Tỷ lệ dinh dưỡng hoàn hảo cho bữa sáng
Bác sĩ Tiêu Đôn Nhân, chuyên gia về gan mật và tiêu hóa từ Trung Quốc, đã chia sẻ một trường hợp bệnh của một kỹ sư điện tử 40 tuổi. Bệnh nhân này đã mắc chứng thừa cân và gan nhiễm mỡ nhẹ do thói quen ăn khuya, bỏ bữa sáng và tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh. Tuy nhiên, chỉ sau 3 tháng thay đổi chế độ ăn uống và thói quen, anh đã giảm được gần 10kg và chức năng gan cũng đã hoạt động trở lại bình thường.Bác sĩ Tiêu Đôn Nhân cũng cho biết rằng, bệnh nhân này cao 1m60 nhưng nặng tới 70kg và bị gan nhiễm mỡ nhẹ. Mặc dù đã tham gia một lớp giảm cân, nhưng quá trình thực hiện lại không thuận lợi.
Anh quyết định ghi lại 21 bữa ăn trong tuần và phát hiện rằng, do công việc bận rộn, anh thường ngủ muộn và ăn tối muộn. Ngày hôm sau, anh không ăn sáng mà ngay lập tức bắt đầu làm việc. Điều này đã dẫn đến tình trạng sức khỏe suy giảm.
Dưới sự yêu cầu nghiêm ngặt của bác sĩ Tiêu, nam kỹ sư đã quyết định tuân thủ thói quen ngủ sớm - dậy sớm và ăn sáng đúng cách. Việc này không chỉ giúp anh giảm cân thành công mà còn cải thiện chức năng gan. Bác sĩ Tiêu Đôn Nhân đã đề xuất 3 tỷ lệ cho bữa sáng hoàn hảo mà ai cũng có thể tuân thủ.
Cụ thể như sau:
- Thực phẩm chính (ngũ cốc nguyên hạt) 50 - 60%
- Chất đạm: 20%
- Chất béo: 30%
Thực đơn bữa sáng của bác sĩ Tiêu Đôn Nhân thường bao gồm: sữa đậu nành không đường có nhiều chất xơ, khoai lang và một nắm hạt. Bác sĩ tường thuật thêm rằng, sữa đậu nành không đường giàu chất xơ có khả năng cung cấp protein chất lượng cao cho cơ thể. Khoai lang là một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ và tinh bột. Hạt cung cấp một lượng lớn axit béo omega3 và là nguồn giàu chất xơ và chất béo. Đồng thời, cần tránh một số loại thực phẩm trong bữa sáng để không gây tổn hại cho gan.
3 thực phẩm không nên ăn vào bữa sáng tránh hại gan
Sinh tố
Việc tiêu thụ quá nhiều đường fructose có trong trái cây có thể gây hậu quả xấu đối với gan, làm cho gan bị nhiễm mỡ. Đặc biệt, các loại sinh tố có chứa đường hoặc sữa cũng có thể làm giảm cellulose có trong trái cây, làm tăng tốc độ hấp thụ đường và làm thay đổi đột ngột lượng đường trong máu. Điều này gây thiếu glycogen và gánh nặng đối với gan.Bánh mì trắng, bánh ngọt.
Hầu hết các loại bánh được làm từ bột mì trắng và đường sẽ được chuyển hóa thành glucose khi tiếp xúc với cơ thể. Khi ngủ, mức đường trong máu sẽ thấp, việc ăn nhiều tinh bột ngay lập tức sẽ gây tăng đột ngột đường huyết, dẫn đến cảm giác mệt mỏi.
Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều tinh bột và đường có thể dẫn đến tình trạng béo phì và tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan. Thực phẩm giàu đường và tinh bột cũng có khả năng tạo ra lượng chất béo trung tính trong cơ thể và kích thích sự hình thành bệnh gan nhiễm mỡ, kéo dài có thể dẫn đến xơ gan.
Ngũ cốc giòn chứa đường
Trên thị trường có nhiều sự lựa chọn về ngũ cốc giòn chứa đường, tuy nó tiện lợi cho bữa sáng nhưng lại có thể làm tăng đường trong máu. Vì vậy, khi chọn ngũ cốc làm bữa sáng, hãy quan tâm đến lượng đường có trong đó. Đồng thời, nên ăn thêm rau giàu cellulose để cân bằng dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe.
Nguồn: edh.tw