Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, việc tối ưu hóa quá trình phân phối sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp là rất quan trọng. Đó chính là lý do tại sao Marketing Logistics đã trở thành một lĩnh vực đầy tiềm năng và được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về Marketing Logistics, từ khái niệm đến các công đoạn quan trọng trong quá trình phân phối sản phẩm. Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ đi sâu vào mục tiêu và chức năng của Logistics trong Marketing. Hãy cùng tìm hiểu để tối ưu hóa quá trình phân phối của doanh nghiệp và tăng cường hiệu quả kinh doanh.
1. Định nghĩa Marketing Logistics - Marketing logistics là gì?
Marketing logistics (hay còn gọi tắt là logistics) là tập hợp các công việc bao gồm lập kế hoạch, triển khai, thực hiện và kiểm soát luồn dịch chuyển của nguyên vật liệu/linh kiện từ nhà cung cấp đến nơi sản xuất cũng như là thành phẩm đã sản xuất cùng những thông tin liên quan từ điểm xuất phát (point of origin) đến điểm tiêu thụ (point of consumption).
Tương tự như marketing, logistics là một thuật ngữ không có khái niệm tương đồng trong tiếng Việt. Đến nay, cộng đồng doanh nghiệp đã chấp nhận "logistics" như là một từ Việt hóa.
2. Phân biệt Marketing Logistics và quản trị chuỗi cung ứng
Chúng ta có thể phân biệt khái niệm Logistics khác với quản trị chuỗi cung ứng dựa trên các đặc điểm sau:
Marketing logistics | Quản trị chuỗi cung ứng |
- Marketing logistics bao gồm cả quá trình quản trị chuỗi cung ứng - Mục tiêu của Marketing logistics là tối ưu hóa chi phí và gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng. |
- Quản trị chuỗi cung ứng là một thành tố trong Marketing logistics - Mục tiêu của quản trị cung ứng là đáp ứng đủ số lượng nguyên vật liệu đến nơi sản xuất, đáp ứng đủ số lượng thành phẩm đến nơi phân phối, tiêu thụ vào đúng thời điểm. |
3. Các công đoạn trong Marketing Logistics
Marketing logistics được chia thành 3 công đoạn chính:
- Inbound logistics: Quản lý và tối ưu hóa các luồn dịch chuyển của nguyên liệu đầu vào cùng các thông tin liên quan vào từ nhà cung cấp đến nơi sản xuất.
- Outbound logistics: Quản lý và tối ưu hóa luồn dịch chuyển của sản phẩm đầu ra cùng các thông tin liên quan vào từ nhà máy sản xuất điểm tiêu thụ (trung gian phân phối hoặc khách hàng mục tiêu).
- Reverse logistics: Quản lý và tối ưu hóa luồn dịch chuyển của các nguyên liệu và sản phẩm bị lỗi, sai mặt hàng, hư hỏng trong quá trình dịch truyển về nhà cung cấp (đối với nguyên liệu) hoặc doanh nghiệp (đối với sản phẩm)
4. Mục tiêu của logistics
Mục tiêu cuối cùng của Logistics giảm thiểu chi phí vận hành chuỗi cung ứng thông qua việc tối ưu hóa các công đoạn trong chuỗi cung ứng, và giúp doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm/dịch vụ và các giá trị khác cho khách hàng với chi thấp nhất.
Yếu tố chi phí luôn tỷ lệ nghịch với chất lượng phục vụ hay mức độ hài lòng của khách hàng. Việc giảm thiểu chi phí quá mức sẽ khiến chất lượng phục vụ khách hàng giảm sút, cũng như thiết lập chi phí quá cao sẽ là gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Chính vị vậy, chi phí và chất lượng phục vụ phải được điều chỉnh ở mức tối ưu tùy theo tình hình, nguồn lực, môi trường kinh doanh của mỗi doanh nghiệp
5. Chức năng của logistics
Marketing logistcs đảm nhận các vai trò sau:
a. Kho bãi
Dựa vào đặc điểm của từng sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ bố trí kho bãi theo nhiều hình thức và quy mô khác nhau. Doanh nghiệp cần tính toán xem vị trí kho bãi ở dâu là hợp lý, độ lớn của kho bãi cần thiết là bao nhiêu, thiết kế bên trong kho bãi, số lượng kệ, lô là bao nhiêu để vừa đáp ứng đủ số lượng hàng tồn kho, tiết kiệm chi phí, thuận tiện cho việc vận chuyển nhập kho và xuất kho.
b. Quản lý hàng tồn kho
Công việc quản lý hàng tồn kho mặc dù là một công đoạn nhỏ trong chuỗi cung ứng nhưng có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng, qua đó tác động đến chất lượng phục vụ khách hàng. Việc phân loại, sắp xếp nguyên vật liệu và thành phẩm một cách hợp lý, khoa học sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm kê số lượng, tránh việc mất mát, hư hỏng, cũng như đẩy nhanh tiến độ vận chuyển, đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra đúng thời hạn Ngoài ra việc kiểm kê thường xuyên sẽ giúp cho doanh nghiệp cho lượng hàng tồn kho luôn ở mức tối ưu (vừa đủ để cung cấp ra thị trường trong một khoản thời gian nhất định). Việc nhập về hay sản xuất ra một lượng hàng tồn kho quá nhiều so với nhu cầu thị trường, sẽ làm tăng chi phí kho bãi, kèm theo những rủi ro như hư hỏng, cháy nỗ; ngược lại, nếu duy trì số lượng hàng tồn kho quá ít sẽ làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và chất lượng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp.
c. Vận tải
Vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa là công việc chính trong các hoạt động của chuỗi cung ứng. Tùy theo vị trí địa lý, đặc tính sản phẩm, thời gian yêu cầu mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn các phương thức vận tải khác nhau.
Có 5 hình thức vận tải phổ biến:
- Xe tải: thích hợp với cự ly giao hàng gần
- Xe lửa: thích hợp với cự ly giao hàng xa trong phạm vi nội địa
- Tàu: Thích hợp cho việc giao hàng xuất nhập khẩu, chi phí thấp, khoảng thời gian giao hàng dài.
- Máy bay: Thích hợp cho việc giao hàng xuất nhập khẩu, chi phí cao, khoảng thời gian giao hàng ngắn.
- Trên thực tế, để tối ưu hóa chất lượng giao hàng và chi phí, doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều hình thức vận tải.
Việc lựa chọn hình thức vận tải sẽ ảnh hưởng đến ngân sách hoạt động của doanh nghiệp, tiến trình sản xuất, tiến trình giao hàng, chất lượng giao hàng, tình trạng hàng hóa sau khi giao hàng, từ đó ảnh hưởng đến giá thành và chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Do đó, việc chọn hình thức vận tải phù hợp là vô cùng cần thiết.
d. Liên lạc, thu thập thông tin giữa khách hàng và các thành phần trong hệ thống kênh phân phối và chuỗi cung ứng.
Ngoài chức năng liên quan đến việc vận chuyển, lưu thông, Logistics còn đảm nhận công việc liên lạc cũng như thu thập thông tin giữa các thành phần tham gia trong hệ thống kênh phân phối. Công tác này nhằm đảm bảo doanh nghiệp có thể thu thập được các thông tin liên quan đến phản hồi của khách hàng, nhà phân phối nắm bắt được lịch trình sản xuất, các điểm thay đổi mới trong chính sách bán hàng của của doanh nghiệp, và nhà sản xuất cung cấp đúng số lượng và chất lượng nguyên vật liệu theo yêu cầu của doanh nghiệp, từ đó tạo mối liên kết chặt chẽ giữa khách hàng, nhà cung cấp, đại lý phân phối và doanh nghiệp.
Tổng kết
Tổng kết lại, Marketing Logistics là một phần quan trọng của Marketing, giúp cho việc sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn. Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về định nghĩa Marketing Logistics, sự khác biệt giữa Marketing Logistics và quản trị chuỗi cung ứng, các công đoạn trong Marketing Logistics, mục tiêu và chức năng của Logistics trong Marketing. Đây là những kiến thức cơ bản, nhưng rất quan trọng và hữu ích để áp dụng vào thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về Marketing Logistics và khai thác được tiềm năng của nó để phát triển kinh doanh của mình.