Ấn Độ gửi người lên không gian thành công: Bước đột phá kỷ lục mới!

Ấn Độ gửi người lên không gian thành công: Bước đột phá kỷ lục mới!

Cơ quan nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) đã thành công trong việc phóng thử nghiệm tàu vũ trụ chở người vào không gian, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vũ trụ của đất nước này

Tàu vũ trụ chở người của Ấn Độ đã được phóng thành công, tạo điều kiện quan trọng cho việc thực hiện chương trình Gaganyaan đưa người lên vũ trụ vào năm 2025. (Nguồn: Doordarshan National)

Vụ phóng diễn ra vào lúc 10 giờ sáng ngày 21/10 theo giờ địa phương nhằm mục đích đánh giá khả năng hủy bỏ nhiệm vụ của tàu vũ trụ trong trường hợp xảy ra sự cố không mong muốn, đồng thời đảm bảo an toàn cho việc đưa các phi hành gia trở về Trái Đất.

Ấn Độ gửi người lên không gian thành công: Bước đột phá kỷ lục mới!

Vụ phóng đầu tiên trong loạt chuyến bay thử nghiệm của chương trình Gaganyaan đã được ISRO thực hiện thành công sáng ngày 21/10 (Ảnh: ANI)

Chương trình Gaganyaan là nhiệm vụ đưa người lên không gian đầu tiên của Ấn Độ. Tổ chức ISRO dự tính sẽ tiến hành 20 cuộc thử nghiệm quan trọng trước khi thực hiện việc phóng tàu vũ trụ có người lái.

Dự án khám phá không gian của Ấn Độ có ngân sách 1,1 tỷ USD và kế hoạch phóng tàu được dự kiến vào năm 2025.

Theo kế hoạch, sứ mệnh Gaganyaan sẽ đưa một nhóm 3 phi hành gia lên quỹ đạo 400km xung quanh Trái Đất trong suốt 3 ngày. Sau đó, tàu vũ trụ sẽ hạ cánh trở lại Trái Đất trên khu vực biển Ấn Độ Dương.

Để thực hiện sứ mệnh Gaganyaan, ISRO sẽ tiếp tục sử dụng tên lửa đẩy Launch Vehicle Mark-3 đã được sử dụng cho sứ mệnh Chandrayaan-3 tới Mặt Trăng.

Nếu thành công, dự án này sẽ biến Ấn Độ thành quốc gia thứ tư trên thế giới thực hiện sứ mệnh bay có người lái vào vũ trụ, sau Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Sau thành công của các dự án vũ trụ gần đây như sứ mệnh khám phá Mặt Trăng Chandrayan-3 và khám phá Mặt Trời Aditya L1, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã yêu cầu các nhà khoa học nước này đặt mục tiêu mới và đầy tham vọng, bao gồm việc xây dựng Trạm vũ trụ của riêng Ấn Độ trên không gian vào năm 2035 và đưa người Ấn Độ lên Mặt Trăng lần đầu vào năm 2040.

Bên cạnh các chương trình không gian của ISRO, Ấn Độ cũng đang lên kế hoạch thực hiện một nhiệm vụ chung với Nhật Bản để gửi một tàu thăm dò khác lên Mặt trăng vào năm 2025. New Delhi cũng đặt mục tiêu thực hiện một nhiệm vụ bay vào quỹ đạo của Sao Kim trong vòng hai năm tới.

Các chuyên gia cho rằng Ấn Độ có thể giữ chi phí thám hiểm không gian ở mức thấp nhờ sử dụng công nghệ hiện có và tận dụng lực lượng kỹ sư tay nghề cao trong nước. Mặc dù mức lương của các kỹ sư này thấp hơn so với các đối thủ nước ngoài, nhưng Ấn Độ vẫn có khả năng điều chỉnh và tối ưu hóa công nghệ để tiết kiệm chi phí.