên cạnh những xu hướng chính như trên, GenZ ngày nay cũng cho thấy họ dần quan trọng tới quyền "sử dụng" hơn là quyền "sở hữu". Điều này có thể thấy qua sự phát triển của các dịch vụ thuê. Rất nhiều Gen Z thích sử dụng các dịch vụ thuê xe ô tô hay thuê quần áo sáng trọng,...
#1 Công nghệ - Sự trở lại của điện thoại nắp gập
Xu hướng tiêu dùng của Gen Z theo từng ngành hàng
Là một thế hệ dẫn đầu trong làn sóng số hóa trên toàn cầu, Gen Z rất quan tâm đến các sản phẩm công nghệ hiện đại như Trí tuệ nhân tạo và Metaverse. Theo Salesforce, 70% Gen Z đang sử dụng trí tuệ nhân tạo AI và 52% trong số họ tin tưởng công nghệ này sẽ hỗ trợ hoạt động và quyết định của họ. Ngoài ra, gần 50% Gen Z quan tâm đến metaverse. Trong số đó, hơn một nửa Gen Z có ý định chơi game hoặc xem TV/phim và dưới 50% nói rằng muốn gặp gỡ bạn bè, gia đình hoặc những người mới.Trong thời gian gần đây, đã xuất hiện một trào lưu đáng chú ý, đó chính là việc sử dụng lại điện thoại nắp gập đối với các bạn trẻ thuộc thế hệ Z. Có ba nguyên nhân chính giải thích hiện tượng này, đó là xu hướng hoài niệm, lo ngại về quyền riêng tư và nhu cầu "cai nghiện" smartphone. Theo dữ liệu từ CNBC, doanh số bán của điện thoại nắp gập đang tăng vọt ở nhiều quốc gia, đặc biệt là tại Mỹ. Các thương hiệu như Samsung, Nokia và Motorola đều đang ra mắt phiên bản mới của những mẫu điện thoại nắp gập cổ điển để đáp ứng xu hướng công nghệ mới của các bạn trẻ thế hệ Z.
#2 Thời trang - Sự phát triển của thời trang bền vững
Theo một khảo sát, có tới 54% các bạn trẻ thế hệ Z cho biết họ ưa thích phong cách quần áo cổ điển, mang theo mình những xu hướng thời trang từ những năm 90 và đầu những năm 2000. Đồng thời, việc tái sử dụng quần áo cũng đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, từ sự nhận thức về bảo vệ môi trường và nhu cầu tiết kiệm của các bạn trẻ thế hệ Z. Nhờ vậy, thị trường bán lại quần áo đang có sự tăng trưởng đáng kể.Mặc dù vậy, thời trang nhanh theo xu hướng vẫn là một yếu tố hấp dẫn đối với Gen Z. Đó chính là lí do tại sao Shein, một gã khổng lồ về thời trang nhanh với hơn 6.000 sản phẩm đa dạng theo xu hướng, lại được lòng của Gen Z đến như vậy.
#3 Giải trí - Nhu cầu với các dịch vụ phát trực tuyến ngày càng tăng cao
Hiện nay, Netflix, Disney Plus và Spotify vẫn tiếp tục thống trị nhu cầu giải trí trực tuyến của Gen Z. Nhu cầu của nhóm đối tượng này với các nền tảng phát trực tuyến ngày càng gia tăng về chất lượng nội dung và tính cá nhân hóa. Cụ thể, phần lớn Gen Z mong muốn:Nội dung phù hợp với sở thích của họ.
Một lượng lớn nội dung gốc.
Nội dung được cập nhật thường xuyên.
Theo GWI, 42% Gen Z mong muốn nghe nhạc để thoát khỏi thực tại và tăng cường tâm trạng, do đó các trang nghe nhạc trực tuyến có đặc điểm cá nhân hóa như Spotify đang trở nên phổ biến hơn. Đối với các nền tảng xem phim trực tuyến, 55% Thế hệ Z mong muốn các kênh này cung cấp thêm các chế độ có quảng cáo để giúp giảm thiểu chi phí đăng ký.
#5 Mạng xã hội - Quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu mua sắm & sức khỏe tinh thần
Hiện nay có 7 lý do chính thúc đẩy hành vi sử dụng mạng xã hội của Gen Z, bao gồm:Nắm bắt xu hướng tiêu dùng
Nội dung giải trí
Khám phá các thương hiệu mới
Chơi game
Khám phá các xu hướng âm nhạc
Phục vụ công việc hoặc sở thích
Kết nối với bạn bè và gia đình.
Trong số đó, TikTok, Snapchat, Tumblr và Reddit là những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất với Gen Z, được sử dụng nhiều gấp 2-3 lần so với các thế hệ khác. Đặc biệt, TikTok là nơi Gen Z thích nhất và chiếm hơn 60% người dùng trên nền tảng này.
Ngoài những nhu cầu trên, Gen Z cũng quan tâm đặc biệt đến sức khỏe tinh thần khi sử dụng mạng xã hội. Dữ liệu từ GWI cho thấy gần đây, sử dụng mạng xã hội của Thế hệ Z đang bị ảnh hưởng do những lo ngại về sức khỏe tâm thần.
Ngoài ra, Gen Z còn có nhiều mối lo về việc sử dụng mạng xã hội bao gồm:
Một phần ba Gen Z lo ngại vì họ dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội.
20% của Gen Z cho biết rằng mạng xã hội khiến họ cảm thấy lo lắng, một tỷ lệ cao hơn 25% so với các thế hệ khác.
Một số phụ nữ thuộc thế hệ Z cho biết rằng mạng xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của họ, bao gồm nỗi sợ bỏ lỡ (32% nữ và 22% nam), hình ảnh cơ thể (32% nữ và 16% nam) và sự tự tin (24% nữ và 13% nam).
Đó cũng là lý do tại sao các chiến dịch truyền thông về sự tự tin, vẻ đẹp tự nhiên, chống bạo lực mạng,... luôn nhận được sự phản hồi tích cực từ nhóm Gen Z trên các nền tảng mạng xã hội.
#4 Du lịch - Sẵn sàng chi trả cho những trải nghiệm giải trí
Dù thu nhập tương đối thấp trong độ tuổi trẻ, Gen Z có nhu cầu du lịch thường xuyên không kém nhóm Millennials. Hơn 52% người trưởng thành thuộc Gen Z chia sẻ rằng họ đi du lịch thường xuyên và thực hiện ít nhất ba chuyến đi hàng năm. Trong số đó, 87% khách du lịch thuộc Gen Z được truyền cảm hứng bởi các nội dung du lịch trên mạng xã hội, đặc biệt là trên các nền tảng YouTube, Instagram và TikTok. Từ đó, có thể thấy rằng 3 nền tảng này là một kênh tiếp thị vô cùng hữu ích cho các thương hiệu trong ngành du lịch và giải trí khi muốn thu hút nhóm khách hàng Gen Z.Đặc biệt, nhu cầu đi du lịch của Gen Z không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi mức thu nhập. Họ luôn tìm kiếm các cách du lịch phù hợp với ngân sách của mình. Đáng chú ý là, có 61% Gen Z thực hiện 3 chuyến du lịch mỗi năm ngay cả khi thu nhập hộ gia đình trong cả năm của họ dưới 50.000 USD. Do đó, các gói du lịch tiết kiệm đang trở nên đa dạng hơn và nhận được sự quan tâm từ rất nhiều Gen Z.
#6 Tài chính - Chú trọng đến sự thuận tiện trong thanh toán
Khi nói đến tài chính, Gen Z rất quan tâm đến sự tiện lợi của các sản phẩm tài chính, đặc biệt là tính liền mạch trong quá trình giao dịch thanh toán. Ngoài ra, nghiên cứu của ICSC vào năm 2023 cũng cho thấy Gen Z lo lắng khá nhiều về biến động kinh tế, tài chính và thói quen tiêu dùng. Vì vậy, việc lập kế hoạch cho việc tiêu dùng cá nhân cũng như dự phòng cho những biến động kinh tế là rất quan trọng đối với họ. Do đó, các công cụ quản lý tài chính và tiêu dùng trở thành một trong những tính năng mới mà Gen Z đặc biệt quan tâm khi sử dụng các sản phẩm tài chính.ICSC cũng đã chỉ ra rằng nhóm Gen Z đầu tiên (đã trưởng thành) ưa thích việc sử dụng thẻ ghi nợ hơn các phương thức thanh toán khác. Họ có kiên nhẫn và cẩn trọng hơn đối với vấn đề nợ nần so với nhóm Baby Boomers và Millennials.
Số liệu khảo sát cho thấy có 45% Gen Z ưa thích sử dụng thẻ ghi nợ để theo dõi chi phí, trong khi chỉ có 21% ưa thích sử dụng tiền mặt.
Chỉ 3% lựa chọn dịch vụ mua ngay trả sau được cung cấp tại các điểm bán hàng và trang thương mại điện tử.
Lời kết: