Theo đó, Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đang lên kế hoạch thực hiện thử nghiệm tái sử dụng tàu vũ trụ Hayabusa-2 để ngăn chặn hai tiểu hành tinh xa xuyên di chuyển nhanh về phía Trái đất.
Sau khi ra mắt vào năm 2014, tàu vũ trụ Hayabusa2 đã hai lần hạ cánh lên tiểu hành tinh 1999 JU3 (còn gọi là Ryugu) nằm cách Trái đất hơn 300 triệu km vào năm 2018. Nó đã thăm dò tiểu hành tinh 1999 JU3 trong khoảng 18 tháng. Sau đó, Hayabusa2 đã bắn pháo lên bề mặt của tiểu hành tinh và thu thập mẫu từ việc pháo bắn vào.
Tàu gửi mẫu về Trái Đất thông qua một viên nang hạ cánh xuống Vùng hẻo lánh của Úc vào năm 2020. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang kiểm tra các mẫu để tìm manh mối về nguồn gốc của vũ trụ.
Nhật Bản có kế hoạch lái các tiểu hành tinh nhỏ ra khỏi Trái đất. (Ảnh: TS2.space)
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chính, các kỹ sư của JAXA đã thông báo vào tháng 12/2020 rằng họ sẽ sử dụng nhiên liệu đẩy xenon còn lại để Hayabusa-2 có thể bay ngang qua tiểu hành tinh 2002 CC21 vào tháng 7 năm 2026, trước khi đến tiểu hành tinh 1998 KY26. 1998 KY26 có đường kính 30 mét, quay quanh Mặt Trời với khoảng cách tới Trái đất là 374.000 km, và dự kiến tàu vũ trụ sẽ gặp tiểu hành tinh này vào năm 2031.
Trong cả hai nhiệm vụ bay qua, JAXA hy vọng sẽ sử dụng các phương tiện trên tàu vũ trụ Hayabusa2 để thay đổi quỹ đạo của các tiểu hành tinh. Họ cũng có kế hoạch gắn một điểm đánh dấu mục tiêu vào tiểu hành tinh 1998 KY26 để hiểu rõ hơn về chúng. JAXA nói rằng "Nhiều tiểu hành tinh nhỏ có kích thước tương tự tồn tại ngoài vũ trụ và được dự đoán sẽ va chạm với Trái đất với tần suất 100 đến 1.000 năm một lần, gây ra thiệt hại đáng kể. Vì vậy, Hayabusa-2 sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ làm thay đổi quỹ đạo của các tiểu hành tinh đang trên đường tấn công Trái đất".