Trong vụ kiện giữa ông Stephan Thaler và Văn phòng Bản quyền Mỹ, phải xem xét đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm trí tuệ nhân tạo Creative Machine của ông Thaler cho tác phẩm "A Recent Entrance to Paradise" vào năm 2018.
Ông Thaler cho rằng, nếu AI đáp ứng tiêu chí về quyền tác giả và có hệ thống làm việc độc lập để sáng tạo tác phẩm, nó nên được công nhận là tác giả.
Tác phẩm "A Recent Entrance to Paradise" đã bị từ chối công nhận bởi Văn phòng bản quyền Mỹ (U.S. Copyright Office). Ông Thaler đã kiện tòa án vào tháng 6/2022 và yêu cầu quyền tác giả cho Creative Machine. Tuy nhiên, tòa án gần đây đã quyết định không chấp nhận đơn kiện của ông Thaler để xác định quyền sở hữu trí tuệ.
Thẩm phán Beryl Howell đã quyết định rằng, công cụ trí tuệ nhân tạo không được coi là tác giả hoặc sở hữu bản quyền. Thẩm phán lý giải rằng, sự thiếu vắng của con người trong quá trình tạo ra tác phẩm làm cho việc công nhận bản quyền cho trí tuệ nhân tạo trở nên không thể.
Thẩm phán Beryl Howell trích dẫn luật pháp Hoa Kỳ, chỉ cho rằng chỉ có những tác phẩm do con người sáng tạo mới được công nhận và được bảo vệ bản quyền. Sự sáng tạo của con người được coi là yếu tố quan trọng nhất để quyết định xem một tác phẩm có được bảo vệ hay không, ngay cả khi sự sáng tạo đó được truyền tải qua các công cụ hoặc phương tiện truyền thông mới. Ví dụ, nếu một con khỉ chụp ảnh, bức ảnh đó sẽ không được coi là có bản quyền vì quyền sở hữu trí tuệ không được áp dụng cho động vật.
Các nhiếp ảnh gia khi sử dụng máy ảnh để chụp ảnh vẫn được cấp bản quyền bởi họ đã sử dụng "ý tưởng tinh thần" để sắp xếp ánh sáng và bố cục...
Mặc dù sở hữu vẻ đẹp tự nhiên, công việc của người mẫu thời trang đang đối mặt với nguy cơ bị đẩy lên bờ vực vì sự phát triển của các trang web này.