App ngân hàng báo đang bảo trì, khi vào tài khoản trống chỉ còn 5000 đồng, ngân hàng chối trách nhiệm, trường hợp lừa đảo không hoàn tiền được

App ngân hàng báo đang bảo trì, khi vào tài khoản trống chỉ còn 5000 đồng, ngân hàng chối trách nhiệm, trường hợp lừa đảo không hoàn tiền được

Một phụ nữ ở Trung Quốc bị mất toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng sau khi gặp sự cố kỹ thuật Cảnh sát đang cảnh báo về trò lừa đảo này và khuyến nghị người dùng cẩn thận

Một phụ nữ ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc đã phát hiện điện thoại di động của mình bất ngờ im lặng. Ban đầu cô nghĩ có thể cô vô tình giảm âm lượng nên không để ý, nhưng sau 10 tiếng, cô phát hiện có 15 khoản thanh toán từ tài khoản ngân hàng của mình đã bị chuyển đi, tổng số tiền lên tới 14.000 (tương đương khoảng 475 triệu đồng), tài khoản ngân hàng của cô chỉ còn 1,5 NDT (khoảng 5.000 đồng).

Điều khiến cô hoang mang hơn nữa là cô không thể đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng của mình trong suốt 6 tiếng liền vì hệ thống ngân hàng thông báo rằng đang trong quá trình bảo trì, nhưng tiền trong tài khoản của cô vẫn bị chuyển đi.

Sau đó, cô nhận thấy điện thoại của mình im lặng đột ngột và cảm thấy nghi ngờ rằng có ai đó đã chiếm quyền điều khiển điện thoại để thực hiện giao dịch chuyển tiền một cách trái phép. Cô ngay lập tức thông báo với ngân hàng nhưng ngân hàng phủ nhận liên quan đến vụ việc. Cô sau đó liền báo công an. Sau khi thu giữ điện thoại và lắng nghe lời khai của cô, công an đã phát hiện ra nhiều điểm đáng ngờ.

Cuối cùng, công an kết luận rằng cô đã trở thành nạn nhân của lừa đảo trực tuyến. Công an Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc cho biết rằng những kẻ lừa đảo đã tung ra các chương trình giảm giá và gửi liên kết qua tin nhắn giả mạo là bạn bè để tấn công virus. Vì cô đã tham gia các chương trình giảm giá và truy cập vào liên kết từ những kẻ lừa đảo, cô đã tạo cơ hội cho họ tấn công bằng phần mềm độc hại.

Sau khi đã lừa được các nạn nhân, kẻ lừa đảo sẽ cài đặt phần mềm để theo dõi điện thoại di động, đánh cắp thông tin thẻ ngân hàng của nạn nhân bất kể lúc nào. Họ sẽ theo dõi một cách âm thầm và chờ đợi cơ hội thích hợp để lấy cắp tiền của các nạn nhân.

Cuối cùng, họ sẽ sử dụng virus để tấn công điện thoại, chặn cuộc gọi và spam tin nhắn, đánh cắp mã xác minh của điện thoại rồi xóa các ứng dụng thông báo để nạn nhân không hề hay biết. Trong trường hợp của cô gái, kẻ lừa đảo đã khiến cho máy điện thoại của cô không thể đăng nhập vào app ngân hàng và chúng tạo ra thông báo giả mạo về bảo trì hệ thống ngân hàng, từ đó khiến cô không để ý và bị đánh cắp tiền từ tài khoản của mình.

Công an thông báo rằng ngân hàng không chịu trách nhiệm do cô gái đã vô tình khiến điện thoại bị điều khiển. Hơn nữa, cô không thể lấy lại tiền trong trường hợp này. Cảnh báo từ công an, không truy cập vào liên kết lạ và nếu vô tình bấm vào, hãy rút thẻ SIM ra khỏi điện thoại ngay lập tức và tìm thợ chuyên nghiệp để xử lý. Để chống virus, hãy quét virus cho điện thoại khi cần thiết để loại bỏ hoàn toàn những nguy cơ độc hại.

Công an khuyến cáo cách bảo vệ thông tin cá nhân hiệu quả. Đầu tiên, hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân trực tuyến và chỉ tiết lộ khi tin tưởng. Không gửi số căn cước, hộ chiếu, hay bằng lái xe qua mạng. Thứ hai, thiết lập mật khẩu an toàn và sử dụng 2 lớp bảo mật cho các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok, Instagram. Mật khẩu nên dài hơn 8 ký tự, bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt, đổi mật khẩu thường xuyên và không sử dụng mật khẩu giống nhau cho nhiều tài khoản.

Nếu muốn bảo vệ mình trên mạng, chúng ta cần chủ động tìm hiểu về các mối đe dọa từ không gian mạng và biết cách đối phó. Việc cập nhật tin tức về bảo mật thông tin và sử dụng các công cụ bảo mật như phần mềm chống virus là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho tài khoản mạng của mình.