Con đã hơn 4 tuổi nhưng vẫn nói ngọng, dù đã luyện tập nhưng không có bất kỳ tiến triển nào.
Chị H. đã chia sẻ về quá trình điều trị ngọng cho hai bé sinh đôi trong nhóm và nhận được sự quan tâm từ rất nhiều phụ huynh khác. Chị cho biết khi làm mẹ lần đầu, chị đã phải đối mặt với áp lực chăm sóc con cái và không thể hiểu hết mọi thứ, việc bị dính thắng lưỡi là một ví dụ điển hình. Khi hai bé đã 3 tuổi, chị và chồng đưa các bé đi khám chuyên khoa Nhi tổng quát tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mới biết rằng cả hai đều bị dính thắng lưỡi.
Khi đó, con trai chị bị dính thắng lưỡi ở mức độ 3, con gái ở cuối mức 2 và đầu mức 3. Dù chị nhận thấy các con nói ngọng, nhưng chị lại cho rằng đó là do ảnh hưởng của tiếng địa phương, và không quá quan tâm tới vấn đề này.
Khi cả 2 con đã hơn 4 tuổi và chuẩn bị nhập học lớp 1, mặc dù đã luyện tập rất nhiều, nhưng các con vẫn không thể phát âm được âm "n" và "l". Điều này khiến chị H. rất căng thẳng, lo lắng rằng khi đi học, các con sẽ bị bạn bè trêu đùa và tự ti về bản thân. Lúc này, chị mới nhớ lại kết luận của bác sĩ khi khám tổng quát ở Khoa Nhi.
Sau đó, vợ chồng chị đã quyết định đưa bé đi khám lại. Bác sĩ đã giải thích rằng hai bé đang gặp vấn đề về việc lưỡi bị đính thắng ở mức độ nặng. Ở mức độ này, lưỡi khó uốn cong và gây khó khăn trong việc phát âm, do đó cần phải thực hiện phẫu thuật cắt thắng lưỡi. Nếu phát hiện và thực hiện phẫu thuật sớm cho bé, tình trạng này có thể được khắc phục, nhưng nếu để lâu thì việc luyện tập phát âm lại cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Sau hai tháng phẫu thuật, hai bé đã có thể phát âm được âm "n" nhưng âm "l" vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, điều này đã đủ để mang lại hạnh phúc cho vợ chồng chị.
Chia sẻ của chị L.M.H trong nhóm: Tác động của việc dính thắng lưỡi đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ - Bệnh viện Bảo Sơn.
Từ câu chuyện chị H. chia sẻ cho thấy, thắng lưỡi dính là một khuyết tật bẩm sinh do dây thắng lưỡi quá ngắn, gây hạn chế trong việc di chuyển bình thường của lưỡi, làm cho trẻ khó phát âm và ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ.
Dính thắng lưỡi gây hạn chế trong việc di chuyển bình thường của lưỡi.
3 - 6 tháng tuổi - giai đoạn quan trọng để cắt thắng lưỡi
Thời điểm vàng để cắt thắng lưỡi cho các bé là từ 3 - 6 tháng tuổi vì:
- Trẻ đã đủ khỏe mạnh, chịu đựng tốt để bác sĩ tiến hành phẫu thuật.
- Không nên cắt thắng lưỡi trễ hơn với trẻ bị dính thắng lưỡi nặng.
- Trẻ dính độ 1, 2 và có nhu cầu cắt có thể cắt lúc 4, 5 tuổi.
Tôi nhận thấy một tâm lý chung trong các bậc phụ huynh là cho rằng việc nói ngọng chỉ cần luyện tập và thay đổi môi trường sống là đủ để khắc phục. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác.
Việc bị thắng lưỡi khiến lưỡi trở nên kém linh hoạt khi phát âm, gây ra tình trạng nói ngọng ở trẻ. Để không ảnh hưởng đến khả năng phát âm và sức khỏe của trẻ, khoảng thời gian thích hợp nhất để cắt thắng lưỡi là từ 3 đến 6 tháng tuổi - theo chia sẻ của Bác sĩ CKI Nguyễn Song Hào tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn.
Cắt thắng lưỡi bằng phương pháp Laser tại BVĐK Bảo Sơn giúp giảm lo lắng của ba mẹ trước khi cho các bé đi cắt thắng lưỡi. Phương pháp này không gây đau đớn, không chảy máu và mô sẹo sau cắt được giảm thiểu tối đa. Sử dụng kỹ thuật laser bán dẫn, quá trình cắt thắng lưỡi trở nên nhanh chóng và không gây cản trở hoạt động của lưỡi.
Với quy trình khoa học, không ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ ở giai đoạn sau phẫu thuật, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là lựa chọn tin cậy của hàng trăm ba mẹ. Quá trình thực hiện chỉ mất từ 10 - 15 phút và không đòi hỏi thời gian lưu viện. Sau khi thực hiện, trẻ có thể ăn/bú ngay sau 30 phút.
2 bé và mẹ ở phòng chờ trước khi phẫu thuật
Để biết thêm thông tin chi tiết và các chương trình ưu đãi về dịch vụ Cắt thắng lưỡi tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, quý vị có thể liên hệ trực tiếp qua số hotline 091 997 3194.
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn - 52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Tổng đài: 1900 599 858 hoặc Hotline: 091 997 3194