Thế hệ Z, còn được gọi là Gen Z, hiện đang bước vào các trường trung học và đại học trên ở hầu hết các quốc gia với sứ mệnh xây dựng & phát triển thế giới trong tương lai. Thế hệ mới này có những điểm đặc biệt so với các thế hệ trước (Gen X / Gen Y) và rất có thể sẽ để lại những đóng góp đáng kể trong xã hội mà chúng ta chưa thể hình dung được.
Bài viết này sẽ dẫn dắt bạn khám phá Gen Z là gì? Thế hệ Gen Z gồm những đặc điểm gì nổi bật? Những ai thuộc Gen Z đã nổi tiếng?
Gen Z là gì?
Gen Z hay còn được gọi là thế hệ Z (Generation Z) hoặc Hậu Millennials (Post Millennials), là thuật ngữ ám chỉ những người sinh vào cuối những năm 1990 đến cuối những năm 2010. Theo nhiều nhà nghiên cứu và marketer, Thế hệ Z bao gồm những người sinh sau năm 1996. Đây là thế hệ tiếp nối của Gen Y (Millennials). Đến nay, những thành viên lớn tuổi nhất của thế hệ này hiện mới tốt nghiệp trung học và ở độ tuổi đại học. Điều này khiến Gen Z được xem là những mầm non của thế giới sau này.
Sơ lược về lịch sử Gen Z (Thế hệ Z)
Gen Z được sinh ra trong thời kỳ phát triển của internet và phương tiện truyền thông xã hội. Điều này khiến Gen Z có nhiều điểm tương đồng so với Gen Y khi cả 2 thế hệ đều tiếp cận sớm với công nghệ. Cuối những năm 1990 được xem là khoảng thời gian bùng nổ của Internet khi khái niệm trình duyệt web, website, email, voice chat bắt đầu lan rộng khắp toàn cầu. Không lâu sau đó là sự phát triển của những công nghệ ứng dụng trên Internet như công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, lưu trữ đám mây...
Thời điểm ra đời của Gen Z cũng là thời kỳ đánh dấu sự ra đời và trổi dậy của mạng xã hội
Quá trình ra đời của Gen Z cũng gắn liền với những sự kiện bất ổn của thế giới, điển hình là sự kiện khủng bố ngày 11/9. Chính vì thế, cha mẹ của Gen Z trở nên thận trọng về mối đe dọa khủng bố, suy thoái kinh tế, thiên tai, thay đổi về môi trường...
Thế hệ Z được tiếp cận với nền giáo dục tân tiến, khi các trường học đều được trang bị các thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy chiếu, phòng thí nghiệm, micro, màn hình, máy vi tính...
Năm 2020 - năm sinh cuối cùng của thế hệ Z - cũng là năm mà thế giới chứng kiến đại dịch Covid toàn cầu. Sự kiện này được xem là một trong những đại dịch lớn nhất lịch sử loài người, khi con người chứng kiến khả năng lây lan nhanh chóng của virus cũng những tác hại ghê gớm đến sức khỏe mà loài virus này mang lại.
Đến nay, những thành viên lớn tuổi nhất của Gen Z đã hoàn thành chương trình học phổ thông và đang tham gia các chương trình đại học, cao đẳng. Chúng ta hãy cùng chờ xem thế hệ Gen Z sẽ tiếp bước những thế hệ trước và thay đổi thế giới như thế nào.
Đặc điểm của Gen Z (thế hệ Z)
Gen Z thành thục và phụ thuộc vào công nghệ
Một trong những đặc điểm nổi trội của Thế hệ Z chính là khả năng sử dụng công nghệ thuần thục. Trong khi thế hệ Y được coi là “những người tiên phong về kỹ thuật số”, những người chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ và truyền thông xã hội, Thế hệ Z được sinh ra trong một thế giới của sự đổi mới công nghệ đỉnh cao - nơi thông tin có thể truy cập ngay lập tức và mạng xã hội ngày càng phổ biến.
Những tiến bộ công nghệ này đã có cả tác động tích cực và tiêu cực đối với Thế hệ Z. Về mặt tích cực, lượng thông tin dồi dào nằm trong tầm tay cho phép Thế hệ Z mở rộng kiến thức và chủ động trong việc học. Về mặt tiêu cực, Gen Z trở nên quá phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ và mất dần khả năng thực hiện các phương pháp thu thập thông tin truyền thống như đọc sách, khảo sát, giao tiếp. Ngoài ra việc sử dụng thiết bị công nghệ nhiều có thể gây ra cảm giác bị cô lập và dẫn đến các kỹ năng xã hội kém phát triển. Ngoài ra, công nghệ đang thay đổi nền kinh tế khiến những Z-er có thu nhập thấp dễ bị tổn thương khi họ tham gia lực lượng lao động.
Gen Z có xu hướng tự chủ nhưng dễ bị cô lập
Thế hệ Z có niềm khát khao mạnh mẽ về khả năng độc lập, tự chủ bản thân, tự chủ tài chính. Nhiều Z-er bắt tay vào công việc part-time ngay từ những ngày đầu học đại học để có khả năng trang trải cho cuộc sống. Một số khác chấp nhận rủi ro để khởi nghiệp, tham gia vào công việc kinh doanh ngay từ rất sớm. Một số khác không may đầu tư vào những dự án lừa đảo.
Những thách thức về sức khỏe tinh thần đang được xem là một trong những vấn đề nghiêm trọng của của Thế hệ Z. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Gen Z là “thế hệ cô độc nhất”, vì việc dành thời gian quá nhiều trên Internet có thể thúc đẩy cảm giác cô lập và trầm cảm. Thời gian sử dụng điện thoại thông minh hoặc xem Netflix nhiều hơn đồng nghĩa với việc dành ít thời gian hơn để vun đắp các mối quan hệ có ý nghĩa. Ngoài ra, nhiều người trẻ tuổi rơi vào những cạm bẫy "so sánh, hơn thua, tuyệt vọng, khủng hoảng..." do những người làm truyền thông dẫn dắt tạo ra.
Gen Z có ý chí cạnh tranh quyết liệt
Thế hệ Z có ý chí cạnh tranh, đấu tranh vô cùng mạnh mẽ và quyết liệt. Khi gặp vấn đề, các Z-er đều có xu hướng muốn tìm ra câu trả lời ngay lập tức. Ngoài ra, Z-er khát khao trở thành người giỏi nhất trong cộng đồng và mong có được sự công nhận của những người xung quanh.
Gen Z có xu hướng chi tiêu để khẳng định bản thân
Về khía cạnh tiêu dùng, thế hệ Z có xu hướng chi tiêu để khẳng định bản thân. Nhiều Z-er chấp nhận thắt chặt các chi tiêu ăn uống thường ngày để có thể tận hưởng những món đồ xa xỉ, tham dự các buổi tiệc sang trọng, đắt đỏ. Z-er coi trọng các sản phẩm được cá nhân hóa và họ bị thu hút bởi những thương hiệu có cùng quan điểm với họ về các vấn đề cuộc sống. Mặc dù vậy, tính thực dụng của các Z-er cũng mang yếu tố tích cực khi họ luôn chủ động nghiên cứu, tìm tòi về một sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua nó.
Gen Z quan tâm đến các vấn đề môi trường và xã hội
Ở những quốc gia kém phát triển, thế hệ Z được xem là những người có hoạt động xã hội mạnh mẽ nhất. Họ quan tâm về những vấn đề an sinh của xã hội như biến đổi khí hậu, môi trường, nạn đói, nạn phân biệt chủng tộc, giới tính. Các Z-er sẵn sàng đứng lên đấu tranh cho những điều tiêu cực đang diễn ra xung quanh cuộc sống của mình. Ở các nước châu Á, các Z-er thể hiện tình thương, chia sẻ một cách mạnh mẽ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Họ sẵn sàng trích ra một phần không nhỏ số tiền dành dụm để đóng góp cho các tổ chức từ thiện nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu may mắn.
Gen Z rất dễ bị trầm cảm, tự ti
Trong một xã hội với tràn lan các thông tin mang tính dẫn dắt, Gen Z rất dễ bị cuốn theo các cơn bão truyền thông khi vốn sống vẫn còn ít ỏi. Việc các thanh thiếu niên Gen Z cảm thấy tự ti về ngoại hình bản thân (body shaming), hay lao vào các cuộc cãi vả trên mạng xã hội là điều rất dễ bắt gặp, từ đó khiến họ dễ bị trầm cảm, bực tức. Do đó, Gen Z rất cần sự quan tâm của xã hội và gia đình để có được trạng thái tâm lý bình tĩnh, vững vàng.
Gen Z có xu hướng đặt ra mục tiêu rất cao nhưng cũng dễ bỏ cuộc
Phong trào "Dream big"
Những người nổi tiếng thuộc Gen Z (Thế hệ Z)
Tổng kết
Gen Z là thế hệ tiếp theo của những người trẻ sắp hoặc đã bước vào tuổi trưởng thành. Với sự phát triển của xã hội, Gen Z có những tố chất vượt trội hơn so với thế hệ trước, song vẫn tồn tại những mặt tiêu cực, hạn chế mà thế hệ này cần phải vượt qua. Hy vọng bài viết này đã mang đến bạn một cái nhìn tổng quan và sâu sắc về thế hệ Z.