1. Bức tranh tổng quan Tinder
Tinder đã trải qua một hành trình phát triển ấn tượng kể từ khi xuất hiện lần đầu vào tháng 9/2012. Chỉ sau hai tháng ra mắt, ứng dụng có hơn 5 nghìn người đăng ký. Một năm sau, Tinder đã có một tỷ lượt “swipe” mỗi ngày. Sau gần một thập kỷ, con số này hiện đã tăng lên thành 1,6 tỷ. Tính đến nay, ứng dụng đã có mặt ở trên 190 quốc gia, với hơn 4,1 triệu người trả tiền cho Tinder Plus và Tinder Gold.
Tại Việt Nam, Tinder trở nên nổi tiếng như một hiện tượng vào năm 2015. Công cụ nghiên cứu thị trường ứng dụng App Annie thống kê hiện nay (tính đến 10/2023) đã có hơn 10 triệu người Việt dùng ứng dụng này để tìm kiếm đối tượng phù hợp. Dữ liệu của báo cáo của Data.ai cho thấy, Tinder giữ vị trí thứ hai xếp thứ 2 trong Top các App được người dùng chi tiền nhiều nhất (2016 -2023), vượt trên cả Youtube.
Tất cả những thành tựu này không chỉ đến từ chất lượng của ứng dụng mà còn từ việc áp dụng các thủ thuật tâm lý một cách thông minh, giúp Tinder giữ vững và mở rộng vị thế của mình trong thế giới hẹn hò trực tuyến.
2. Chúng ta có thực sự "quẹt phải" theo cách chúng ta muốn?
Bạn có biết tại sao Tinder lại được thiết kế và xây dựng theo cấu trúc chỉ có hình ảnh và Bio (trong profile) mà không phải là một hồ sơ cá nhân đầy đủ như một số nền tảng (platform account) khác hay không? Bởi lẽ, việc tập trung vào hình ảnh và Bio ngắn giúp tạo ra trải nghiệm nhanh chóng và hiệu quả cho người sử dụng.
Theo một nghiên cứu mới đây, khi nhìn vào hình ảnh hoặc đọc mô tả ngắn trên Bio của một người, bạn chỉ cần 5 giây để quyết định "quẹt phải" hay "bỏ qua". Ví dụ, khi tôi thấy một profile khoe máy ảnh hoặc hình ảnh quay phim, tôi có thể nhanh chóng kết luận về sở thích và nghề nghiệp của người đó. Tôi cảm thấy thú vị "quẹt phải" với người có cùng sở thích hoặc cùng lĩnh vực làm việc, đây là bước đầu tiên của quá trình làm quen.
Đó là điểm thú vị của "Ký hiệu học". Nói một cách khác, chúng ta vuốt phải hay trái vì "ký hiệu học". Một biển báo "Stop" dù không có chữ "dừng lại" nhưng mọi người vẫn hiểu là không được đi tiếp. Mỗi bức ảnh mà người dùng chọn và show off chính là "ký hiệu" nhận diện mà họ sử dụng để giao tiếp thông tin và tạo ấn tượng với đối phương.
3. Thủ thuật tâm lý mà Tinder áp dụng để lôi kéo người dùng
3.1. Desk mode - Xoá bỏ tâm lý lo sợ khi hẹn hò chốn công sở
Theo một khảo sát từ Tinder, đã có những số liệu thú vị liên quan đến việc sử dụng ứng dụng của người dùng. 30% người dùng đã tìm kiếm đối tượng hẹn hò trong lúc họp và 47% thích trò chuyện với đối tượng trong giờ làm việc tại công ty. Để đáp ứng nhu cầu và thói quen này, Tinder đã phát triển tính năng "Desk Mode", một tính năng độc đáo giúp người dùng "ngụy trang" ứng dụng thành công cụ văn phòng.
Khi tính năng này được bật, người dùng sẽ thấy một biểu tượng nhỏ hình chiếc cặp ở góc trên cùng bên trái của màn hình desktop. Nếu nhấp vào biểu tượng đó, một trang web tìm kiếm mang tên "Meeting Notes" sẽ hiển thị, có giao diện tương tự như Google, nhằm che giấu giao diện của Tinder. Điều này cho phép người dùng "giả vờ" làm việc chăm chỉ trong khi thực sự đang tìm kiếm đối tượng hẹn hò trên ứng dụng. Tính năng "Desk Mode" không chỉ giúp tối ưu hóa trải nghiệm sử dụng mà còn chạm vào tâm lý của những người có những lo ngại hay ngại ngùng khi sử dụng ứng dụng hẹn hò trong môi trường công việc.
3.2. Tinder Gold - Đánh vào tâm lý FOMO và áp dụng hiệu ứng chim mồi
Tinder đã tinh tế sử dụng chiến lược tâm lý FOMO (Fear of Missing Out - Sợ bỏ lỡ cơ hội) và kích thích tò mò của người dùng bằng hiệu ứng chim mồi. Cụ thể, “ông tơ bà nguyệt” này đã cài đặt lượt hiển thị số lượng hồ sơ "99+" đối với người chưa sở hữu Tinder Gold, nhưng sau khi mua gói này, số liệu này đã biến mất giảm xuống còn 20. Bằng cách sử dụng hiệu ứng tâm lý này, Tinder đã khuyến khích người dùng đưa ra quyết định mua sắm gói Tinder Gold một cách nhanh chóng để “khám phá”. Hơn nữa, việc giới hạn số lần lướt chọn và đẩy người dùng đến việc mua gói để có thêm lượt lướt là một chiến lược tinh tế để thúc đẩy doanh số bán hàng và giữ chân người dùng trong ứng dụng.
Mặt khác, Tinder còn chú trọng vào việc cho phép người dùng chia sẻ ảnh và giới thiệu profile theo các cách đặc biệt, như là nghệ sĩ, doanh nhân, quản lý... nhằm tạo ra một ấn tượng cá nhân hóa và giúp người dùng xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp để thu hút sự chú ý.
3.3. It’s a match - Xây dựng như một hình thức gamification
Quan trọng hơn, "ông tơ bà nguyệt" còn tạo ra một "giỏ hàng" hẹn hò, giúp người dùng duyệt qua vô số hồ sơ trước khi quyết định liệu muốn "match" thực sự. Nhiều người dùng Tinder còn trêu đùa rằng việc sử dụng ứng dụng này giống như "shopping for boys". Thuật ngữ "shopping" không chỉ thể hiện quá trình tìm kiếm mối quan hệ mà còn đánh bại một sự nhàm chán từ các ứng dụng hẹn hò trực tuyến khác. Thay vì chỉ đơn giản là "lướt" qua các hồ sơ, người dùng Tinder trải qua một trải nghiệm đặc sắc, như việc tìm kiếm qua các "kệ hàng" ảnh và thông tin và chọn lựa như khi chọn sản phẩm trong một cửa hàng. Mô tả này không chỉ là một cách giải thích ví dụ mẫu, mà còn là một cách để kết nối với tâm lý người dùng, làm cho trải nghiệm sử dụng Tinder trở nên gần gũi và thú vị hơn.
3.3. It’s a match - Xây dựng như một hình thức gamification
Giao diện của Tinder được cố tình thiết kế như một trò chơi theo hướng "Gamification" để tăng cường sự thú vị và tương tác trong quá trình sử dụng. Khi hai người dùng "match" nhau, thông báo "It's a match" không chỉ là một thông điệp thông báo sự kết hợp thành công, mà còn mang theo hai lựa chọn hấp dẫn.
Lựa chọn đầu tiên là "Gửi tin nhắn" khuyến khích người dùng tiếp tục tương tác bằng cách bắt đầu cuộc trò chuyện. Hoặc có thể là "Tiếp tục chơi" mời gọi người dùng tiếp tục cuộc "chơi" trong việc khám phá và tìm kiếm người "match" tiếp theo. Lúc này, hẹn hò không chỉ là quá trình tìm kiếm mối quan hệ, mà còn như một trải nghiệm giải trí và kích thích, giống như khi tham gia vào một trò chơi trực tuyến.
4. Cách người dùng Tinder biến cuộc hẹn trực tuyến sang thế giới thực
Để biến cuộc hẹn trực tuyến trên Tinder thành một trải nghiệm thực tế ở thế giới thực, bạn phải đối mặt với thách thức: “Nghịch lý của sự lựa chọn”, tương tự như những gì các thương hiệu đang phải đối mặt. Với nhiều lựa chọn tốt hơn, làm thế nào để người dùng có thể tạo ra một hồ sơ không chỉ thu hút "lượt vuốt phải" mà còn làm khiến đối tượng đã match “đổ gục” từ hành trình so sánh - trò chuyện - cuộc hẹn trực tiếp đầu tiên.
Quá trình này được xây dựng dựa trên những nguyên tắc tương tự như bất kỳ chiến lược tiếp thị hiện đại nào:
Xác định đối tượng mục tiêu: Hiểu rõ đối tượng mục tiêu của bạn là ai. Nếu bạn muốn gặp một người có học vấn và đam mê nghiên cứu, sử dụng hình ảnh trường đại học làm một trong những hình ảnh chính của hồ sơ.
Kết nối dựa trên sở thích chung: Tìm kiếm Match thông qua bạn bè hoặc sở thích chung, đặc biệt là thông qua việc chia sẻ thông tin từ hồ sơ cá nhân trên Tinder.
Cá nhân hóa trải nghiệm để tạo ra chuyển đổi: Tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa để tạo ra chuyển đổi. Tránh các câu hỏi chung chung như "Anh/Em đã ăn tối chưa?" và thay vào đó, hãy bắt đầu bằng những câu chuyện thú vị về bản thân bạn.
Những chiến lược này không chỉ giúp tăng cơ hội thu hút sự chú ý trên Tinder mà còn tạo ra cơ hội cho các cuộc trò chuyện ý nghĩa và cuối cùng, biến thành một trải nghiệm thực sự trong thế giới offline.