Công ty NordPass vừa công bố danh sách mật khẩu dễ bị đánh cắp trong năm 2023. Mật khẩu "123456" tiếp tục là mật khẩu phổ biến nhất với hơn 4,5 triệu lượt sử dụng. Mật khẩu "admin" cũng được sử dụng hơn 4 triệu lượt.
Tiếp theo là các mật khẩu chứa chuỗi số như "1234", "12345678", "Aa123456" hoặc "password", với khoảng 1 triệu lần sử dụng.
Theo NordPass, mật khẩu "123456" được xem là mật khẩu tệ nhất trên thế giới, một tin tặc có thể dễ dàng đánh cắp trong tích tắc. Ảnh: Boris Zhitkov
Có tổng cộng 135.424 lần đặt mật khẩu khó đoán như "P@ssw0rd", còn khoảng 79.434 lần đặt mật khẩu như "qwertyuiop".
Theo NordPass, tất cả những mật khẩu này có thể được tin tặc bẻ khóa trong thời gian ngắn dưới một giây.
Ngoài ra, rất nhiều người sử dụng các tên thương hiệu nổi tiếng như "amazon", "netflix", "google", "motorola" và các từ dễ nhớ như "welcome", "demo", "test" làm mật khẩu. Tuy nhiên, NordPass nhấn mạnh rằng những mật khẩu như vậy có thể được hacker bẻ khóa chỉ trong một giây.
Dưới đây là 10 mật khẩu phổ biến nhất trong năm 2023 mà tin tặc có thể bẻ khóa ngay lập tức. Nguồn: NordPass
Công bố của NordPass cũng cho thấy tại Việt Nam, mật khẩu dạng dãy số phổ biến nhất được sử dụng khoảng 200.000 lần là "123456", tiếp theo là "123456789" và "12345678".
Vì sao nên dùng biểu tượng cảm xúc để đặt mật khẩu?
Kết quả được NordPass tổng kết dựa trên dữ liệu của 4,3 chiến lược điện tử từ 35 quốc gia và 8 nền tảng số khác nhau, từ đó được phân tích bởi các chuyên gia trong công ty và các nhà nghiên cứu bảo mật độc lập.
Mật khẩu vẫn được sử dụng phổ biến nhờ tính tiện lợi, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng nó đã trở nên lỗi thời.
10 mật khẩu phổ biến nhất tại Việt Nam trong năm 2023. Nguồn: NordPass
Thay cho mật khẩu truyền thống, Google hiện đang ưu tiên sử dụng phương thức Passkey (mã khoá), đăng nhập bằng xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt hoặc mã pin.
Apple đã áp dụng mã khóa tùy chọn khi phát hành iOS 16, cho phép sử dụng công nghệ này trên một số ứng dụng như Apple Wallet.
Theo một số chuyên gia, xu hướng xác thực mới sẽ chuyển từ "thông tin người dùng nắm giữ" như mật khẩu, OTP sang "thông tin chỉ người dùng sở hữu" - cụ thể là yếu tố sinh trắc học như vân tay, khuôn mặt...