1. Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2 sách Kết nối tri thức:
Tự nhiên và Xã hộiBÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
– Kể được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ.
– Vẽ, viết hoặc dán ảnh được các thành viên trong gia đình có hai, ba thế hệ vào sơ đồ.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
– Năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Biết yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Phiếu học tập ( sơ đồ gia đình có hai, ba thế hệ).
– HS: SGK; tranh ( ảnh) về gia đình mình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: – Mở cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Ba ngọn nên lung linh. – Cho HS chia sẻ với bạn theo cặp về gia đình mình. GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: *Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành viên trong gia đình bạn Hoa Yêu cầu học sinh cần có sự quan sát hình trong sgk/tr.6 và thảo luận thành nhóm 2 để trả lời các câu hỏi đã cho – Tranh chụp ảnh gia đình Hoa đang đi đâu? – Gia đình Hoa có những ai? – Vậy gia đình Hoa có mấy người? – Trong gia đình Hoa, ai là người nhiểu tuổi nhất? – Ai là người ít tuổi nhất? – Hãy nêu các thành viên trong gia đình Hoa từ người nhiều tuổi nhất đến người ít tuổi? – Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. – Nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Gia đình Hoa có ông bà, bố mẹ, Hoa và em trai cùng chung sống. Hoạt động 2: Gia đình Hoa có nhiều thế hệ cùng chung sống | – HS thực hiện .- HS chia sẻ. HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 2. – 2HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp. |
– GV gọi 1 học sinh đọc câu dẫn mục 2 phần Khám phá: Gia đình Hoa có nhiêu thế hệ cùng chung sống. Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ. -GV giải nghĩa cụm từ “ thế hệ” là những người cùng mọt lứa tuổi. – YC HS quan sát Sơ đồ các thế hệ trong gia đình bạn Hoa, thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi. Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. -Gv nhận xét, tuyên dương. – GV chỉ sơ đồ và nêu: Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ.?Vậy gia đình bạn Hoa có những thế hệ nào?? Vậy gia đình bạn Hoa gồm có mấy tế hệ chung sống? *GV nêu: Gia đình Hoa gồm có 3 thế hệ cùng chung sống gồm thế hệ ông bà; thế hệ bố mẹ; thế hệ con (Hoa và em của Hoa)?Những gia đình hai thế hệ thường có những ai? -GV gọi HS đọc lời chốt của Mặt trời. | – HS đọc. – HS nghe. – HS quan sát, thảo luận theo yêu cầu của GV.
|
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế-GV yêu cầu HS giới thiêu về gia đình mình. ( qua tranh, ảnh mang đi) | – HS giới thiệu về gia đình trong nhóm 4 theo yêu cầu. – 2HS đại diện nhóm lên trình bày – HS trả lời. |
2.3. Thực hành:-GV đưa ra các sơ đồ các thế hệ trong gia đình ( có 2; 3;4 thế hệ) để HS lựa chọn sơ đồ phù hợp với gia đình mình. -Yêu cầu HS vẽ, dán ảnh hoặc viết tên từng thành viên trong gia đình lên sơ đồ -GV tổ chức cho HS giới thiệu sơ đồ gia đình mình. | – HS quan sát và trả lời theo ý hiểu. – HS quan sát và lựa chọn sơ đồ. – HS làm việc cá nhân. – HS lên chia sẻ. |
3. Củng cố, dặn dò: – GV nhận xét tiết học. |
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Diễn đạt sự quan tâm quan trọng giữa các thế hệ trong gia đình và thực hiện hành động tương tự.
- Thể hiện tình yêu thương của mình dành cho các thành viên trong gia đình.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
– Năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Có ý thức giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà theo sức của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
– HS: SGK.
BÀI 2: NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LỚN TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
– Đặt được câu hỏi để tìm thông tin về công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình.
– Nêu được ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
– Năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Biết yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Phiếu học tập
– HS: SGK; tranh ( ảnh) về gia đình mình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: | – HS thực hiện. HS chia sẻ – HS thảo luận nhóm 2. – HS lên chia sẻ. – HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 4. |
(HS chọn 1 nghề nghiệp hoặc công việc trong các hình vừa thảo luận)? Tên công việc hoặc nghề nghiệp.:? Nơi làm việc:? Công việc hoặc nghề nghiệp có mang lại thu nhập không?? Lợi ích của công việc hoặc nghề nghiệp? | – Đại điện 3 nhóm HS trình bày.-HS làm việc cá nhân.-HS lên trình bày trước lớp. |
2.3. Thực hành: *Hoạt động 1: Tìm về công việc hoặc nghề nghiệp khác *Hoạt động 2: Tìm hiểu về công việc hoặc nghề nghiệp của người thân. | – HS thảo luận và trả lời theo ý hiểu. – HS đại diện nhóm lên chia sẻ.. – HS làm việc cá nhân. – HS lên chia sẻ. |
3. Củng cố, dặn dò:GV nhận xét tiết học. |
2. Môn tự nhiên xã hội là gì?
Môn Tự nhiên – Xã hội giúp học sinh nắm vững kiến thức về cuộc sống xung quanh và áp dụng phương pháp khoa học phù hợp với trình độ của học sinh. Môn học này kết hợp kiến thức tự nhiên và xã hội, được cấu trúc một cách logic và hợp lý. Môn TN – XH lớp 2 cung cấp thêm kiến thức về Con người – sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên dựa trên những kiến thức đã học từ các lớp trước.3. Đặc điểm môn học tự nhiên xã hội:
Môn học Tự nhiên và Xã hội là bắt buộc cho các lớp tiểu học và đó là nền tảng quan trọng cho việc học các môn khoa học, lịch sử và địa lí ở các lớp trung học. Môn học này giúp học sinh nâng cao khả năng khoa học, hiểu về môi trường tự nhiên và xã hội, áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học, đồng thời phát triển các năng lực tổng hợp như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội đã được tinh giản bớt một số nội dung khó hoặc sẽ được học ở các lớp đầu tiên của cấp trung học cơ sở, đồng thời cập nhật thêm một số nội dung mới gần gũi và thiết thực hơn với học sinh. Giáo viên nên sáng tạo, linh hoạt và phù hợp với mục tiêu, nội dung giảng dạy, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể.4. Các môn học bắt buộc ở Tiểu học trong chương trình giáo dục mới
Danh sách các môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục gồm:- Môn học Tiếng Việt: HS sẽ được học cách sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác và hiệu quả, đồng thời tìm hiểu về văn học, văn hóa Việt Nam.
Toán: môn học giúp học sinh hiểu rõ kiến thức và kỹ năng tính toán căn bản, từ đó phát triển tư duy logic và giải quyết những vấn đề phức tạp hơn.
Ngoại ngữ 1: học sinh học ngôn ngữ nước ngoài để nâng cao khả năng giao tiếp và hiểu biết về văn hóa của các quốc gia khác.
Đạo đức: Môn học này giúp học sinh phát triển tính chính trực, đạo đức và ý thức trách nhiệm.
Tự nhiên và Xã hội: Học sinh được khám phá và hiểu về các hiện tượng tự nhiên và xã hội, từ đó nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh và quan tâm đến những vấn đề xã hội.
Học môn Lịch sử và Địa lý giúp học sinh khám phá lịch sử và địa lý của Việt Nam và các nước trên thế giới, từ đó mở rộng hiểu biết về lịch sử và văn hóa đa dạng của các quốc gia khác.
Môn Khoa học giúp học sinh nắm bắt được các hiện tượng khoa học trong cuộc sống hàng ngày, qua đó phát triển tư duy sáng tạo và tinh thần nghiên cứu.
Môn Tin học và Công nghệ: giúp học sinh phát triển kỹ năng sử dụng và quản lý công nghệ thông tin, cùng việc nắm bắt các ứng dụng công nghệ trong cuộc sống.
Môn Giáo dục Thể chất: giúp học sinh rèn luyện sức khỏe, thể chất và tính cách qua các hoạt động thể thao.
Nghệ thuật: Học sinh khám phá và tìm hiểu về các lĩnh vực nghệ thuật như âm nhạc, mỹ thuật, từ đó phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo.
Hoạt động trải nghiệm: Môn học tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm các hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển sự tự tin và kỹ năng sống.
5. Quy định số tiết học ở bậc Tiểu học:
Nội dung giáo dục | Số tiết trong một năm | ||||
Lớp 1 | Lớp 2 | Lớp 3 | Lớp 4 | Lớp 5 | |
I. Môn học bắt buộc | |||||
1. Tiếng Việt | 420 | 350 | 245 | 245 | 245 |
2. Toán | 105 | 175 | 175 | 175 | 175 |
3. Đạo đức | 35 | 35 | 35 | 35 | 35 |
4. Tự nhiên và xã hội | 70 | 70 | 70 | ||
5. Khoa học | 70 | 70 | |||
6. Lịch sử và Địa lý | 70 | 70 | |||
7. Nghệ thuật | 70 | 70 | 70 | 70 | 70 |
8. Tin học và Công nghệ | 70 | 70 | 70 | ||
9. Giáo dục thể chất | 70 | 70 | 70 | 70 | 70 |
10. Ngoại ngữ 1 | 140 | 140 | 140 |
II. Hoạt động giáo dục bắt buộc | |||||
1. Hoạt động trải nghiệm(Tích hợp thêm giáo dục địa phương) | 105 | 105 | 105 | 105 | 105 |
III. Môn học tự chọn | |||||
1. Tiếng dân tộc thiểu số | 70 | 70 | 70 | 70 | 70 |
2. Ngoại ngữ 1 | 70 | 70 | |||
Tổng số tiết trong một năm(không tính tự chọn) | 875 | 875 | 980 | 1050 | 1050 |
Số tiết trung bình trên tuần(không tính tự chọn) | 25 | 25 | 28 | 30 | 30 |