Tác dụng của mía
1. Cung cấp sắt và năng lượng
Mía được xem là cây có lượng sắt cao nhất trong các loại trái cây và được biết đến là loại cây bổ huyết hàng đầu với hàm lượng sắt lên tới 1,3 mg/100g.
Mía chứa lượng nước khá cao, khoảng 84%, giàu sucrose, glucose và fructose. Đây là những nguyên liệu để sản xuất đường và cũng chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất như canxi, phốt pho, vitamin B1, vitamin B2, B6, C... rất dễ dàng cho cơ thể hấp thụ.
Ăn mía không những có tác dụng giải khát mà còn cung cấp dinh dưỡng, bổ sung năng lượng, giảm mệt mỏi, thích hợp cho người bệnh hạ đường huyết. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng mía có thể cải thiện quá trình tái tổng hợp glycogen trong cơ và cải thiện hoạt động thể chất, đặc biệt là cho các vận động viên sau khi tập luyện cường độ cao.
2. Đặc điểm chống oxy hóa mạnh mẽ
Mía có chứa nhiều axit aspartic, axit glutamic, serin, alanin và các axit amin có lợi cho sức khỏe của cơ thể, giúp ngăn chặn sự tổn hại từ các gốc tự do, cải thiện quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ thống miễn dịch của con người.
Mía cũng chứa nhiều chất chống oxi hóa như phenol và flavanol, có khả năng ngăn ngừa quá trình oxi hóa lipid, từ đó ngăn chặn quá trình lão hóa.
Ngoài ra, mía còn có nhiều tác dụng tích cực đối với làn da. Vitamin có trong mía có thể làm cải thiện cho da, mang lại sắc da rạng rỡ và ngăn ngừa tình trạng da chảy xệ. Bên cạnh đó, mía cũng giúp giảm khó chịu khi đau bụng kinh và bổ sung axit amin để thúc đẩy quá trình trao đổi chất của phụ nữ.
3. Mía có tính lạnh, khi nấu nóng và ép lấy nước uống, có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng ẩm cho da khô và cải thiện triệu chứng ho do suy nhược cơ thể. Mía cũng hiệu quả trong việc giảm ho do cúm.
Không những thế, mía còn có thể cải thiện khả năng làm sạch và ngừng sâu răng, rèn luyện cơ mặt. Những người bị hôi miệng, viêm miệng có thể sử dụng mía để loại bỏ mùi hôi và giảm đau bằng cách súc miệng bằng nước mía và sau đó nuốt.
4. Giảm triệu chứng khó chịu ở dạ dày, các vấn đề liên quan đến dạ dày.
Sau khi uống quá nhiều rượu hoặc ăn quá nhiều đồ chiên nước mỡ, dầu... sẽ gây đau dạ dày, miệng khô, táo bón. Theo đông y, mía có tác dụng làm mát dạ dày, lợi tiểu, cung cấp dưỡng chất cho dạ dày và có lợi cho hệ tiêu hóa, giảm cảm giác buồn nôn.
Uống nước mía nói chung, đặc biệt sau khi đun nóng, có thể tốt cho gan và dạ dày. Nếu mía được rang lên rồi ăn, không chỉ thêm ngọt mà còn có tác dụng bồi bổ phổi, làm ấm cổ họng, giảm tình trạng viêm và khô rát họng.
Ăn mía sao cho an toàn?
Mía dù là một loại trái cây tốt, nhưng không phù hợp cho một số người, như bệnh nhân tiểu đường, cảm lạnh, mửa, tiêu chảy... Bởi vì mía có tính lạnh, những người yếu không nên ăn quá nhiều. Đồng thời, những người bị trào ngược dạ dày cũng nên tránh ăn do nước ép có chứa đường có thể làm tăng axit.
Khi ăn mía, cần chú ý không ăn những quả mía mốc, vì mía chứa nhiều nước, mốc có thể sinh ra độc tố, trong đó có axit nitropropionic - chất độc thần kinh gây ngộ độc. Những triệu chứng tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy sẽ xuất hiện trong trường hợp nhẹ. Còn trong trường hợp nặng, có thể gây tổn thương thần kinh thị giác hoặc thần kinh trung ương. Vì vậy, nếu mía có vị bất thường như mùi cồn, chua, nấm mốc thì không nên ăn.
Nguồn: Sohu