Xu hướng người tiêu dùng 2024: 60% thế hệ Millennial và GenZ mong muốn chi tiêu cho sự hưởng thụ thay vì tiết kiệm cho tương lai

Xu hướng người tiêu dùng 2024: 60% thế hệ Millennial và GenZ mong muốn chi tiêu cho sự hưởng thụ thay vì tiết kiệm cho tương lai

Diageo tiết lộ kết quả báo cáo mới nhất về xu hướng tiêu dùng năm 2024, với 60% người tiêu dùng thuộc thế hệ Millennial và GenZ chọn chi tiêu cho sự thưởng thức hơn là tiết kiệm cho tương lai Báo cáo tập trung vào các xu hướng như Neo-Hedonism, Cải tiến thương hiệu, Ý thức sức khỏe, Công nghệ thực tế ảo và Hoạt động cộng đồng

Báo cáo này dựa trên thông tin thu thập độc quyền từ các cuộc trò chuyện trực tuyến trên toàn thế giới của Diageo Foresight. Diageo là tập đoàn đa quốc gia về rượu và đồ uống có cồn lớn nhất thế giới, với doanh thu hơn 24 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Hiện nay, công ty cung cấp sản phẩm tới 180 quốc gia và có gần 28.000 nhân viên. Dữ liệu báo cáo được thu thập từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2023.

Theo Mark Sandys, giám đốc đổi mới của Diageo, "Điều quan trọng để phát triển thương hiệu là không ngừng thay đổi. Thương hiệu cần xem xét lại chiến lược và duy trì tính linh hoạt khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao."

Báo cáo dưới đây chỉ ra 5 xu hướng tiêu dùng tác động lên các thương hiệu trong năm 2024, bao gồm: chủ nghĩa Neo-hedonism, cải tiến thương hiệu, ý thức sức khỏe, công nghệ thực tế ảo và hoạt động cộng đồng.

1. Xu hướng Neo - Hedonism

Theo báo cáo từ Diageo, người tiêu dùng có xu hướng đánh đổi mọi thứ để tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày. 60% người tiêu dùng thuộc thế hệ Millennial và GenZ muốn dành tiền cho việc hưởng thụ thay vì tiết kiệm cho tương lai. Sự thay đổi này một phần nằm trong xu hướng Neo - Hedonism.

Xu hướng này mở rộng cách thức trải nghiệm niềm vui, sự đam mê hàng ngày của mỗi người. Khi phải đối mặt với sự bất ổn trong tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung, mọi người có xu hướng đánh giá lại cách tiêu tiền, tìm kiếm những cách sáng tạo để trải nghiệm niềm vui trong cuộc sống hàng ngày.

Xu hướng người tiêu dùng 2024: 60% thế hệ Millennial và GenZ mong muốn chi tiêu cho sự hưởng thụ thay vì tiết kiệm cho tương lai

Theo thống kê, các cuộc trò chuyện xung quanh xu hướng này đạt 1,4 triệu, tăng 39% so với cùng kỳ ngoái. Do đó, trong năm 2024, thay vì chú trọng vào việc bán các sản phẩm, thương hiệu hãy tạo ra những trải nghiệm độc đáo và thú vị cho người tiêu dùng. Đồng thời thương hiệu cũng cần có những cách tiếp cận khác nhau để bắt kịp xu hướng mới này của người dùng.

2. Cải tiến thương hiệu (Brand Betterment)

Sự cải tiến thương hiệu đang trở thành xu hướng được người tiêu dùng ưa chuộng, họ ủng hộ những thương hiệu có ý thức về cộng đồng và môi trường. Các cuộc trò chuyện của người tiêu dùng cho thấy họ đang ngày càng chú trọng đến vấn đề môi trường, nhận thức rõ hơn về tác động của môi trường, xã hội từ những lựa chọn của mình.

Theo báo cáo, 81% người tiêu dùng tin rằng mạng xã hội đã tạo ra áp lực lớn đến các doanh nghiệp về trách nhiệm đối với môi trường, xã hội và cộng đồng. Ngoài ra, 63% người tiêu dùng cho biết mức giá cao chính là rào cản chính trong việc theo đuổi tính bền vững. Các cuộc trò chuyện xã hội xoay quanh việc cải thiện thương hiệu đã tăng lên đáng kể, với 5,6 triệu cuộc trò chuyện, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước.

Xu hướng người tiêu dùng 2024: 60% thế hệ Millennial và GenZ mong muốn chi tiêu cho sự hưởng thụ thay vì tiết kiệm cho tương lai

Điều này không phải là một trào lưu mới nhưng tầm quan trọng của nó vẫn được người tiêu dùng và thương hiệu quan tâm trong năm 2024. Người tiêu dùng ngày càng tìm cách (+44%) điều chỉnh các quyết định mua hàng của họ phù hợp với giá trị. Họ sẽ không ủng hộ hoặc thậm chí tẩy chay các thương hiệu giả vờ cam kết mang đến những giá trị tích cực cho xã hội. Ngược lại, họ sẵn sàng chi trả thêm tiền nếu doanh nghiệp có cam kết đầy đủ và minh bạch trong mọi hành động vì cộng đồng.

3. Ý thức sức khỏe (Conscious well-being)

Ý thức sức khỏe xuất hiện do ảnh hưởng từ đại dịch Covid và đến nay vẫn được xem là mối quan tâm hàng đầu của người dùng. Xu hướng này bao gồm việc tạo ra không gian an toàn tại nhà và gần nhà, quan tâm bản thân, cũng như các sự kiện xã hội, các sản phẩm đa chức năng có lợi ích đến sức khỏe tinh thần. Hiện tại, xu hướng này thu hút được 4,3 triệu lượt theo dõi trên mạng xã hội, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.

Xu hướng người tiêu dùng 2024: 60% thế hệ Millennial và GenZ mong muốn chi tiêu cho sự hưởng thụ thay vì tiết kiệm cho tương lai

Sự thay đổi này minh chứng cho sự tăng đáng kể về sự chú ý và quan tâm của người tiêu dùng đối với ý thức về sức khỏe và lối sống lành mạnh, một xu hướng tích cực đó đang ngày càng chiếm ưu thế trong cộng đồng xã hội. Các thương hiệu có thể tận dụng sự tăng cường mong muốn của người tiêu dùng để phát triển sản phẩm và thông điệp liên quan đến sức khỏe.

4. Công nghệ thực tế ảo

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, người tiêu dùng cũng ngày càng quan tâm đến Metaverse và AR. Báo cáo chỉ ra rằng các cuộc trò chuyện liên quan đến xu hướng này bao gồm kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và các sự kiện thực tế ảo lên tới 4,6 triệu, tăng 94% so với cùng kỳ năm trước.

Xu hướng người tiêu dùng 2024: 60% thế hệ Millennial và GenZ mong muốn chi tiêu cho sự hưởng thụ thay vì tiết kiệm cho tương lai

Công nghệ thực tế ảo đang mở ra nhiều cơ hội mới để tối ưu hóa quá trình kinh doanh. Đặc biệt, trong lĩnh vực trải nghiệm khách hàng, VR đã trở thành một công cụ quan trọng để tạo ra không gian mua sắm ảo, cho phép người tiêu dùng thử nghiệm và tương tác với sản phẩm trước khi mua. Đối với lĩnh vực du lịch và dịch vụ, các thương hiệu có thể sử dụng VR để tạo ra trải nghiệm du lịch ảo giúp khách hàng chọn lựa và lập kế hoạch du lịch một cách thuận lợi. Trong khi AI cung cấp các trải nghiệm cá nhân độc đáo, thì Metaverse mở ra cánh cửa đổi mới trong việc họp và làm việc từ xa.

5. Hoạt động cộng đồng

Một xu hướng khác được Diageo chỉ ra liên quan đến các hoạt động cộng đồng, khi người tiêu dùng tìm kiếm không gian ảo để trải nghiệm sự đoàn kết. Kết quả cho thấy, 48% người ở độ tuổi từ 18 đến 44 tuổi tham gia hoạt động kỹ thuật số hơn so với hoạt động thực tế. Người tiêu dùng thảo luận về xu hướng này thông qua các sáng kiến sáng tạo, cộng đồng trực tuyến và sự hỗ trợ từ influencer, tạo ra 28,7 triệu cuộc trò chuyện trên mạng xã hội, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước.

Các thương hiệu có thể tạo cộng đồng trực tuyến và thúc đẩy sự tương tác với người tiêu dùng bằng cách chuyển đổi tư duy từ "quyền sở hữu" sang "sự tham gia". Hãy tạo điều kiện cho họ để kết nối, thể hiện bản thân và nhận được sự công nhận.