SMS Marketing là gì? Các bước triển khai SMS Marketing

SMS Marketing là gì? Các bước triển khai SMS Marketing

SMS Marketing là gì? Ưu và nhược điểm của SMS Marketing so với Email Marketing. Hướng dẫn các bước (cách) triển khai một chiến dịch SMS Marketing

SMS Marketing là gì?

SMS Marketing là một phương thức Marketing mà trong đó doanh nghiệp cố gắng đạt được mục tiêu Marketing thông qua việc gửi các tin nhắn văn bản đến các đối tượng mục tiêu trên nền tảng mạng điện thoại di động.

SMS Marketing là gì

Về mặt cơ bản, bản chất của SMS Marketing tương đối giống với Email Marketing, khi hoạt động Marketing đều dựa trên việc gửi "nội dung" đến đối tượng mục tiêu, và sự khác biệt chỉ nằm ở hình thức hay đặc điểm kỹ thuật.

Ví dụ thực tế

Tin nhắn chăm sóc khách hàng từ các nhà mạng, ngân hàng, doanh nghiệp...

Tin nhắn chăm sóc khách hàng - SMS MarketingTin nhắn chăm sóc khách hàng - SMS Marketing

Tin nhắn chăm sóc khách hàng - SMS Marketing 

Tin nhắn xác nhận đơn hàng của các website, cửa hàng thương mại...

Tin nhắn Brandname SMS xác nhận đơn hàng

Tin nhắn giới thiệu chương trình khuyến mãi, quảng cáo...

Tin nhắn Brandname SMS QC - Khuyến mãi

Tin nhắn nhắc hẹn tại các phòng khám, thẩm mỹ viện, nha khoa...

Brandname SMS nhắc hẹn

Ưu và nhược điểm của SMS Marketing so với Email Marketing

Ưu điểm

  • Nội dung của SMS Marketing dễ tiếp cận đối tượng mục tiêu (khách hàng) hơn so với Email Marketing, bởi vì người dùng có thể dễ dàng mở một tin nhắn để xem hơn là mở một email.
  • Độ uy tín cao khi SMS Marketing được triển khai dưới hình thức Brandname (Tin nhắn đến tay khách hàng sẽ tự động hiển thị người gửi là Brandname (tên thương hiệu) của doanh nghiệp bạn.
  • Khả năng tương tác cao: Trong trường hợp tin nội dung tin nhắn SMS có chứa thông tin số điện thoại, khả năng người nhận bấm vào số điện thoại đó để gọi thường rất cao.
  • Dễ dàng triển khai hơn so với Email

Nhược điểm

  • Nội dung tin nhắn bắt buộc không có dấu Tiếng Việt (đối với tin nhắn Brandname).
  • Nội dung tin nhắn chỉ có thể là văn bản thuần tuý (text).
  • Chi phí để triển khai SMS Marketing cao hơn so với Email Marketing. Ngoài việc bạn phải trả tiền thuê bao hàng tháng, bạn còn phải trả phí cho từng SMS gửi đi, trong đó cách tính số lượng SMS sẽ dựa trên số lượng ký tự trong tin nhắn. (Tin nhắn càng nhiều ký tự thì trả phí càng cao).
  • Cần phải xác thực doanh nghiệp (Giấy phép đăng ký kinh doanh) trong trường hợp doanh nghiệp muốn đăng ký Brandname SMS.
  • Cần phải đăng ký mẫu tin nhắn nếu muốn gửi Brandname SMS. Để tránh những vụ lừa đảo đã từng xảy ra, các quy định về brandname SMS ngày càng dày đặc, trong đó nổi bật là về quy chế doanh nghiệp phải đăng ký mẫu nội dung với các nhà mạng trước khi gửi tin nhắn đến người dùng.

Hướng dẫn các bước (cách) triển khai một chiến dịch SMS Marketing

Nhìn chung, cách để triển khai một chiến dịch SMS Marketing tương đối giống so với Email Marketing, khi quá trình thực hiện bao gồm các bước sau:

Quy trình (các bước) triển khai một chiến dịch SMS Marketing

1. Xác định mục tiêu chiến dịch

Trong bất kỳ mỗi chiến dịch Marketing nào, việc xác định mục tiêu luôn là cần thiết bởi nếu không, người thực hiện rất dễ mất phương hướng trong suốt quá trình thực hiện. Cần chiến dịch SMS Marketing mà bạn đang muốn triển khai nhắm đến những mục tiêu nào dưới đây:

  • Mục tiêu bán hàng: Giới thiệu chương trình khuyến mãi, sản phẩm mới...
  • Mục tiêu gợi nhớ: Hỏi thăm sức khoẻ, chúc mừng sinh nhật, ngày lễ...
  • Mục tiêu tương tác: Nhắc hẹn, thông báo về tình trạng đơn hàng, sản phẩm, bảo trì, sửa chữa, đăng nhập ứng dụng...

2. Xác định đối tượng phù hợp

Tuỳ theo mục tiêu của chiến dịch mà đối tượng được lựa chọn sẽ khác nhau về nhiều phương diện. Ví dụ:

  • Đối tượng đại trà: Người dùng điện thoại trong một khu vực lớn (tỉnh thành, quốc gia)
  • Đối tượng sàn lọc: Người dùng điện thoại đáp ứng các tiêu chí với giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, khu vực...
  • Đối tượng chọn lọc: Người dùng điện thoại đã rõ danh tính được chọn lọc kỹ lưỡng

3. Xác định thời điểm thích hợp

Thời điểm để tin nhắn bắt đầu gửi đi cũng là một yếu tố quan trọng cần phải xem xét kỹ lưỡng trong chiến dịch SMS Marketing, nếu bạn không muốn tin nhắn của doanh nghiệp bị xem là spam, làm phiền...

Các yếu tố liên quan đến thời điểm bao gồm:

  • Thời gian: Ngày, giờ (Ví dụ, tin nhắn chúc mừng ngày 8/3 thường được gửi vào khung giờ 6 - 8h sáng)
  • Tần suất: Tin nhắn được gửi đi 1 hay nhiều lần, thời gian giản cách giữa những lần gửi là bao lâu
  • Sự kiện: Sự kiện nào được xem là mốc để gửi tin nhắn đi (khách đặt hàng trên website, khách mua hàng tại cửa hàng, khách gọi điện khiếu nại...)

4. Xây dựng nội dung SMS & Lựa chọn hình thức gửi SMS

Hình thức gửi SMS (tin nhắn thông thường hay tin nhắn Brandname) sẽ ảnh hưởng đến nội dung SMS được gửi đi. Đối với SMS thông thường (Text SMS, Imessage, Messenger...), bạn có thể sử dụng dấu Tiếng Việt, icon hay thậm chí hình ảnh, video trong nội dung tin nhắn. Trong khi Brandname SMS (tin nhắn thương hiệu) chỉ cho phép bạn sử dụng văn bản thuần tuý không có dấu Tiếng Việt. Dĩ nhiên, Brandname SMS sẽ đi kèm với độ uy tín cao hơn so với SMS thông thường.

5. Gửi SMS và theo dõi kết quả

Sau khi đã thực hiện xong công đoạn của những bước trên, ta tiến đến bước cuối cùng là gửi SMS và theo dõi kết quả. Tuỳ  mỗi trường hợp mà việc gửi SMS sẽ được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau. Đối với tin nhắn thông thường, bạn có thể gửi chúng thông qua chiếc điện thoại của mình, hoặc thông qua một số phần mềm, thiết bị có hỗ trợ kết nối với SIM điện thoại. Đối với Brandname SMS, bạn có thể gửi tin nhắn thông qua phần mềm có sẵn cung cấp bởi các đơn vị cung cấp dịch vụ Brandname SMS, hay các phần mềm quản lý như CRM, ERP, phần mềm Marketing...

Và dĩ nhiên, đừng quên đo lường kết quả thu về thông qua các chỉ số như tỷ lệ mở (xem tin nhắn), tỷ lệ người nhận click vào SĐT (hay đường link), số lượng khách hàng mới gia tăng từ nguồn SMS, lượng doanh thu gia tăng từ nguồn SMS...

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

SMS Marketing là một phương thức Marketing mà trong đó doanh nghiệp cố gắng đạt được mục tiêu Marketing thông qua việc gửi các tin nhắn văn bản đến các đối tượng mục tiêu trên nền tảng mạng điện thoại di động.

Nội dung của SMS Marketing dễ tiếp cận đối tượng mục tiêu (khách hàng) hơn so với Email Marketing, bởi vì người dùng có thể dễ dàng mở một tin nhắn để xem hơn là mở một email.

Độ uy tín cao khi SMS Marketing được triển khai dưới hình thức Brandname (Tin nhắn đến tay khách hàng sẽ tự động hiển thị người gửi là Brandname (tên thương hiệu) của doanh nghiệp bạn.

Khả năng tương tác cao: Trong trường hợp tin nội dung tin nhắn SMS có chứa thông tin số điện thoại, khả năng người nhận bấm vào số điện thoại đó để gọi thường rất cao.

Dễ dàng triển khai hơn so với Email

Nội dung tin nhắn bắt buộc không có dấu Tiếng Việt (đối với tin nhắn Brandname).

Nội dung tin nhắn chỉ có thể là văn bản thuần tuý (text).

Chi phí để triển khai SMS Marketing cao hơn so với Email Marketing. Ngoài việc bạn phải trả tiền thuê bao hàng tháng, bạn còn phải trả phí cho từng SMS gửi đi, trong đó cách tính số lượng SMS sẽ dựa trên số lượng ký tự trong tin nhắn. (Tin nhắn càng nhiều ký tự thì trả phí càng cao).

Cần phải xác thực doanh nghiệp (Giấy phép đăng ký kinh doanh) trong trường hợp doanh nghiệp muốn đăng ký Brandname SMS.

Cần phải đăng ký mẫu tin nhắn nếu muốn gửi Brandname SMS. Để tránh những vụ lừa đảo đã từng xảy ra, các quy định về brandname SMS ngày càng dày đặc, trong đó nổi bật là về quy chế doanh nghiệp phải đăng ký mẫu nội dung với các nhà mạng trước khi gửi tin nhắn đến người dùng.

Bước 1. Xác định mục tiêu chiến dịch

Bước 2. Xác định đối tượng phù hợp

Bước 3. Xác định thời điểm thích hợp

Bước 4. Xây dựng nội dung SMS & Lựa chọn hình thức gửi SMS

Bước 5. Gửi SMS và theo dõi kết quả