Thạc sĩ Cai Zhengliang đang rất sôi nổi trong vai trò là thành viên chuyên môn của Hiệp hội Dinh dưỡng Đài Loan (Trung Quốc) và cũng là giảng viên về dinh dưỡng, cũng như cố vấn cho một số công ty thiết bị y tế và công nghệ sinh học tại Đài Loan.
Ông cho biết rằng, mặc dù giấy bạc ngày nay được sử dụng rất phổ biến trong ẩm thực, không chỉ ở các nhà hàng mà ngay cả ở các gia đình. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều sử dụng nó theo cảm tính và theo lời đồn, mà không biết đó là thực phẩm phù hợp hay không.
Giấy bạc rất phổ biến khi nấu nướng (Ảnh minh họa)
3 thực phẩm không nên nấu cùng giấy bạc
Giấy bạc trong nấu ăn còn có nhiều tên gọi khác như lá nhôm do chất liệu của chúng. Thạc sĩ Cai cho biết, một số nơi vẫn còn gọi vật liệu này là lá thiếc hoặc giấy thiếc vì trước 1945 thì nó thường được làm bằng thiếc. Sau đó được cải tiến chất liệu bằng nhôm vì rẻ hơn và bền hơn, không có mùi thiếc nhưng người ta vẫn gọi như vậy do thói quen. Tên gọi phổ biến nhất là giấy bạc vì màu sắc của nó.
Trong lĩnh vực ẩm thực, giấy bạc thường được sử dụng để bảo quản và bọc gói thực phẩm khi nấu nướng. Vì khả năng chịu nhiệt độ cao, nhiệt và mài mòn, giấy bạc không chỉ ngăn thức ăn bám vào bề mặt bếp mà còn bảo vệ các dụng cụ nấu nướng khỏi vết dầu. Ngoài ra, giấy bạc cũng giữ ẩm, giữ ấm, và ngăn chặn dầu mỡ và nước tràn ra khi nấu nướng, làm cho thực phẩm giữ được hương vị và nhiệt độ lâu hơn.
Tuy nhiên, không phải mọi loại thực phẩm đều phù hợp để được bọc trong giấy bạc khi nấu nướng, đặc biệt là với 3 loại thực phẩm sau đây:
- Giấm, chanh.
- Cà chua (bao gồm cả bột cà chua).
- Nước sốt, các loại thực phẩm và gia vị chứa cồn.
Nguyên nhân là do các loại thực phẩm này có tính axit, khiến lá nhôm bị ăn mòn và các ion nhôm tan ra trong quá trình nấu ăn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hương vị mà còn gây hại cho sức khỏe. Ngay cả khi chỉ để trong bọc, không nấu nóng, chúng cũng có thể gây ra phản ứng hóa học làm thức ăn hỏng, thối, mốc nhanh hơn.
Một số thực phẩm nấu cùng giấy bạc có thể gây hại cho cơ thể (Ảnh minh họa)
Theo Cai Zhengliang, nhôm là kim loại có hoạt tính cao và nó phản ứng với các thực phẩm được chế biến trong đồ dùng bằng nhôm hoặc bọc trong giấy bạc. Khi nhôm bị nhiễm qua thức ăn vào trong cơ thể, chúng sẽ không thể tiêu hóa và được tích lũy trong các bộ phận của cơ thể như gan, thận, xương và các mô trong não của chúng ta. Người bị nhiễm nhôm có thể bị đau bụng hoặc cảm thấy mệt mỏi. Nó ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của chúng ta. Các bệnh nhân bị Alzheimer và trầm cảm bị nhiễm có thể gây mất trí nhớ, lo lắng, hen suyễn…
Một số lưu ý khác khi dùng giấy bạc nấu ăn
Ngoài những lời khuyên về cách sử dụng giấy bạc khi nấu ăn, vẫn còn nhiều người tỏ ra băn khoăn về việc sử dụng vật liệu này một cách đúng đắn. Chuyên gia dinh dưỡng Cai Zhengliang cho biết, một trong những câu hỏi phổ biến nhất là phải sử dụng mặt nào của giấy bạc để bọc thực phẩm và liệu có thể sử dụng trong lò vi sóng hay không.
Trên thực tế, việc sử dụng mặt bóng hoặc mờ của giấy bạc không ảnh hưởng đến hiệu quả nấu ăn và bảo quản thực phẩm. Sự khác biệt giữa hai mặt của giấy bạc chỉ đến từ quy trình sản xuất, trong đó chỉ có một mặt được đánh bóng và không có ảnh hưởng nào đối với việc sử dụng. Khả năng truyền nhiệt, giữ nhiệt, cách nhiệt và độ bền trước axit đều như nhau.
Ngoại trừ thực phẩm có tính axit cao, không nên sử dụng giấy bạc để bọc đồ kim loại vì đây có thể gây ra phản ứng điện phân do giấy bạc cũng là kim loại. Điều này có thể dẫn đến thủng hoặc cháy xém giấy bạc và nhiều tác động tiêu cực khác. Nếu bề mặt nhôm trên giấy bạc bị trầy xước, nên thay giấy bạc mới trước khi sử dụng để tránh những rủi ro không đáng có.
Sử dụng giấy bạc sai cách với lò vi sóng, lò nướng có thể gây cháy nổ nguy hiểm (Ảnh minh họa)
Nhìn chung, tốt nhất là không sử dụng giấy bạc khi nấu ăn bằng lò vi sóng. Do các lò vi sóng thường sử dụng năng lượng điện để làm nóng thức ăn, việc đặt giấy bạc vào lò vi sóng có thể gây ra tia lửa điện. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng giấy bạc khi nướng thì cần tuân theo 4 điều kiện theo quy định của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA Hoa Kỳ sau đây:
- Sử dụng giấy bạc mới và nhẵn mịn, khi nhăn có thể gây ra tia lửa điện
- Gói các cạnh giấy bạc cẩn thận, cố định vào bọc thực phẩm.
- Giấy bạc bao phủ không quá 1/4 thực phẩm.
- Giữ giấy bạc cách thành lò ít nhất 2,5cm.
Các trường hợp bị cấm sử dụng giấy bạc trong lò vi sóng bao gồm: giấy có chứa kim loại hoặc đĩa xoay kim loại bên trong lò, hướng dẫn của lò cấm sử dụng giấy bạc, và thấy tia lửa khi đặt giấy bạc vào lò.
Hơn nữa, không nên đặt giấy bạc dưới đáy lò nướng mà nên sử dụng khay nướng và đặt giấy bạc lên khay để bảo vệ lò và đảm bảo an toàn. Sử dụng quá nhiều giấy bạc cũng có thể làm hỏng lớp chống dính của nồi chiên không dầu và làm thức ăn khó chín đều.
Nguồn và ảnh: Hello Yishi, Asia One, Family Doctor