Gen Z: Tiền lương hàng tháng hơn 10 triệu, thảnh thơi làm việc mà không bị áp đặt KPI

Gen Z: Tiền lương hàng tháng hơn 10 triệu, thảnh thơi làm việc mà không bị áp đặt KPI

Cô gái Gen Z Tiểu Đàm từ Trùng Khánh (Trung Quốc) chia sẻ về công việc độc đáo của mình trên mạng xã hội: Trông coi nghĩa trang với mức lương hơn 10 triệu và không áp dụng KPI, khiến công việc của cô như một kỳ nghỉ hưu

Môi trường làm việc của cô ấy được thể hiện rất yên bình qua video: có cây cối xanh tươi bao quanh, bên cạnh phòng làm việc là một căng tin và ký túc xá. Công việc của cô ấy cũng khá nhàn hạ, khi có khách đến thì tiếp, lúc rảnh rỗi có thể lướt mạng, chăm sóc chó mèo, không phải lo lắng về chỉ số KPI, và mức lương ổn định khoảng 4.000 NDT (tương đương hơn 10 triệu VND), ngoài ra còn có thêm hoa hồng và trợ cấp.

Sau khi video được lan truyền, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã ghen tị và một số người đã đặt câu hỏi liệu nếu không có bằng cấp chuyên ngành tang lễ, có thể xin việc làm tại nghĩa trang hay không?

Làm việc tại một văn phòng nhỏ, gồm có 4-5 người làm việc, trong đó có 2 thực tập sinh, một người quản lý khoảng 30 tuổi và một người sếp lớn tuổi ít khi xuất hiện tại văn phòng.

Cùng với những nhân viên văn phòng, còn có những nhân viên chuyên phục vụ việc nấu ăn và dọn dẹp vệ sinh môi trường. Tổng cộng, có khoảng 7-8 người làm việc cùng nhau.

"Chúng tôi làm việc tại văn phòng, và nếu có người thân của người đã khuất cần tới, chúng tôi sẽ tiếp đón họ để họ chọn mộ. Chúng tôi sẽ thực hiện các thủ tục liên quan và sắp xếp việc an táng nếu họ muốn mua mộ. Trong quá trình sắp xếp an táng, khách hàng có thể có một số yêu cầu và chúng tôi sẽ xử lý những yêu cầu đó. Trong đợt dịch bùng phát, khi người thân của người đã khuất không thể đến nghĩa trang, chúng tôi đã thay mặt họ tổ chức lễ cúng", Tiểu Đàm cho biết.

Gen Z: Tiền lương hàng tháng hơn 10 triệu, thảnh thơi làm việc mà không bị áp đặt KPI

Tiểu Đàm thong dong chơi với mèo tại nghĩa trang.

Dù nghĩa trang nơi Tiểu Đàm làm việc nằm trên núi, nhưng chỉ mất vài phút lái xe từ thị trấn gần nhất. Không giống như những gì mọi người nghĩ, nơi này không lạc hậu. Nghĩa trang hiện đại, được trang bị dịch vụ lưu trữ đám mây và tài khoản xã hội riêng, cơ sở hạ tầng hoàn thiện. Đáng nói hơn, nơi này còn có phòng hát karaoke riêng.

Nó giống như một gia đình sống ở nông thôn, có mèo, có chó...

Tiểu Đàm cho biết, cô không cô đơn. Cô và đồng nghiệp thường ra ngoài chơi.

"Chúng tôi thường ra ngoài vui chơi, khi muốn vào thành phố thì chúng tôi sử dụng xe của cơ quan. Ngoài ra, chúng tôi cũng thường mua sắm trực tuyến, sau đó sử dụng xe máy điện để đến thị trấn nhận hàng", cô chia sẻ, cuộc sống của cô hiện tại rất thoải mái như những người đã nghỉ hưu.

Trung Quốc đang gặp vấn đề về thiếu hụt nhân lực trong ngành tang lễ.

Theo báo The Paper, ngành tang lễ tại Trung Quốc đang đối mặt với nhu cầu lớn về nhân lực, với việc chỉ riêng các nhà tang lễ hàng năm thiếu khoảng 10.000 nhân lực.

Tuy nhiên, dù đã có 8 trường cao đẳng trên toàn quốc đào tạo ngành tang lễ, số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm chưa đạt đến con số 1.000 người. Điều này chứng tỏ rằng, các ngành liên quan vẫn còn tiềm năng phát triển.

Trong thời gian gần đây, điều đó đã được nhận thức và tôn trọng hơn đối với những người như Tiểu Đàm, nhờ vào sự phát triển của xã hội và nhận thức cởi mở về nghề tang lễ ở Trung Quốc.

Theo ông Hàn Lợi Hồng, Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Khách hàng của Công ty TNHH Nghĩa trang Công viên Ngọa Long Cương Cam Túc, những người làm công việc trông coi nghĩa trang cần có lòng đam mê và sự kiên nhẫn đáng kính.