Giáo án lớp 3 theo Công văn 2345 trọn bộ đầy đủ 35 tuần

Giáo án lớp 3 theo Công văn 2345 trọn bộ đầy đủ 35 tuần

Bộ tài liệu Giáo án lớp 3 theo Công văn 2345 là tài liệu giáo dục quan trọng, cung cấp đầy đủ 35 tuần giảng dạy cho môn Thủ công, Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Thể dục và Tự nhiên xã hội Giáo viên có thể dễ dàng lên kế hoạch giảng dạy từng tuần một, đảm bảo tiến trình học tập hiệu quả

1. Giáo án lớp 3 môn Thủ công theo Công văn 2345:

Tiết 3:THỦ CÔNG:

GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Kiến thức: HS biết cách gấp tàu thủy 2 ống khói đúng quy trình kỹ thuật

Rèn cho học sinh khả năng khéo léo, cẩn thận.

Hình thành các phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học, Giáo tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

GDBVMT: Tàu di chuyển trên mặt nước bằng xăng và dầu. Khi tàu hoạt động, khói từ nhiên liệu được thải qua 2 ống khói. Cần sử dụng tàu thuỷ tiết kiệm nhiên liệu.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

GV: Mẫu tàu thủy 2 ống khói được gấp bằng giấy có kích thước đủ lớn để HS cả lớp quan sát được

HS: Giấy nháp, giấy thủ công, kéo.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. HĐ khởi động (5 phút):

– Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của HS và nhận xét.

– Giới thiệu bài mới:

– HS kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo GV

2. HĐ quan sát và nhận xét (10 phút)

*Mục tiêu: HS quan sát nhận xét về đặc điểm và hình dáng chiếc tàu thuỷ 2 ống khói.

* Cách tiến hành:

 

– GV gắn mẫu tàu thủy 2 ống khói.

+ Màu sắc của tàu thủy ?

+ Nêu đặc điểm của 2 ống khói?

+ Hình dáng của mỗi bên thành tàu?

– GV giải thích: Hình mẫu chỉ là đồ chơi được gấp gần giống như tàu thủy. Trong thực tế, tàu thủy được làm bằng sắt, thép và có cấu tạo phức tạp hơn nhiều

– GV gợi ý để HS suy nghĩ : Gấp chiếc tàu thủy như thế nào ?

– Giới thiệu quy trình gấp:

+ B1: Gấp cắt bỏ tờ giấy hình vuông.

+ B2 : Gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông

+ B3 : gấp thành tàu thủy 2 ống khói

HS quan sát.

– Màu xanh biển

– 2 ống khói ở giữa tàu và giống nhau.

– Mỗi bên thành tàu có 2 hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng.

– HS ghi nhớ

3. HĐ thực hành (15 phút)

*Mục tiêu: HS biết gấp theo đúng quy trình.

*Cách tiến hành:

– Yêu cầu HS nêu cách tạo tờ giấy hình vuông.

– Yêu cầu HS dựa vào bảng quy trình nêu các

bước thực hiện

– GV chia nhóm 4 HS. GV theo dõi sửa chữa.

– Lưu ý HS: Trong bước 1, cần gấp và cắt sao cho bốn cạnh hình vuông thẳng và bằng nhau thì hình gấp mới đẹp. Sau mỗi lần gấp, cần miết kỹ các đường gấp cho phẳng.

– Giáo viên quan sát nếu học sinh nào còn lúng túng khi thực hiện thì giáo viên cần hướng dẫn lại để học sinh cả lớp biết cách thực hiện.

– Nhận xét kết quả thực hành của HS

– HS nêu các bước thực hiện: + B1: Gấp cắt bỏ tờ giấy hình vuông.

+ B2 : Gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông

+ B3 : gấp thành tàu thủy 2 ống khói

– HS thực hiện

– Báo cáo kết quả thực hành

4. HĐ ứng dụng (5 phút):

*GDBVMT: Tàu thuỷ chạy trên sông, biển, cần xăng, dầu. Khi chạy khói của nhiên liệu chạy trên tàu được thải ra hai ống khói. Cần sử dụng tàu thuỷ tiết kiệm xăng, dầu.

5. HĐ sáng tạo (1 phút):

– Về nhà tiếp tục thực hiện gấp tàu thủy 2 ống khỏi.

– Tưởng tượng và vẽ tàu thủy 2 ống khói

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG:

………………………………….

2. Giáo án lớp 3 môn Tiếng Việt theo Công văn 2345:

Tiết 2+ 3:

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):

BÀI TẬP LÀM VĂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Trước tiên, hiểu ý nghĩa của các từ trong bài viết: một khăn trải có mùi thơm, viết tỉ mỉ, ngắn gọn.

Thứ hai, từ câu chuyện, hiểu lời khuyên: Học sinh phải hành động theo lời nói, nếu đã nói thì phải cố gắng làm được.

Thứ hai, trình bày lại câu chuyện Bài tập viết

Thứ tư, rèn kỹ năng đọc: Đọc chính xác các từ, những từ khó hoặc dễ nhầm lẫn (Viết văn, bận rộn, lúng túng, ngắn gọn,…). Tạm dừng hơi đúng sau dấu câu và giữa những nhóm từ. Hiểu biết phân biệt lời của nhân vật: "tôi" và lời của mẹ.

Thứ năm, rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

Giáo dục HS tính trung thực và biết giữ lời hứa. Lời nói phải song hành với việc làm.

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bảng phụ, phiếu học tập.

HS: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

Các phương pháp bao gồm vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, và hoạt động nhóm.

Kỹ thuật bao gồm đặt câu hỏi, trình bày trong 1 phút, động não, tia chớp, và chia sẻ cùng nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (3 phút)

– Kết nối bài học.

– Giới thiệu bài – Ghi tên bài.

– HS hát bài: Bài ca đi học

– Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. HĐ Luyện đọc (20 phút)

*Mục tiêu:

– Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành:

a. GV đọc mẫu toàn bài:

– Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng:

+ Giọng nhân vật “tôi”: Giọng tâm sự nhẹ nhàng, hồn nhiên.

+ Giọng mẹ: dịu dàng.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó:

– GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

– Giáo viên theo dõi, quan sát.

– Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:

+ Nhưng / chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủn như thế này à? (giọng băn khoăn)

+ Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế? (giọng ngạc nhiên)

– GV yêu cầu đặt câu với từ “Viết lia lịa” tìm từ trái nghĩa với từ “Ngắn ngủn”.

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

– HS lắng nghe.

– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

– Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

– Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Liu – xi – a, Cô – li – a,…).

– HS chia đoạn (4 đoạn như SGK).

– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

– Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

– Đọc phần chú giải (đọc cá nhân).

– 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

– Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

– Lớp đọc đồng thanh đoạn 4.

2. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài thông qua việc trả lời các câu hỏi: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì cố làm cho được.

b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

– GV yêu cầu 1 HS đọc to 4 câu hỏi cuối bài.

– GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Nhân vật “tôi” trong truyện này tên là gì?

+ Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào?

+ Vì sao Cô – li – a thấy khó viết bài tập làm văn?

+ Thấy các bạn viết nhiều, Cô – li – a làm cách gì để bài viết dài ra?

+ Vì sao mẹ bảo Cô – li – a đi giặt quần áo:

+ Lúc đầu Cô – li – a ngạc nhiên?

+ Vì sao sau đó, Cô – li – a vui vẻ làm theo lời mẹ?

+ Bài đọc giúp em điều gì?

*GV chốt ND: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.

– 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài.

– Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).

– Cô – li – a.

– Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ.

– Vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc, dành thời gian cho Cô – li – a học.

– Cô – li –a cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng bạn mới làm và kể ra những việc bạn chưa làm bao giờ làm…

– Cô – li –a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải giặt quần áo…

– Vì bạn nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong bàic TLV.

– Lời nói phải đi đôi với việc làm

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP THỰC HÀNH

1. HĐ Luyện đọc lại – Đọc diễn cảm (15 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp

– Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.

*Chú ý giọng đọc của nhân vật “tôi”.

– GV nhận xét chung – Chuyển HĐ.

– 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.

– Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện

– Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.

+ Phân vai trong nhóm.

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

– Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

– Lớp nhận xét.

2. HĐ kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu:

– Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

– Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.

* Cách tiến hành:

a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện

b. Hướng dẫn HS kể chuyện:

b1. Sắp xếp lại 4 bức tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.

– GV treo tranh và yêu cầu cả lớp quan sát 4 tranh minh họa trong SGK.

– GV gọi HS phát biểu.

+ GV nhận xét chốt lại lời giải đúng là: 3 – 4 – 2 – 1.

– Gọi 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.

b2. Kể lại 1 đoạn của câu chuyện theo lời của em.

– GV nhắc HS: BT chỉ yêu cầu em chọn kể 1 đoạn của câu chuyện và kể bằng lời của em.

c. HS kể chuyện trong nhóm

d. Thi kể chuyện trước lớp

* Lưu ý:

– M1, M2: Kể đúng nội dung.

– M3, M4: Kể có ngữ điệu

*GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài:

+ Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện này không? Vì sao?

+ Em học được gì từ câu chuyện này?

– GV tổng kết: Mặc dù chưa giúp được mẹ nhiều nhưng bạn nhỏ vẫn là một học sinh ngoan vì bạn muốn giúp mẹ và không muốn trở thành một người nói dối, bạn vui vẻ làm công việc mình đã kể trong bài tập làm văn.

– Lắng nghe.

– Quan sát từng tranh.

– Sắp xếp tranh và viết ra phiếu học tập.

– HS phát biểu – lớp nhận xét: Trật tự đúng của tranh: 3, 4, 2, 1.

– 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.

– 1 HS đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu

– HS chú ý nghe

– Nhóm trưởng điều khiển:

– Luyện kể cá nhân.

– Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

– Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

– Lớp nhận xét.

– HS trả lời theo ý đã hiểu.

– HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

– Nhiều học sinh trả lời.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TRẢI NGHIỆM

– Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

– VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề.

– Thực hành giúp đỡ gia đình những việc làm vừa sức.

– Luyện đọc trước bài: Ngày khai trường.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG:

………………………………….

3. Giáo án lớp 3 môn Toán theo Công văn 2345:

Tiết 4:

TOÁN:

LUYỆN TẬP (26)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Thứ nhất, giúp học sinh: Giải các bài toán liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

Thứ hai, thực hành tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.

Thứ ba, giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic.

Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 4.

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

GV: Phiếu học tập.

HS: Sách giáo khoa, bảng con.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.

Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút):

– Trò chơi: Truyền điện: Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đưa ra bài tập về tìm một phần trong các phần bằng nhau của một số và đáp án tương ứng.

– Tổng kết – Kết nối bài học.

– Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

– Học sinh tham gia chơi.

– Lắng nghe.

– Mở vở ghi bài.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP THỰC HÀNH (25 phút):

* Mục tiêu: Giải các bài toán liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

* Cách tiến hành: (Cá nhân – Cặp – Lớp)

Bài 1:

– Giáo viên nhận xét, chốt bài.

*GVKL: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

Bài 2:

– Giáo viên quan sát, giúp đỡ những đối tượng M1.

– Giáo viên kết luận chung.

Bài 4:

*GVKL: Muốn tìm số ô vuông đã tô màu ta lấy tổng số ô vuông chia cho 5.

Bài 5: (BT chờ – Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)

– GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

– Học sinh làm bài cá nhân vào bảng con.

– Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.

– Chia sẻ kết quả trước lớp:

của 12 cm là: 12: 2 = 6 ( cm )

của 18 kg là: 18: 2 = 9 ( kg )

của 10 l là: 10: 2 = 5 ( l )

của 24 m là: 24: 6 = 4 ( m )

của 30 giờ là: 30: 6 = 5 ( giờ ) ….

– Học sinh làm bài cá nhân.

– Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.

– Chia sẻ kết quả trước lớp:

Giải:

Vân tặng bạn số bông hoa là:

30: 6 = 5 (bông)

Đáp số: 5 bông hoa

– Học sinh làm bài cá nhân.

– Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.

– Chia sẻ kết quả trước lớp:

Đã tô màu số ô vuông của hình 2 và hình 4.

– Học sinh tự làm rồi báo cáo sau khi hoàn thành.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TRẢI NGHIỆM

– Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trình bày lại bài giải của bài 2

– Thử tìm hiểu xem 1/2, 1/3, 1/4, 1/5 hoặc 1/6 số trang trên quyển vở toán của em xem là bao nhiêu trang.

4. Giáo án lớp 3 môn Đạo đức theo Công văn 2345:

Tiết 1: ĐẠO ĐỨC:

TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Thứ nhất, HS biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà.

Thứ hai, rèn luyện thường xuyên công việc phục vụ cho bản thân mình.

Thứ ba, học sinh có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.

Góp phần phát triển năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực phát triển bản thân

- Năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức.

*GDKNS:

Kĩ năng tư duy phê phán.

Kĩ năng ra quyết định.

Kĩ năng lập kế hoạch.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

GV: Phiếu thảo luận nhóm, phiếu học tập cá nhân. Một số đồ vật cần cho trò chơi: đóng vai.

HS: VBT.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

Cách tiếp cận qua câu hỏi, thực hiện tư duy sáng tạo, quan sát, thực hành, giải quyết các vấn đề, và làm việc nhóm.

Sử dụng phương pháp đặt câu hỏi, trình bày tóm tắt trong 1 phút, áp dụng tư duy sáng tạo, và chia sẻ thông tin trong nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (3 phút):

– Hát bài: Những bông hoa những lời ca.

+ Thế nào là tự làm lấy công việc của mình?

+ Về nhà em đã tự làm lấy công việc của mình chưa?

– Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng

– Học sinh hát.

– Học sinh trả lời.

– Lắng nghe.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP THỰC HÀNH: (5 phút)

* Mục tiêu:

– HS tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm.

– HS thực hiện được 1 số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi.

* Cách tiến hành:

Việc 1: Liên hệ thực tế

– GV yêu cầu HS tự liên hệ:

+ Các em đã tự làm lấy công việc của mình chưa?

+ Em cảm thấy như thế nào khi hoàn thành công việc?

*GV kết luận: Khen gợi những em biết tự làm lấy công việc của mình và khuyến khích những HS khác noi theo.

Việc 2: Đóng vai

– GV giao cho 1 nửa số nhóm thảo luận xử lý tình huống 1, 1 nửa còn lại thảo luận xử lý tình huống 2 (Tình huống trong SGV)

* GV Kết luận: Nếu có mặt ở đó, các em cần nên khuyên Hạnh nên tự quét nhà vì đó là công việc mà Hạnh đã được giao.

Việc 2: Bày tỏ ý kiến

– Xuân nên tự làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi.

– GV phát phiếu học tập học tập cho học sinh và yêu cầu các em bày tỏ thái độ của

Mình bằng cách ghi vào ô trống dấu (+ ) trước ý kiến em cho là đúng và ghi dấu (–) trước ý kiến sai.

– GV kết luận theo từng nội dung.

*GV kết luận chung: Trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày, em hãy tự làm lấy công việc của mình, không nên dựa dẫm vào người khác. Như vậy, em mới mau tiến bộ và được mọi người quí mến.

– 1 số HS trình bày trước lớp.

– HS khác cho ý kiến.

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

– Các nhóm độc lập làm việc.

– 1 số nhóm trình bày trò chơi đóng vai trước lớp.

– Các nhóm khác chia sẻ ý kiến.

– Lắng nghe, ghi nhớ.

– Từng HS độc lập làm việc.

– 1 HS nêu kết quả bài làm trước lớp.

– Chia sẻ và thống nhất.

– Lắng nghe, ghi nhớ.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TRẢI NGHIỆM

– Thực hiện nội dung bài học, tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà.

– Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện nội dung bài học.

– Tham gia giúp đỡ gia đình những công việc vừa với sức mình.

5. Giáo án lớp 3 môn Thể dục theo Công văn 2345:

Tiết 3: THỂ DỤC:

ÔN ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP,TC: Mèo đuổi chuột

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Kỳ thứ nhất, tiếp tục luyện tập sắp xếp theo hàng dọc và hàng ngang. Thực hiện đều trên một hàng dọc. Đòi hỏi nắm vững và thực hiện động tác một cách khá chính xác.

Kỳ thứ hai, luyện tập vượt qua chướng ngại vật. Yêu cầu thực hiện động tác một cách khá chính xác.

Thứ ba, tham gia vào trò chơi "mèo bắt chuột". Yêu cầu biết cách chơi và bắt đầu tham gia đúng theo quy tắc.

Thứ tư, rèn luyện kỹ năng vận động. Tham gia vào trò chơi TC theo quy tắc.

Thứ năm, tập trung vào việc rèn luyện tinh thần trong giáo dục.

* Đóng góp vào việc phát triển năng lực: Tự học, tự giải quyết vấn đề, tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.

Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

Nội dung

Định lượng

Phương pháp tổ chức

1. PHẦN MỞ ĐẦU:

– Lớp kiểm tra lại trang phục.

– Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo.

– GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.

5- 6’

– Đội hình tập hợp:

o o o o o

o o o o o

– Lớp trưởng điều khiển các bạn khởi động đứng tại chỗ hát và giậm chân tại chỗ.

o o o o o

o o o o o

2. PHẦN CƠ BẢN:

– Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc

– Ôn đi ngược chướng ngại vật

– Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột

20 – 25’

– Lớp trưởng hô cho các bạn tập đi.

– GV quan sát, sửa cho học sinh.

– Đội hình hàng dọc:

o o o o o

o o o o o

– Lớp trưởng điều khiển.

– GV quan sát sửa sai cho học sinh.

– GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.

– HS chơi trò chơi.

+ Chơi đúng luật.

+ Chủ động tham gia chơi.

+ Chú ý khâu an toàn.

+ Khen ngợi lớp.

3. PHẦN KẾT THÚC:

– Lớp trưởng cho lớp tập hợp.

– Đi theo vòng tròn, vừa đi vừa hát.

– GV cùng HS hệ thống bài.

– GV yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm.

– Giải tán lớp học

5’

o o o o o

o o o o o

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG:

………………………………….

6. Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội theo Công văn 2345:

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Thứ nhất, nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.

Thứ hai, chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ.

Thứ ba, GD ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp.

Tạo dựng các phẩm chất: siêng năng, thành thực, có trách nhiệm

Xây dựng và phát triển năng lực: tự học tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, nhận thức về môi trường, tìm kiếm và khám phá.

* GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân: Tự giác thực hiện các hoạt động để giữ gìn cơ quan hô hấp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

GV: Các hình trong SGK. Phiếu câu hỏi HĐ1

HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật:

Phương pháp hỏi đáp, tư duy sáng tạo, quan sát, thực hành, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm.

Kỹ năng đặt câu hỏi, trình bày trong 1 phút, tư duy linh hoạt, tia chớp, chia sẻ cùng đối tác.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (5 phút):

– HS hát

2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)

 

2.1. Giới thiệu bài:

– GV: Để giúp các em nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra, hiểu được vai trò của hoạt động thở, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Hoạt động thở và cơ quan hô hấp”

– Gọi HS nhắc tựa bài

2.2.Các hoạt động:

– HS lắng nghe

– HS nhắc tựa bài

*Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu

*Mục tiêu: HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức

– GV cho cả lớp thực hiện động tác: Bịt mũi nín thở

– GV hỏi cảm giác sau khi nín thở lâu

– GV gọi 1 HS lên trước lớp thực hiện động tác thở sâu như hình 1 trang 4.

– Gọi HS đứng lên thực hiện động tác đặt tay lên ngực và hít vào thật sâu, thở ra hết sức.

– GV các em chú ý:

+ nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức

+ so sánh lồng ngực khi hít vào thở ra bình thường và khi thở sâu

+ nêu lợi ích của việc thở sâu

– GV nhận xét, kết luận: Khi ta thở, lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp. Cử động hô hấp gồm hai động tác : hít vào và thở ra. Khi hít vào thật sâu thì thổi phồng lên để nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. Khi thở ra hết sức, lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài

– HS thực hiện

– Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường

– HS lên bảng thực hiện, cả lớp quan sát

– Cả lớp thực hiện động tác đặt tay lên ngực và hít vào thật sâu, thở ra hết sức.

– hít sâu lồng ngực nở ra to . thở ra hết sức lồng ngực xẹp..

– giúp ta có nhiều ô xi…

– HS lắng nghe

*Hoạt động 2: Làm việc với SGK

* Mục tiêu: Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp. Chỉ trên sơ đồ và nói đượng đi của không khí khi ta hít vào và thở ra. Hiểu được vai trò của hoạt động thở

– GV chia nhóm đôi, yêu cầu các em quan sát H2, 1 em hỏi 1 em trả lời:

Gợi ý: Bạn hãy nêu tên và chỉ trên hình vẽ các bộ phận của cơ quan hô hấp; Đố bạn biết mũi dùng để làm gì?; …

– Gọi HS lên bảng thực hành hỏi đáp

– HS quan sát và đặt câu hỏi

– HS lên bảng thực hành hỏi đáp

* GV nhận xét, kết luận: Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Cơ quan hô hấp gồm : mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi. Mũi, khí quản và phế quản là đường dẫn khí. Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí

 

3. HĐ ứng dụng (5 phút)

– Tránh không để dị vật như thức ăn, vật nhỏ, nước uống rơi vào đường thở.

– Điều gì sẽ xảy ra nếu có dị vật làm tắc đường thở?

– GV: người bình thường có thể nhịn ăn 3 ngày hoặc có thể lâu hơn nhưng không thể nhịn thở quá 3 phút, vì vậy khi có dị vật rơi vào đường thở cần cấp cứu lấy ra ngay lập tức

– Nhận xét giờ.

– HS nghe

– HS nêu

– Giao bài về nhà cho HS.

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG:

…………………………………..