Trồng cây gì được đền bù cao nhất khi Nhà nước thu hồi đất?

Trồng cây gì được đền bù cao nhất khi Nhà nước thu hồi đất?

Mức đền bù cho cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của dân cư và gây mất việc làm Bài viết này tìm hiểu về quy định pháp luật về đền bù cây trồng, điều kiện và loại cây trồng được đền bù cao nhất, cùng những hạn chế của quy định

1. Quy định của pháp luật về đền bù cây trồng :

1.1. Đền bù cây trồng là gì?

Đây là khái niệm để chỉ những loại cây đã được trồng trên một miền đất trong một khoảng thời gian nhất định. Hiện nay, do nhiều lí do khác nhau mà chính phủ tiến hành thu hồi miếng đất đó và đền bù cho tài sản trên đất đó, bao gồm các loại cây trồng. Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau mà người ta sử dụng để phân loại các loại cây trồng này. Tuy nhiên, chung quy lại, cây trồng đền bù có thể được chia thành các nhóm sau:

+ Cây trồng hàng năm: Đây là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng và cho ra sản phẩm kéo dài hơn một năm (01). Nhóm này bao gồm cây trồng như có thể thu hoạch nhiều năm như vải thiều, sầu riêng, cam, bưởi... Ngoài những cây ăn quả, còn có cây công nghiệp như chè, cà phê... và cây dược liệu như quế, đỗ trọng...

- Thực vật rừng, bao gồm các loài cây, dây leo, và cỏ, là thành phần chính của hệ sinh thái rừng và là nguồn tài nguyên quan trọng mang lại lợi ích cho con người. Thành phần thực vật rừng có thể thay đổi địa phương và thời gian do sự sinh trưởng và thích ứng với điều kiện bên ngoài. Thực vật rừng ở mỗi vùng địa phương không chỉ phản ánh tài nguyên và đa dạng sinh học mà còn tình trạng môi trường rừng.

- Lâm sản là tất cả các sản phẩm khai thác từ rừng, bao gồm cả thực vật rừng, động vật rừng và sinh vật rừng khác. Lâm sản bao gồm gỗ và các sản phẩm không phải gỗ. Các sản phẩm không phải gỗ là những sản phẩm không chỉ xuất phát từ nguồn gốc sinh vật và được khai thác từ rừng tự nhiên và rừng trồng, mang lại giá trị kinh tế và tránh gây thiệt hại cho người dân.

1.2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại đối với cây trồng khi nhà nước thu hồi đất:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai năm 2013, khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây trồng, việc bồi thường sẽ được thực hiện theo cách sau đây:

– Đối với cây trồng hàng năm như lúa, ngô, đậu..., mức bồi thường sẽ được tính dựa trên giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch sẽ được tính bằng cách so sánh năng suất cao nhất của cây trồng chính trong vòng 03 năm liền kề trước tại địa phương nơi có đất bị thu hồi và giá trung bình tại thời điểm thu hồi.

– Đối với cây lâu năm như cà phê, hồ tiêu, chôm chôm, mức bồi thường cho cây trồng trên đất sẽ được tính dựa trên giá trị hiện tại của vườn cây theo giá thị trường tại địa phương nơi đất bị thu hồi, vào thời điểm thu hồi đất. Giá trị này không bao gồm quyền sử dụng đất;

– Đối với cây trồng chưa đến kỳ thu hoạch nhưng có thể di chuyển ra khỏi đất trước khi thu hồi, Nhà nước sẽ bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do việc di chuyển và trồng lại gây ra.

Đối với cây rừng trồng có nguồn gốc từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cây rừng tự nhiên được giao cho người sử dụng đất trồng, chăm sóc, bảo vệ, quản lý thì Nhà nước bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây.

2. Cây trồng nào được đền bù cao nhất khi Nhà nước thu hồi đất?

Đối với cây trồng trên đất, khi bồi thường được chia thành hai loại: Cây hàng năm và cây lâu năm. Mỗi loại cây này được tính toán mức bồi thường khác nhau, do giá trị thiệt hại là khác nhau, cụ thể: Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính dựa trên giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất. Mức bồi thường đối với cây lâu năm, được tính dựa trên giá trị hiện tại của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất.

BẢNG GIÁ MỨC ĐỀN BÙ CÁC LOẠI CÂY TRỒNG HIỆN HÀNH

(Đơn vị: Đồng/cây)

STT

Loại cây

Phân loại

Đơn giá

1

Mít ta (Mật độ 625 cây/ha)

A

25.000

B

57.000

C

500.000

D

700.000

E

1.100.000

2

Bưởi, Bòng, Phật thủ

A

25.000

B

90.000

C

210.000

D

420.000

E

580.000

3

Cam (Mật độ 500 cây/ha), Chanh, Quýt, Thanh Yên

A

25.000

B

90.000

C

210.000

D

320.000

E

420.000

4

Mận, Đào, Mơ, Dâu da, ổi, Móc thép, Dổi, Bòng bòng, Bơ

 

A

28.000

B

48.000

C

90.000

D

120.000

E

180.000

5

Nhãn, Vải, Chôm chôm, Bồ quân (Nụ quân), Hồng

A

41.000

B

85.000

C

222.000

D

373.000

E

450.000

6

Táo, Hồng xiêm

A

15.000

B

30.000

C

120.000

D

180.000

E

300.000

7

Vú sữa, Trứng gà, Mắc cọp

 

A

25.000

B

50.000

C

120.000

D

240.000

E

360.000

8

Na, Lê, Lựu, Mãng cầu

 

A

20.000

B

36.000

C

99.000

D

199.000

E

350.000

9

Thanh long

A

20.000

B

36.000

C

99.000

D

150.000

E

210.000

10

Núc nác, Bứa

A

10.000

B

18.000

C

65.000

D

108.000

E

160.000

11

Thị, Muỗm, Quéo, Xoài, Cóc

 

A

25.000

B

180.000

C

310.000

D

400.000

E

570.000

12

Chay, Sấu, Khế, Chám, Dọc, Nhót

A

20.000

B

30.000

C

90.000

D

180.000

E

250.000

13

Trầu, Sở, Lai

 

A

13.000

B

66.000

C

200.000

D

266.000

E

300.000

14

Dừa

A

43.000

B

102.000

C

388.000

D

538.000

E

457.000

15

Bồ kết

 

A

8.500

B

27.500

C

156.000

D

261.000

E

222.000

16

Cau ăn quả

A

28.500

B

49.500

C

184.000

D

295.000

E

251.000

17

Dứa

A

5.500

B

8.500

18

Gấc

A

3.500

B

37.000

19

Chuối

A

10.000

B

60000

20

Đu đủ

A

15.000

B

45.000

21

Chè

A

1.500

B

16.000

C

36.000

22

Dâu tây (Mật độ trồng khoảng 40.000-45.000 cây/ha)

A

6.500

B

11.000

23

Dâu ăn quả (Mật độ trồng khoảng 5.000 cây/ha 1,5 m x 1,2 m).

A

5.500

 

B

9.000

C

12.000

24

Cây Dâu lấy lá cho tằm ăn (Mật độ 40.000 – 50.000 cây/ha)

A

1.500

B

2.000

C

5.000

25

Trầu

A

6.500

B

38.000

26

Mía tím

Chưa đến kỳ thu hoạch (< 6 tháng)

12.000

Đã đến kỳ thu hoạch

24.000

Mía nguyên liệu (mía đường) (Lưu gốc)

Năm thứ 1, năm thứ 2

 

8.500

 

Năm thứ 3

9.200

27

Cà phê (mật độ 1.300 cây/ha)

Mới trồng

6.000

Chăm sóc năm 1

20.000

Chăm sóc năm 2

30.000

Chăm sóc năm 3

50.000

Đã thu hoạch

100.000

28

Cây quế

Đường kính gốc < 5cm

20.000

Đường kinh gốc >= 5 – 10cm

80.000

Đường kính gốc > 10 – 20cm

160.000

Đường kính gốc > 20cm

200.000

29

Cây thông nhựa (Mật độ tối đa 1000 cây/ha)

Đường kính < 2cm

10.000

Đường kính gốc 2 – 5cm

30.000

Đường kính gốc > 5 – 10cm

45.000

Đường kính gốc > 10 – 20cm

130.000

Đường kính gốc > 20 – 30cm

180.000

Đường kính gốc > 30 – 40cm

230.000

Đường kính gốc > 40 cm

280.000

30

Cây cao su (mật độ thời kỳ XDCB 555 cây/1 ha, thời kinh doanh 500 cây ha)

Năm 1 đến 9

88.000 – 142.000

31

Cây cọ phèn búp đỏ (nuôi cánh kiến)

Năm 1 đến > 7 năm

13.500 – 96.000

32

Cây hoa hồi, hoa hòe

Cây con

5.000

Còn nhỏ, di chuyển được

15.000

Chưa thu hoạch, không di chuyển được

50.000

Đã thu hoạch (dưới 5 năm)

120.000

Đã thu hoạch (trên 5 năm)

180.000

33

Chanh leo

Chưa ra quả

12.000

Đã có quả chưa thu hoạch

30.000

34

Nho

A

60.000

B

140.000

C

250.000

Chú thích: 

– Loại A: Cây chưa có quả nhưng có thể di chuyển được;

– Loại B: Cây chưa có quả nhưng không thể di chuyển được;

– Loại C: Cây có quả đến 3 năm;

– Loại D: Cây có quả từ 4 – 6 năm;

– Loại E: Cây có quả từ năm thứ 7 trở đi.

Như vậy, mức bồi thường cho cây trồng sẽ phụ thuộc vào tuổi thọ, năm chăm sóc và quá trình trồng cây. Có thể thấy, các loại cây có tuổi thọ lâu sẽ được bồi thường với mức giá cao nhất.

3. Điều kiện cây trồng được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất:

Theo Điều 88 của Luật Đất đai năm 2013, nhà nước sẽ cung cấp bồi thường đất và tài sản trên đất theo nguyên tắc cụ thể. Vì vậy, để có thể nhận được bồi thường từ nhà nước, cây trồng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Đầu tiên, cây trồng phải được tuân thủ quy định pháp luật. Theo Điều 6 và Điều 92 của Luật Đất đai năm 2013, cây trồng chỉ được coi là hợp pháp khi thỏa mãn 3 yếu tố sau đây:

- Cây trồng phải được trồng trên đất sử dụng đúng mục đích.

– Cây được trồng trước khi có kế hoạch, quyết định thu hồi đất;

– Đúng quy hoạch, đúng kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện.

Thứ hai, cây trồng đó đã gánh chịu những thiệt hại do việc thu hồi đất của Nhà nước. Nói cách khác, hoạt động thu hồi đất chính là nguyên nhân gây ra trực tiếp những thiệt hại cho cây trồng. Thiệt hại này là hậu quả trực tiếp của hoạt động thu hồi. Có mối quan hệ nhân quả giữa hai vấn đề này.

4. Một số hạn chế của pháp luật về chế định bồi thường cây trồng: 

Trong việc thực hiện thực tế, việc xác định giá trị của cây trồng hàng năm để tính toán trong công tác bồi thường không phức tạp và tương đối rõ ràng. Điều này có liên quan đến chu kỳ sản xuất ngắn và giá trị bồi thường không lớn. Tuy nhiên, việc xác định giá trị của các vườn cây lâu năm là một vấn đề phức tạp hơn và thường không nhất quán ở các địa phương. Cụ thể, vẫn chưa có sự thống nhất về việc đưa ra các tiêu chí để xác định giá trị của các vườn cây tại từng địa phương.

Ví dụ: Cơ quan chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã đặt tiêu chí để định giá bồi thường cho cây lâu năm (cây cà phê) dựa trên số lượng cây trên một đơn vị diện tích, theo quy định của tỉnh. Ngược lại, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã đề ra hai tiêu chí cụ thể để định giá cây cà phê, gồm chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất dự kiến, để phân loại và xác định giá đồng/cây. Với tiêu chí của Quảng Ngãi, không có sự xem xét đến việc chọn lựa phương pháp canh tác phù hợp để tối ưu hóa hiệu quả trên đơn vị diện tích (ví dụ như xen kẽ trồng cây theo mô hình cà phê - tiêu hoặc cà phê - sầu riêng). Còn với tiêu chí của Đắk Lắk, dù sử dụng cùng một đơn vị diện tích, người sử dụng đất trồng theo mật độ khác nhau (ví dụ như trồng cà phê với mật độ 3x3m hoặc 3x2,5m) sẽ có số lượng cây và giá trị bồi thường khác nhau. Nếu trồng với mật độ dày, người sử dụng đất sẽ nhận được bồi thường cao hơn so với mật độ thưa, điều này không khuyến khích sự phát triển tốt của cây trồng. Thực tế, người dân thường tận dụng trồng xen nhiều loại cây và trồng với mật độ cao để nhận được nhiều bồi thường. Do đó, việc định giá bồi thường cho tài sản là cây lâu năm cần đưa ra các tiêu chí cụ thể hơn, như quy định về mật độ cây trồng và phương pháp canh tác hợp lý cho từng loại cây để phù hợp với đặc tính sinh trưởng; đồng thời phải tính đầy đủ những chi phí và công sức mà người nông dân đã bỏ ra. Những quy định này cần được ghi nhận trong văn bản pháp luật có giá trị cao hơn Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, để được áp dụng thống nhất trên toàn quốc và đảm bảo sự công bằng và phù hợp với thực tế. Vì việc bồi thường tài sản trên đất thấp đã tạo ra nhiều lỗ hỏng, người dân thường áp dụng các biện pháp "lách luật" nhằm nhận được mức bồi thường cao hơn so với quy định hiện hành. Ví dụ như khi biết đất nông nghiệp đang sử dụng sẽ bị thu hồi, người dân thường phá bỏ cây trồng hàng năm có giá trị kinh tế thấp để được bồi thường theo mức thấp của Nhà nước, sau đó trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao hơn.

Hiện tượng này không lạ lẫm gì bởi đã có nhiều trường hợp người dân ở khu vực Mỹ Đình và xã Cổ Nhuế đã làm điều tương tự trong quá khứ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng sân vận động quốc gia Mỹ Đình và khu đô thị Nam Cường. Hoặc có thể còn tinh vi hơn, người dân tạo ra tài sản mới trên đất sau khi đã được phê duyệt chi tiết hoặc được công bố chủ trương thu hồi đất, nhằm đòi Nhà nước bồi thường cho tài sản trên đất và yêu cầu hỗ trợ từ Nhà nước. Điển hình là trường hợp người dân ở khu vực giải tỏa để xây dựng khu kinh tế lọc dầu Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đã tạo ra hơn 3000 ngôi mộ giả chỉ trong một đêm để đòi Nhà nước bồi thường...

Với những thực tế nhạy cảm và phức tạp đã được nêu trên, chúng ta nghĩ rằng, nếu không có sự quản lí và kiểm soát chặt chẽ, cùng với tinh thần làm việc công tâm, trung thực và khách quan của chính quyền địa phương, vấn đề bồi thường tài sản trên đất cũng sẽ không thể đảm bảo công bằng và hợp lý.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Luật Đất đai năm 2013.