Thuỷ đậu ở trẻ em: Cảnh báo về nguy cơ biến chứng đáng lo ngại

Thuỷ đậu ở trẻ em: Cảnh báo về nguy cơ biến chứng đáng lo ngại

Bệnh thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng da do virus Varicella Zoster gây ra Bệnh này có khả năng lây lan rất cao và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm Đừng coi thường bệnh thủy đậu, hãy chú ý đến việc phòng tránh và điều trị kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc

Thuỷ đậu ở trẻ em: Cảnh báo về nguy cơ biến chứng đáng lo ngại

BÁC SĨ HUỲNH MINH NHỰT

Tác giả bài viết

Bác sĩ tốt nghiệp Trường ĐH Y Dược Cần Thơ.

Bác sĩ khoa Nội Nhiễm - BV đa khoa Khu vực Thủ Đức

Kinh nghiệm công tác:

Bác sĩ điều trị Hệ thống nhi khoa Dr.Phước.

Đại diện từ Liên chi hội Gan mật TP.HCM cho nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Thủy đậu là một bệnh lây truyền cấp tính do virus Varicella Zoster gây nên, có thể lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần với nốt phồng nước từ người bị bệnh thủy đậu. Bệnh có đặc điểm là phát ban dạng nốt phồng nước trên da và niêm mạc.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu sẽ phát triển sau khi nổi mụn nước và có thể gây ra viêm não, viêm phổi, viêm tinh hoàn hoặc viêm buồng trứng.

Trong khoảng 3 tháng gần đây, phòng khám nhiệt đới của bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức đã tiếp nhận nhiều trường hợp mắc bệnh thủy đậu phải nhập viện, trong đó có nhiều trường hợp là người trẻ không có bệnh lý nền.

Thuỷ đậu ở trẻ em: Cảnh báo về nguy cơ biến chứng đáng lo ngại

Đơn cử như trường hợp của anh Trần. M. T - 22 tuổi, là một sinh viên, anh nhập viện với nhiều bóng nước trên cơ thể, tay chân và vết loét, sau khi được tiếp nhận, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành kiểm tra toàn diện và chẩn đoán anh mắc bệnh thủy đậu do nhiễm vi khuẩn.

Sau 7 ngày điều trị bằng kháng sinh và kháng virus, cũng như cách ly, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân hiện đã ổn định hơn, các nốt phồng đã khô và ăn uống cũng đã tốt hơn. Mặc dù thủy đậu là một loại bệnh nhẹ, không có triệu chứng nặng nề ngoài những nốt mụn nước đỏ.

Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng da từ vết thương thủy đậu, nhiễm trùng máu, viêm não... Đây là những biến chứng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng hoặc để lại hậu quả sau này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Phòng tránh bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có thể được phòng ngừa bằng vắc xin. Bộ y tế khuyến cáo hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh để ngăn chặn sự lây lan.

Những người mắc bệnh thủy đậu cần nghỉ học hoặc nghỉ làm ít nhất từ 7 đến 10 ngày kể từ khi phát hiện bệnh để ngăn chặn việc lây lan cho người khác.

Hãy thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng đồ dùng cá nhân riêng, và vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, trường học và đồ dùng hàng ngày bằng các chất sát khuẩn thông thường. Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.

Thuỷ đậu ở trẻ em: Cảnh báo về nguy cơ biến chứng đáng lo ngại

Nếu đã được tiêm vaccine ngừa thủy đậu, đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng có khoảng 10% có thể mắc phải thủy đậu sau khi tiêm vaccine, nhưng các trường hợp này thường chỉ bị nhẹ, có rất ít nốt đậu (dưới 50 nốt) và thường không gây biến chứng.