Phim kinh dị Việt không còn mượn phương Tây

Phim kinh dị Việt không còn mượn phương Tây

Dòng phim kinh dị Việt đang trở nên đặc sắc hơn với sự khai thác tiềm năng của văn hóa bản địa, mang đến những tác phẩm gợi cảm hứng từ truyền thuyết dân gian Điều này tạo cơ hội phát triển và quảng bá văn hóa Việt trên thị trường quốc tế

Văn hóa dân gian Việt Nam có một kho tàng lớn các câu chuyện tâm linh, ma quái. Chúng không chỉ mang giá trị truyền thống mà còn kích thích sự sáng tạo của các nhà làm phim. Nhiều đạo diễn Việt nhận ra tiềm năng của hướng phát triển này và liên tục thực hiện nhiều dự án đáng chú ý. Phim Tết Ở Làng Địa Ngục và Kẻ Ăn Hồn của Trần Hữu Tấn đều được đón nhận. Quỷ Cẩu - một bộ phim kinh dị lấy cảm hứng từ truyền thuyết linh dị Chó Đội Nón Mê - cũng thu hút sự chú ý của nhiều người yêu điện ảnh khi ra rạp tuần này.

Phim kinh dị Việt không còn mượn phương Tây

Bộ phim kinh dị Quỷ Cẩu lấy cảm hứng từ câu chuyện dân gian Chó Đội Nón Mê

Tiềm năng phát triển dòng phim kinh dị dựa trên văn hóa bản địa

Thành công của những dự án như Tết Ở Làng Địa Ngục hay Kẻ Ăn Hồn đã mở ra một cánh cửa mới cho việc chuyển thể câu chuyện dân gian thành tác phẩm điện ảnh. Sức hấp dẫn của những câu chuyện kinh dị này không chỉ đến từ yếu tố ma quỷ mà còn chạm vào những giá trị văn hóa, tâm linh của người Việt.

Những cốt truyện ma mị, đầy kinh dị truyền miệng từ dân gian là một kho tàng vô tận cho các nhà làm phim. Trước sự ra mắt của Tết Ở Làng Địa Ngục, Kẻ Ăn Hồn và Quỷ Cẩu, nhiều tác phẩm như Bắc Kim Thang, Thất Sơn Tâm Linh cũng theo đuổi xu hướng này và đạt được sự quan tâm đông đảo từ khán giả, đạt doanh thu không tồi.

Phim kinh dị Việt không còn mượn phương Tây

Phim kinh dị Việt không còn mượn phương Tây

Kẻ Ăn Hồn được khen ngợi với hình ảnh ấn tượng mang đậm nét văn hóa Việt.

Việc lấy cảm hứng từ câu chuyện văn hóa bản địa đã giúp dòng phim kinh dị tạo nên một sức hút mạnh mẽ đối với khán giả Việt Nam. Việc tái hiện các câu chuyện ma quỷ, huyền bí từ vùng quê, bụi tre và trong lịch sử đã gần gũi với nhiều ký ức quen thuộc của khán giả, kích thích sự tò mò về việc câu chuyện dân gian sẽ được thể hiện ra sao trên màn ảnh. Việc lồng ghép yếu tố bản địa cũng giúp khán giả khám phá và hiểu biết thêm về các phong tục tập quán và đặc điểm văn hóa độc đáo của nước nhà.

Nhiều quốc gia châu Á như Nhật Bản, Thái Lan đã áp dụng thành công hướng đi này từ nhiều năm trước. Ở phương Tây, dòng phim kinh dị thường pha trộn đa dạng thể loại từ sát nhân giết người, quái vật zombie cho đến linh hồn, ma quỷ. Trong khi ở phương Đông, chú trọng vào các hiện tượng tâm linh, tôn giáo, trừ tà và bùa ngải mà khoa học chưa thể giải thích được.

Trong buổi hội thảo tại American Film Market tại California (Mỹ) hồi tháng 11, các nhà sản xuất Hollywood đã chia sẻ về việc lặp lại thành công của người khác là một sai lầm phổ biến của các đạo diễn kinh dị. Thay vì nghiên cứu những bộ phim ăn khách trước đó và cố gắng làm ra các tác phẩm tương tự, họ cần đột phá và đem đến phim có sự mới mẻ.

Ở Việt Nam, điểm thành công của các bộ phim gần đây đều có điểm chung là lồng ghép yếu tố văn hóa, xã hội Việt vào kịch bản. Phim "Nhà Bà Nữ" của Trấn Thành đã thành công phần nào nhờ góc nhìn thú vị về mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình Việt, cũng như đóng góp nhiều góc nhìn thú vị về thế hệ trẻ. Loạt phim "Lật Mặt" của Lý Hải cũng thu hút khán giả nhờ sự gần gũi với hình ảnh quê hương miền Tây sông nước.

Phim kinh dị Việt không còn mượn phương Tây

Phim kinh dị Việt không còn mượn phương Tây

Trong bối cảnh thị trường giải trí đương đại bùng nổ, phim Việt Nam đang dần chiếm được cảm tình của khán giả. Nhìn chung, dự án như Kẻ Ăn Hồn hay Tết Ở Làng Địa Ngục mặc dù còn thiếu sót, nhưng khán giả vẫn không thể không phải phấn khích khi chứng kiến những hình ảnh như đám cưới chuột lấy cảm hứng từ tranh Đông Hồ và lễ thành hôn vào buổi đêm của người Dao Mẫu Sơn. Những chi tiết đậm chất Việt Nam trong phim không chỉ làm hài lòng khán giả mà còn giúp dự án nổi bật hơn trong thể loại kinh dị, nơi mà bối cảnh và hình ảnh đôi khi còn quan trọng hơn cả kịch bản.

Cơ hội vươn ra thị trường quốc tế và quảng bá văn hóa Việt

Sức hút của phim kinh dị không bao giờ giảm sút và châu Á càng làm nổi bật vị thế của mình trong thế giới điện ảnh. Đặc biệt, những bộ phim ma từ Nhật Bản, Hàn Quốc hay Thái Lan đã nhanh chóng vươn ra thị trường quốc tế từ đầu thập niên 2000.

Theo dữ liệu phân tích của Netflix tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, lượt xem của thể loại kinh dị đã tăng đến 20% từ năm 2020 đến 2021. Trong đó, số giờ xem của các nội dung kinh dị do các nước Ðông Nam Á sản xuất tăng vượt bậc đến hơn 40%. Một số chuyên gia nhận định lý do là các tác phẩm đến từ các thị trường này có sắc thái riêng, mang đậm văn hóa bản địa và đem tới nhiều điều mới mẻ cho người xem.

Phim kinh dị Việt không còn mượn phương Tây

Phim kinh dị Việt không còn mượn phương Tây

Nhiều quốc gia châu Á cho ra đời các tác phẩm ấn tượng ở thể loại kinh dị

Một số bộ phim như School Tales the Series, The Medium (cùng của Thái Lan) đã thu hút sự chú ý khi lấy cảm hứng từ các truyền thuyết và văn hóa địa phương. Trong khi đó, Kingdom (Hàn Quốc) đã rất thành công khi kết hợp đề tài xác sống với thể loại cổ trang được ưa chuộng tại xứ sở kim chi.

Việc kết hợp và điều chỉnh các câu chuyện văn hóa của Việt Nam không chỉ là một bước đi vững chắc trong công cuộc phát triển dòng phim kinh dị mà còn là cánh cửa mở ra cơ hội quảng bá văn hóa nước nhà trên trường quốc tế. Các nhà làm phim có thể điều chỉnh để phù hợp với xu hướng và khẩu vị của khán giả quốc tế. Hướng đi này không chỉ mở cửa cho ngành phim Việt Nam mà còn tạo ra cơ hội quảng bá văn hóa quốc gia trên trường quốc tế.

Bằng cách truyền tải những câu chuyện sâu sắc về văn hóa Việt Nam ra thế giới, ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam không chỉ quảng bá cho chính mình mà còn góp phần quảng bá văn hóa quốc gia. Các tác phẩm được đánh giá cao quốc tế có thể trở thành đại sứ văn hóa, giúp thế giới hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam.