Selective Attention là gì? Ví dụ và phân tích

Selective Attention là gì? Ví dụ và phân tích

Selective Attention là gì? Các ví dụ về selective attention trong đời sống thực tế. Trạng thái Overselective là gì và có tác động như thế nào đến khả năng nhận thức, đánh giá của con người?

Khái niệm về Selective Attention

Selective Attention là gì?

Selective Attention là gì?

Selective Attention, dịch sang tiếng Việt là Sự chú ý có chọn lọc hay Khả năng chú ý có chọn lọc, là một thuật ngữ chỉ khả năng mà trong đó con người có thể giới hạn sự chú ý, tập trung vào các sự vật, sự việc, thông tin được cho là quan trọng, ưu tiên, cần thiết.

Trong đa số trường hợp, Selective Attention giúp con người thu thập được những thông tin cần thiết trong vô số những luồn thông tin loãng gây xao nhãn.

Selective Attention Illustrate - Mô phỏng

Ví dụ:

  • Một người cần tìm sản phẩm "Card đồ họa" trên một website bán hàng linh kiện dành cho máy tính, người đó sẽ có xu hướng chỉ chú ý và tập trung vào các sản phẩm thuộc loại "Card đồ họa".
  • Một bạn học sinh nữ có tình cảm đặc biệt với một bạn học sinh nam ở lớp bên cạnh, khi được kể những câu chuyện của lớp bên cạnh, bạn học sinh nữ này sẽ có xu hướng ưu tiên sự chú ý của mình vào những thông tin có liên quan đến bạn học sinh nam đó.
  • Khi dịch Covid bắt đầu lan rộng vào năm 2020, những người dân trên thế giới đều tập trung theo dõi tin tức về dịch bệnh Covid này nhiều hơn so với những tin tức thuộc những chủ đề khác.

Đặc điểm của trạng thái Overselective

Trạng thái Overselective là gì? - FAQ

Trong một số trường hợp, Selective Attention (Sự chú ý có chọn lọc) được đẩy lên mức quá giới hạn, lúc đấy, con người sẽ rơi vào trạng thái Overselective (Sự chú ý có chọn lọc vượt quá giới hạn cho phép). Trạng thái này sẽ tác động tiêu cực đến khả năng tiếp nhận thông tin của con người, khi con người chỉ muốn nghe những gì mình muốn nghe, thấy những gì mình muốn thấy, và bỏ đi hầu hết các thông tin, khía cạnh khách quan khác của sự vật, sự việc... từ đó dẫn đến sai lệch trong cách nhìn nhân, đánh giá của con người về một sự vật hay sự việc nào đó.

Ví dụ:

  • Một người khi có ác cảm với một cô ca sĩ A, người này sẽ có xu hướng chỉ muốn nghe và đọc những thông tin có tính chất tiêu cực về cô ca sĩ A đó, và bỏ ngoài tai những thông tin tích cực cho dù thông tin tích cự ấy là chính xác so với thực tế.
  • Một người tiêu dùng sau khi sử dụng sản phẩm nước hoa của nhãn hàng B thì có ấn tượng vô cùng xấu với nhãn hàng B đó bởi một vài khuyết điểm trong sản phẩm và dịch vụ. Một thời gian sau, khi có nhu cầu mua nước hoa trở lại, người tiêu dùng đó quyết định không lựa chọn sử dụng sản phẩm của nhãn hàng B, mặc dù doanh nghiệp kinh doanh nhãn hàng B đã khắc phục hết những khuyết điểm trong sản phẩm và dịch vụ.
  • Các fan trung thành của đảng dân chủ tại Hoa Kỳ thường chỉ muốn nghe và đọc những thông tin tích cực về đảng mà hình ủng hộ, và gạt bỏ ngoài tai những vụ việc tiêu cực mà đảng này đã gây ra.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Selective Attention là khả năng tập trung vào một phần thông tin cụ thể trong số lớn thông tin có sẵn.
Khi bạn đang đọc một cuốn sách và có tiếng ồn bên ngoài, nếu bạn có thể tập trung vào việc đọc, thì đó chính là Selective Attention.
Selective Attention giúp chúng ta quản lý thông tin, tăng hiệu quả và giảm stress khi đối mặt với nhiều thông tin.
Có nhiều cách để phát triển Selective Attention như tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể, tập trung vào hơi thở, hoặc tập trung vào giọng nói của người nói.
Selective Attention có thể bị ảnh hưởng bởi các bệnh tật như ADHD, bệnh Alzheimer hoặc bệnh Parkinson.