Đối với người Trung Quốc, ý nghĩa của việc "trông giàu có" đã thay đổi qua nhiều năm, nhưng có một điều nhất quán từ trước đến nay: họ không tiếc tiền. Theo nghiên cứu của công ty tư vấn quản lý Mỹ Bain & Co, người mua sắm Trung Quốc sẽ chiếm 40% tổng số người tiêu dùng xa xỉ trên thế giới vào năm 2030, bất chấp những biến động gần đây trong kinh tế.
Tuy nhiên, cái nhìn về người giàu Trung Quốc đang thay đổi. Thời kỳ mọi người cùng diện những bộ đồ có logo lòe loẹt mà có thể nhìn thấy từ xa đã qua rồi. Xu hướng sang trọng một cách tinh tế, với phong cách "laoqianfeng" đang trở nên phổ biến, và nếu bạn muốn được tôn trọng, bạn cần phải theo kịp xu hướng đó.
Người tiêu dùng được thu hút bởi phong cách thời trang tử tế nhưng tinh tế
Những nguyên tắc thực tế thật sự đơn giản: Không cần Gucci từ đầu đến chân, không sử dụng màu sắc quá sặc sỡ, không áp dụng họa tiết Louis Vuitton toàn bộ.
Giải mã xu hướng mới của thời trang
Theo ý kiến của Tom Wambsgan trong "Succession" - một bộ phim thể hiện phong cách giàu có truyền thống trở nên thịnh hành - bạn nên sử dụng những chiếc túi nhỏ, những đồ bình dị, vì mang theo một chiếc túi "có sức chứa lớn một cách lố bịch" không cần thiết.Để hiểu về phong cách và tiền bạc ở Trung Quốc, bạn cần làm quen với 3 thuật ngữ: laoqianfeng (Lão tiền phong), xinqianfeng (Tân tiền phong) và tuhao (Thổ hào).
Đầu tiên, đẳng cấp giàu có của một người Trung Quốc được thể hiện qua diện mạo của họ, từ trang phục, mái tóc cho đến làn da.
Khi cố gắng xây dựng hình ảnh theo phong cách laoqianfeng (lão tiền phong), còn được gọi là phong cách giàu có truyền thống ở phương Tây, bạn cần có vẻ ngoài chỉn chu nhưng vẫn tự nhiên, như là không cố ý chăm chút cho nó.
Ngược lại, đối với xinqianfeng (tân tiền phong) - được gọi là new-money ở phương Tây - bạn cần trang phục lộng lẫy, với nhiều logo nổi tiếng để thể hiện rằng bạn đã đạt đến một mức độ giàu có nhất định.
Các cửa hàng đầy ắp những bộ quần áo sang trọng, không có logo hay màu sắc sặc sỡ.
Ngoài ra, ở Trung Quốc còn có thuật ngữ "laoqian" (lão tiền), được sử dụng để chỉ những người có tài sản được tích luỹ qua nhiều thế hệ. Đây là những người giàu có với số lượng tài sản khổng lồ, có ảnh hưởng đến cả lĩnh vực chính trị, là những "phú nhị đại" đã được giáo dục tại các trường đại học hàng đầu và quay trở về nhà ở thủ đô Bắc Kinh mỗi mùa hè.
Cuối cùng - tuhao (thổ hào) - là thuật ngữ dùng để chỉ những "người giàu có" ở địa phương, chủ yếu là ở nông thôn. Thông thường, đó là những người đàn ông địa phương mặc quần áo xa xỉ, lái chiếc xe thể thao màu đỏ vượt qua những chiếc xe thông thường đang lưu thông trên đường.
Tại sao sự sang trọng phô trương lại biến mất?
Có một số lý do cụ thể khiến những bộ trang phục xa xỉ và xa hoa ở Trung Quốc đang dần trở nên lạc hậu. Giống với tình hình ở Mỹ và châu Âu, phong cách thẩm mỹ "sang trọng thầm lặng" đã nổi lên như một phản ứng trước tình trạng kinh tế hiện tại. Trong bối cảnh kinh tế đang chững lại và tỷ lệ thất nghiệp ở tầng lớp trẻ đạt đến 20%, việc tiêu xài tiền bạc cho thời trang rõ ràng không phải là một quyết định thận trọng.Phong cách "sang trọng thầm lặng" là hậu quả của tình hình kinh tế trong thời gian gần đây.
Đồng thời, suy thoái kinh tế đang ảnh hưởng đến những người trẻ mua sắm, những người đã đóng góp vào sự phát triển đáng kể của thị trường bán hàng xa xỉ tại Trung Quốc trong vài năm qua.
Những người này đã trở thành những khách hàng chính của các sản phẩm xa xỉ trong thời gian dịch bệnh. Tự nhiên, khi mua một món đồ đắt tiền lần đầu tiên trong cuộc đời, họ sẽ muốn chia sẻ thông tin đó với người khác. Vì lẽ đó, các logo và thương hiệu nổi tiếng đã chiếm vị trí quan trọng trong thời điểm đó.
Tuy nhiên, khi số tiền dư thừa của họ cạn kiệt, họ ngày càng lùi bước. Thay vào đó, họ hướng đến những bộ trang phục sang trọng, lịch sự, nhưng không quá hoành tráng.
Để so sánh sự khác biệt giữa phong cách laoqianfeng và xinqianfeng, nhà tư vấn thương hiệu xa xỉ Erica Zohar đã đưa ra ví dụ rằng: "Nếu những người mua sắm theo xu hướng laoqianfeng là như chú chim đại bàng, thì những người theo xinqianfeng là như chú vẹt đuôi dài".
Chia sẻ quan điểm này, Predraxa cho biết: "Khi họ trưởng thành và có tài sản ròng lớn, họ trở thành những người đứng đầu và đầy tự tin".
Ông cho rằng những người theo xu hướng xinqianfeng cư xử như những chú vẹt đuôi dài, nổi tiếng với giọng hát của mình. Trong tình huống này, đó là những người mặc quần áo phô trương, luôn mong muốn thu hút sự chú ý của người khác.
Khi thời trang trở thành một lĩnh vực nghiên cứu khoa học, nhiều người Trung Quốc dành hàng giờ trên mạng xã hội để phân tích và tỉ mỉ điểm lại đặc điểm và tư duy của phong cách laoqianfeng. Đồng thời, họ nỗ lực tìm hiểu những mẹo và kỹ thuật cần thiết để có thể mang lại sự thanh lịch và tinh tế một cách hoàn hảo nhưng vẫn giữ được tính đơn giản.
Các bài đăng có hashtag #laoqian đã thu hút tổng cộng 1,67 triệu lượt xem trên mạng xã hội Trung Quốc. Đa số chúng là những bài viết hay video chia sẻ về cách để có phong cách laoqian.
Những bài viết này có điểm chung là tập trung sử dụng tông màu trầm, kiểu dáng đơn giản và nhấn mạnh tính thích hợp cho người mặc. Các trang phục này thường có màu sắc như kem, nâu hoặc đen - tương tự với gu thời trang old-money phương Tây.
Người nổi tiếng trên mạng xã hội thường xuyên chia sẻ những bí quyết để thời trang theo xu hướng mới.
Theo chuyên gia, xu hướng thời trang này sẽ đem lại lợi ích cho những thương hiệu xa xỉ. Các thương hiệu đã tồn tại từ lâu như Richemont, Louis Vuitton, Dior là những ví dụ, dẫu có thiên về phong cách ấn tượng hơn nhưng vẫn giữ được những sản phẩm kinh điển, biểu tượng của sự tinh tế và sang trọng.
Thomaï Serdari, người đứng đầu chương trình MBA về thời trang tại Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York, cho biết người tiêu dùng Trung Quốc tập trung vào chi tiết thiết kế, chất lượng vật liệu và sự tinh tế hơn là sự nổi bật. Điều này giúp cho các thương hiệu trẻ như The Row, Goop và Nili Lotan có thể thuận lợi.