Tổng quan về các mảng kinh doanh/sản phẩm của đế chế Google

Tổng quan về các mảng kinh doanh/sản phẩm của đế chế Google

Sơ lược về lịch sử ra đời của Google. Phân tích tổng quan về những mảng kinh doanh (sản phẩm/dịch vụ) của Google. Phân tích cách Google đã thống trị Internet như thế nào.

Sơ lược về lịch sử ra đời của Google

Có thể bạn đã nghe nhiều về sự khởi đầu của đế chế Google. Câu chuyện bắt đầu vào năm 1998, khi 2 sinh viên trường đại học Standford - Larry Page và Sergey Brin, đã sáng lập nên một công ty kinh doanh một sản phẩm duy nhất, chính là cổ máy tìm kiếm với tên gọi là Google. Cái tên được đặt dựa trên một thuật ngữ toán học - googol. Trong toán học, 1 googol = 10100, nếu viết ở dạng số tự nhiên sẽ là 10,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000,​000 (1 và một trăm số 0 ở đằng sau). Với ý tưởng đó, cái tên Google đã được ra đời. Google mang ý nghĩa đại diện cho lượng dữ liệu khổng lồ trên Internet mà cổ máy tìm kiếm này có thể cung cấp cho người dùng.

Larry Page và Sergey Brin - 2 nhà sáng lập Google

Larry Page và Sergey Brin - 2 nhà sáng lập của Google

Tầm nhìn sứ mệnh của Google

Google đã xác định cho mình một tầm nhìn sứ mệnh: "Trật tự hóa thông tin trên toàn cầu và giúp cho những thông tin đó dễ dàng tiếp cận một cách hữu ích với người dùng trên toàn thế giới." Google hoạt động dựa trên cơ chế truy quét (crawler) và thuật toán tìm kiếm (algorithm). Ban đầu, crawler truy quét tất cả các đường dẫn website được đăng tải công khai trên Internet, sau đó lọc ra những URL được cho là hữu ích với người dùng và lưu vào cơ sở dữ liệu (Indexation). Sau đó, các thuật toán tìm kiếm sẽ có nhiệm vụ truy xuất, lọc và sắp xếp các URL có trong cơ sở dữ liệu của cỗ máy sao cho phù hợp với từ khóa tìm kiếm của người dùng, mỗi khi người dùng truy vấn. Cơ chế thông minh này đã giúp Google nhanh chóng trở thành doanh nghiệp có thị phần lớn nhất thế giới về công cụ tìm kiếm, qua đó giúp Google dễ dàng lấn sân sang những mảng kinh doanh khác.

Google và Google Ads

Google Ads (Google Adwords)

Google cung cấp công cụ tìm kiếm hoàn toàn miễn phí cho người dùng Internet, đổi lại, doanh thu của doanh nghiệp này sẽ đến từ những nhà quảng cáo - những cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp muốn tiếp cận những người dùng sử dụng công cụ này. Nói một cách cho dễ hiểu, người dùng Internet vừa là người tiêu dùng, vừa là sản phẩm của Google. Ban đầu, Google cung cấp không gian quảng cáo qua một công cụ quản lý có tên là Adwords (nay đã được đổi tên thành Google Ads).  Công cụ này cho phép các nhà quảng cáo tạo một tài khoản riêng, tạo các mẫu quảng cáo (văn bản hay hình ảnh) và lựa chọn các từ khóa tương ứng để quảng cáo xuất hiện mỗi khi người dùng truy vấn tìm kiếm. Trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs), quảng cáo sẽ xuất hiện tương tự như kết quả tìm kiếm tự nhiên, tuy nhiên có gắn nhãn "Ads" hoặc "Quảng cáo". Ngoài ra, quảng cáo cũng sẽ xuất hiện trên các website (tin tức, blog, tạp chí...) có liên kết với chương trình Google Adsense. Đây là chương trình mà trong đó, các publisher (chủ website) cho phép quảng cáo của Google hiển thị trên website của mình, đồng thời Google sẽ trích một phần doanh thu từ các quảng cáo hiển thị trên website đó cho các publisher.

Google Analytics - Công cụ miễn phí dành cho các nhà quảng cáo và chủ website

Google Analytics

Bên cạnh việc kinh doanh quảng cáo trên nền tảng của mình, Google cung cấp cho những nhà quảng cáo, hay những người làm công việc SEO (tối ưu hóa cỗ máy tìm kiếm) một công cụ có tên gọi là Google Analytics. Đây là công cụ giúp các nhà quảng cáo hay quản trị website có thể xem và phân tích lưu lượng truy cập trên website, hiểu được hành vi của người dùng, từ đó có những biện pháp tối ưu website cũng như là tối ưu các thiết lập quảng cáo. Ví dụ, bằng việc xem báo cáo tỷ lệ thoát và thời gian trung bình trên trang, nhà quảng cáo hay quản trị website có thể biết được rằng nội dung trên trang có thật sự hữu ích và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng không, qua đó có những biện pháp cải thiện phù hợp.

Google Search Console - Công cụ miễn phí dành cho các SEOer

Google Search Console

Để giúp cơ chế truy quét của Google hoạt động tốt hơn, cũng như hỗ trợ các SEOer (người làm công việc SEO), Google đã cho ra đời công cụ Google Webmaster (nay được đổi tên thành Google Search Console). Đây là một công cụ giúp các SEOer thông báo với Google về sự xuất hiện của các URL website trên Internet để thúc đẩy nhanh quá trình truy quét và lập chỉ mục (indexation) của Google. Bên cạnh đó, Google Search Console còn cung cấp báo cáo về sự xuất hiện của website dưới dạng kết quả tìm kiếm tự nhiên trên trang SERP. Ngoài ra, Google Search Console còn thông báo đến các chủ tài khoản về những lỗi phát sinh hay các hành vi xấu (spam, nội dung rác...).

Youtube

Youtube

Vào ngày 9/10/2006, Google mua lại Youtube. Thương vụ này đã giúp Google có thêm được một mảng kinh doanh mới: mạng xã hội Video. Nhắc đến Youtube, có lẽ chúng ta đã quá quen với nó. Đây là một nền tảng giúp những người làm nội dung (Youtuber) có thể tạo kênh (channel) và đăng tải các video của mình lên trên kênh đó. Đồng thời, người dùng có thể xem các video được đăng tải trên các kênh của những Youtuber. Và dĩ nhiên, doanh thu của mảng Youtuber đến từ quảng cáo. Nhà quảng cáo có thể đặt quảng cáo dưới dạng pre-proll video thông qua chính công cụ Google Ads.

Google Chrome và các web app (ứng dụng trên nền tảng web)

Google Chrome

Để chứng tỏ sự thống trị của mình trên Internet, vào 2/9/2008, Google đã cho ra đời một sản phẩm mà bất kỳ người dùng internet nào cũng cần đến nó - trình duyệt web Google Chrome. Vào thời điểm đó, thị phần trình duyệt web hoàn toàn nghiên về Internet Explorer của nhà Microsoft. Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển và tính đến thời điểm hiện tại (3/2021), Google Chrome đã áp đảo hoàn toàn với 64.19% lượng người dùng toàn cầu, bên cạnh Safari (19.03%), Firefox (3.68%), Microsoft Edge (3.45%), Samsung Internet (3.27%), Opera (2.17%). Google Chrome hoàn toàn miễn phí, nhưng nó là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái của Google. Google Chrome đảm nhận vai trò thu thập dữ liệu người dùng để cung cấp cho các nền tảng khác (bao gồm quảng cáo), cũng như cung cấp các dịch vụ khác như Google Maps (bản đồ), Google Docs (phần mềm dành cho văn phòng), plugins (tiện ích mở rộng)...

Dịch vụ lưu trữ Google Drive

Google Drive - Dịch vụ lưu trữ cung cấp bởi Google

Trong số các Web App có mặt trên Chrome, cái tên nổi bật nhất có thể kể đến chính là Google Drive. Đây là một dịch vụ có chức năng như một ổ đĩa ảo trên Internet, cho phép người dùng tải lên (upload) các tập tin dữ liệu, tải xuống ở cùng hay khác thiết bị khi cần, cũng như chia sẻ các tập tin đã upload cho những người dùng Internet khác. Hiện tại (3/2021), Google Drive cho phép người dùng tạo tài khoản miễn phí có dung lượng lưu trữ giới hạn là 15GB. Nếu muốn tăng mức giới hạn này, người dùng phải chuyển sang hình thức trả phí với các gói khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng.

Android

Hệ điều hành di động Android

Cũng trong năm 2008, Google chính thức lấn sân sang mảng di động với Android, một hệ điều hành dành cho các thiết bị điện thoại thông minh, cạnh tranh trực tiếp với IOS đến từ nhà Apple. Khác với IOS, Android là một hệ điều hành mã nguồn mở, cho phép các nhà phát triển điện thoại di động có thể tùy biến để phù hợp với từng phần cứng bên trong mỗi chiếc điện thoại. Điều này giúp Android nhanh chóng trở nên phổ biến. Những cái tên lớn sử dụng hệ điều hành Android có thể kể tên như: Samsung, Oppo, Xiaomi, Huewei, Vsmart... Tính đến tháng 3/2021, số lượng người dùng điện thoại thông minh cài đặt hệ điều hành Android chiếm 71.81%, dẫn xa đối thủ IOS (27.43%). Doanh thu của mảng Android chủ đến từ chợ ứng dụng CH Play. CH Play cho phép các nhà phát triển bên thứ 3 (Third party developer) đăng tải ứng dụng của mình lên trên chợ. Trường hợp ứng dụng có thu phí, Google sẽ được hưởng 25% doanh thu thông qua mỗi ần thanh toán từ người dùng trên ứng dụng đó.

Pixel & Nexus

Pixel & Nexus

Cũng với điện thoại thông minh, Google cũng tham gia vào thị trường sản xuất phần cứng khi mua lại Motorola và cho ra đời 2 dòng sản phẩm là Pixel và Nexus. Pixel gồm các sản phẩm điện thoại thông minh và máy tính bảng được thiết kế và sản xuất bởi Google từ đầu đến cuối. Ngược lại, Nexus gồm các sản phẩm tương tự nhưng được sản xuất bởi các đơn vị hợp tác (outsource). Mặc dù Google thắng lớn ở những mảng kinh doanh khác, nhưng riêng mảng phần cứng di động, kết quả của Google không mấy khả quan. Đến nay, Nexus có vẻ được cho là đã chết và chỉ còn lại Pixel là gương mặt duy nhất đại diện cho mảng kinh doanh này. Theo trang Stats Counter, lượng người dùng thiết bị di động của Google chỉ chiếm 2.18% thị phần của thị trường sân nhà (Bắc Mỹ) trong tháng 3/2021, đứng sau các đối thủ các như Apple, Samsung... Đây là một đều khá dễ hiểu, bởi thế mạnh của Google nằm ở Internet, trong khi các đôi thủ như Apple, Samsung đã bắt đầu kinh doanh phần cứng từ rất lâu.

Sự thống trị của Google trong hiện tại và tương lai

Mục tiêu tối thượng của Google vẫn là gia tăng sự tiếp cận với người dùng trên Internet, bất kể họ sử dụng những phương tiện hay thiết bị nào, từ máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh, TV thông minh... Càng có nhiều người dùng Internet, Google càng bán được nhiều quảng cáo. Các sản phẩm mới của Google ngoài việc giúp chính nó hoàn thành được mục tiêu trên, luôn phải mang một trải nghiệm tốt và cá nhân hóa cho người sử dụng nó.

Sự thống trị của Google trên Internet lớn đến nổi Google phải luôn truyền tải slogan cho các nhân viên: "Don't be evil" (Đừng trở thành quỷ dữ). Doanh thu của Google đạt mức kỷ lục vào năm 2013 với 59 tỷ USD. Ngoài ra, giá trị vốn hóa 400 tỷ USD của Google trong năm 2014 cũng giúp Google trở thành công ty thứ 2 có giá trị nhất thế giới trong cùng năm đó. Ngày nay, ta có thể dễ dàng biết được Google đang thường xuyên phải đối mặt với những vụ kiện lớn nhỏ, với cùng chung một mục đích chính là chống độc quyền và phá vỡ sự thống trị của Google. Tiêu biểu là vụ kiện đến từ Epic Games, một hãng sản xuất các trò chơi điện tử nổi tiếng đã đâm đơn kiện 2 chủ nhà của CH Play và Appstore, với nội dung yêu cầu 2 doanh nghiệp này giảm mức hoa hồng 25% từ các ứng dụng bên thứ 3. Ngoài ra, Google cùng các thành viên khác của Big Tech (Apple, Facebook, Amazon) phải liên tục tham gia các phiên điều trần của quốc hội Mỹ bởi tầm ảnh hưởng sâu rộng của những doanh nghệp này.

Chưa ai biết được tương lai của Google sẽ đi về đâu, nhưng có một điều có thể khẳng định rằng, Google sẽ tiếp tục thống trị Internet trong những năm sắp tới, và người dùng Internet không thể "sống" nếu thiếu vắng Google.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Google có nhiều mảng kinh doanh, bao gồm tìm kiếm, quảng cáo trực tuyến, đám mây, thiết bị di động, phần mềm và nhiều sản phẩm khác.
Google là công ty của Mỹ.
Sản phẩm nổi tiếng nhất của Google là công cụ tìm kiếm Google (Google Search).
Hiện tại, Google có khoảng 135,000 nhân viên trên toàn thế giới.
Google cung cấp nhiều dịch vụ cho người dùng, bao gồm Gmail, Google Drive, Google Maps, YouTube và nhiều dịch vụ khác.