Khi trí tuệ nhân tạo (AI) trở thành hiện tượng lan tỏa toàn cầu, các trang web và ứng dụng AI giúp tạo ra các bức tranh đang ngày càng thu hút sự chú ý và phổ biến. Những tác phẩm vẽ bằng AI mang đến sự mới lạ và hấp dẫn, đến mức mà nhiều người không thể phân biệt được giữa các bức tranh do con người vẽ và AI tạo ra.
Vào đầu năm 2023, nhiếp ảnh gia người Đức Boris Eldagsen đã từ chối một giải thưởng danh giá tại "Sony world photography awards" sau khi thú nhận rằng bức ảnh chiến thắng của anh thực chất là một sản phẩm của trí tuệ nhân tạo. Tác phẩm này là một bức ảnh đen trắng, miêu tả hai phụ nữ thuộc hai thế hệ khác nhau.
Việc xác định xem tác phẩm, bức ảnh được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo hay con người đang gây nhiều tranh cãi trong lĩnh vực nghệ thuật. Tuy nhiên, một giải pháp mới đã được ra đời để giải quyết phần nào vấn đề này. "AI or Not" là một trang web được phát triển bởi công ty Optic AI, cho phép người dùng xác định nguồn gốc của các bức ảnh một cách hoàn toàn miễn phí. Để sử dụng, người dùng chỉ cần tải lên bức ảnh và đợi trong vài giây, sau đó trang web sẽ cung cấp kết quả. "AI or Not" có khả năng phân biệt được các bức ảnh được tạo ra bởi 4 phần mềm trí tuệ nhân tạo, bao gồm Stable Diffusion, Midjourney V4, DALL-E và GAN. Tuy nhiên, trang web hiện tại vẫn chưa thể nhận dạng được các bức ảnh tạo ra bởi phiên bản thứ 5 của phần mềm Midjourney. Theo nhà phát triển Optic AI, "AI or Not" có tỉ lệ xác định nguồn gốc của các bức ảnh chính xác lên đến 95%.
"AI or Not" có thể được sử dụng bằng cách truy cập vào trang web hoặc nhắn tin với chatbot trên Telegram. Ngoài ra, ứng dụng cũng đang phát triển dưới dạng tiện ích Chrome (Extension), tuy nhiên, phiên bản beta này có độ chính xác thấp hơn so với trên trang web.
Google cũng đã giới thiệu tính năng "About This Image" trên công cụ tìm kiếm, giúp người dùng phân biệt ảnh được tạo bởi AI và ảnh được tạo bởi con người.
Tưởng bị Microsoft và Google bỏ rơi trên chuyến tàu AI, hóa ra Apple đang âm thầm vượt mặt đối thủ