Bí quyết giúp phụ nữ ổn định kinh nguyệt theo ý muốn

Bí quyết giúp phụ nữ ổn định kinh nguyệt theo ý muốn

SKĐS - Rối loạn kinh nguyệt do nhiều yếu tố, ảnh hưởng đến cuộc sống phụ nữ Bác sĩ sản khoa chỉ ra 3 điều phụ nữ cần làm: chọn dinh dưỡng lành mạnh, tập thể dục vừa phải và thay đổi lối sống

Rối loạn kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều là một vấn đề nghiêm trọng đối với phụ nữ ở mọi độ tuổi, bao gồm cả trẻ em và người lớn.

Các yếu tố lối sống như béo phì, hút thuốc, uống rượu, thiếu ngủ, ăn uống không tốt và thiếu tập thể dục có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn kinh nguyệt.

Bí quyết giúp phụ nữ ổn định kinh nguyệt theo ý muốn

BSCKI. Phạm Minh Vương - Trưởng khoa Phụ sản, BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam.

Theo chuyên gia Phụ sản BSCKI Phạm Minh Vương từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, việc có kinh hàng tháng là điều bình thường đối với những cô gái từ 11-18 tuổi. Chu kỳ kinh nguyệt thông thường kéo dài từ 22 đến 35 ngày, trung bình là khoảng 28-30 ngày, và thời gian kinh từ 3-7 ngày hoặc hơn. Lượng máu kinh cũng không đồng đều, dao động từ 20ml đến 70ml. Màu kinh thường có màu đỏ tươi, không đông cứng, mang một chút mùi hơi nồng nhưng không có mùi tanh.

Khi con gái chập chững bước vào tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục của họ vẫn chưa hoàn thiện, dẫn đến khả năng gặp rối loạn kinh nguyệt. Do đó, việc gặp phải hiện tượng này trong khoảng thời gian 1-2 năm đầu được xem là bình thường.

Rối loạn kinh nguyệt có nhiều hình thái và triệu chứng khác nhau, bao gồm đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt ra nhiều hoặc không ra. Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể xuất hiện dưới dạng chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn (ít hơn 21 ngày), quá dài (hơn 3 tháng) hoặc kéo dài quá lâu (hơn 10 ngày). Sự thay đổi này có thể do các vấn đề nội tiết như sự cân bằng của hormone trong cơ thể bị rối loạn hoặc có thể do các bệnh lý như u xơ tử cung, polyp buồng tử cung, ung thư cổ tử cung...

Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt có thể xuất phát từ các nguồn sinh lý như thai kỳ, căng thẳng, tập luyện quá mức, giảm cân, sự bất thường về nội tiết, cấu trúc hoặc do sau điều trị phòng tránh thai... Vì vậy, cần phát hiện và quản lý rối loạn này kịp thời để giảm thiểu nguy cơ phát sinh các biến chứng liên quan đến khả năng sinh sản và sức khỏe trong tương lai.

Nhiều phụ nữ có xu hướng thiếu quan tâm đến rối loạn kinh nguyệt, bỏ qua việc phát hiện sớm và điều trị kinh nguyệt không đều vì cho rằng không gây nguy hiểm cho tính mạng. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống lâu dài.

Bí quyết giúp phụ nữ ổn định kinh nguyệt theo ý muốn

Rối loạn kinh nguyệt phụ thuộc vào độ tuổi và cách sống của mỗi người.

Vì vậy, Bs. Phạm Minh Vương tiết lộ 3 việc cần làm với chị em phụ nữ gặp rối loạn kinh nguyệt.

1.Lựa chọn dinh dưỡng lành mạnh

Để tránh sự cản trở trong chu kỳ kinh nguyệt, nữ giới cần có chế độ dinh dưỡng tốt để duy trì sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ thể và độ tuổi. Vì vậy, việc bổ sung rau xanh, cá giàu omega-3, thịt gà, trứng và trái cây là rất quan trọng để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Rau và trái cây không chỉ cung cấp vitamin, chất dinh dưỡng và chất xơ quan trọng cho chế độ ăn uống mà còn giúp duy trì sự khỏe mạnh trong chu kỳ kinh nguyệt. Các loại ngũ cốc, đậu và hạt cũng cần được sử dụng để cung cấp năng lượng dự trữ trong thời kỳ chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, nên tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn vặt chứa nhiều cholesterol xấu và "calo rỗng" - đó là loại thực phẩm và đồ uống mà không có chứa hàm lượng dinh dưỡng đáng kể nhưng lại chứa nhiều calo, ví dụ như nước ngọt, bim bim...

2. Tập thể dục vừa phải

Đồng thời, việc vận động thể chất vừa đủ cũng hỗ trợ duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng bằng cách cải thiện cường độ nhạy insulin, tăng tỷ lệ trao đổi chất cơ bản trong cơ thể và ổn định chu kỳ kinh nguyệt, cải thiện tình trạng bệnh buồng trứng đa nang.

Khuyến nghị tập thể dục nhẹ nhàng như chạy bộ, đạp xe và bơi lội để rèn luyện tim mạch, cùng việc thực hiện yoga để giải tỏa đau bụng kinh nghiêm trọng. Tập thể dục còn giúp tạo ra endorphin, một chất hóa học thần kinh tự nhiên có tác dụng giảm đau và cải thiện tâm trạng.

Tuy nhiên, bác sĩ Vương cũng cảnh báo về nguy cơ tác động tiêu cực của việc tập thể dục quá mức đến sức khỏe kinh nguyệt, gây hạn chế sự rụng trứng và giảm sản xuất progesterone. Vì vậy, phụ nữ nên tránh các hoạt động như chạy marathon hoặc tập luyện sức mạnh nặng, đặc biệt là trong những ngày có kinh nhiều.

3. Thay đổi lối sống

Bí quyết giúp phụ nữ ổn định kinh nguyệt theo ý muốn

Chúng ta nên tập yoga và thực hành hít thở sâu khi cảm thấy căng thẳng và lo lắng. Điều này giúp ngăn ngừa các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt.

Theo bác sĩ Phạm Minh Vương, để ngăn ngừa rối loạn kinh nguyệt, chị em nên hình thành thói quen sống lành mạnh và điều độ. Tránh ăn quá nhiều đồ mặn, không nên lạm dụng rượu bia hoặc cà phê vì chúng gây ức chế hormone và làm co bóp các mạch máu trong tử cung, làm giảm lưu lượng máu.

Mất ngủ dẫn đến việc mất cân bằng sản xuất melatonin, một chất cần thiết để duy trì chu kỳ giấc ngủ bình thường. Do đó, phụ nữ cần duy trì lối sống điều độ, đi ngủ đúng giờ và đảm bảo đủ giấc ngủ. Điều này sẽ giúp kiểm soát tình trạng rối loạn kinh nguyệt tốt hơn.

Việc thiếu cân hoặc thừa cân có thể gây ra một số rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy, tốt nhất là đều đặn theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng để đạt được cân nặng lý tưởng.

Ngoài ra, tâm trạng cũng có ảnh hưởng đáng kể đến chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ cần duy trì trạng thái thoải mái, vui vẻ và có thể lắng nghe nhạc nhẹ để giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi trong ngày.

Tham gia vào các hoạt động như thiền định, tập yoga và hít thở sâu khi cảm thấy căng thẳng, lo lắng và buồn phiền sẽ giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường.

Khi bị rối loạn kinh nguyệt như kéo dài kỳ kinh hoặc ra máu kinh nhiều hơn bình thường, phụ nữ nên thăm khám sớm để tìm phương pháp điều trị phù hợp, tránh những tác động gây hại đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

Phụ nữ ở mọi độ tuổi cần tự đi khám định kỳ, duy trì vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách, đồng thời theo dõi các triệu chứng bất thường trên cơ thể. Nếu có dấu hiệu kinh nguyệt không đều hoặc bất thường, nên điều trị kịp thời hoặc thay đổi lối sống để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.

Xem thêm video đang được quan tâm: