Vậy bạn đã thực sự hiểu đúng về Trách nhiệm Xã Hội của Doanh nghiệp và những yếu tố xoay quanh mục tiêu này chưa? Nắm bắt 4 thuật ngữ không thể thiếu & những xu hướng Phát triển bền vững mới nhất trong bài viết này nhé!
4 thuật ngữ bạn nhất định phải biết khi tìm hiểu về Phát triển bền vững
#1 CSR & CSV - Bộ đôi chiến lược thường bị nhầm lẫn
1. CSR (Corporate Social Responsibility): Trách nhiệm Xã Hội của Doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là hoạt động thể hiện sự đóng góp của doanh nghiệp đối với xã hội, nhằm tạo ra những tác động tích cực cho cộng đồng trong quá trình kinh doanh. CSR tập trung vào những giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho cộng đồng, bao gồm các hoạt động thiện nguyện, xử lý rác thải, trồng cây gây rừng và bảo vệ người lao động, chống tham nhũng.
Tuy CSR không đặt mục tiêu kinh tế và không mang lại lợi nhuận trực tiếp, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp. Sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu và mức sống của người dân, tài nguyên môi trường và tăng trưởng kinh tế. Những đóng góp của CSR góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh phát triển và bền vững trong dài hạn, đồng thời thể hiện đạo đức kinh doanh và xây dựng hình ảnh thương hiệu đáng tin cậy.
Tại Việt Nam, CSR đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây với nhiều chiến lược đáng chú ý như: dự án sữa học đường "Vươn cao Việt Nam" của Vinamilk, chương trình cam kết hỗ trợ 22 triệu USD cho giáo dục Việt Nam của Intel Products, cùng với hàng loạt các chương trình từ thiện và hoạt động khám chữa bệnh miễn phí.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng đối mặt với nhiều khó khăn khi thực hiện CSR. Đầu tiên là việc thiếu nguồn lực, đặc biệt là tài chính, làm cho nhiều chương trình CSR bị gián đoạn, không đạt được hiệu quả. Ngoài ra, việc thực hiện CSR không khéo léo có thể gây ra những vấn đề mới trong cộng đồng. Ví dụ, các chương trình từ thiện có thể vô tình gây sự ỷ lại của người dân đối với việc nhận khẩu hiệu từ thiện, mà không mang lại giá trị bền vững trong tương lai.
Đó cũng chính là lý do cho sự gia đời của CSV!
2. CSV (Creating Shared Value): Tạo Giá trị Chung
CSV - Tạo Giá Trị Chia Sẻ là một chiến lược "win-win" với mục tiêu "giá trị chia sẻ" - tạo ra lợi ích cùng nhau cho cả cộng đồng và doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là CSV không chỉ đơn thuần là việc doanh nghiệp tạo ra giá trị cho cộng đồng, mà còn mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp như tăng trưởng lợi nhuận, đảm bảo nguồn cung ứng, mở rộng thị trường kinh doanh,... Nhờ đó, CSV không chỉ thúc đẩy trách nhiệm xã hội mà còn đáp ứng mục tiêu đảm bảo sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp, tạo động lực cho hoạt động kinh doanh.
Khác với CSR, các chiến lược CSV là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh và liên quan trực tiếp đến mục tiêu phát triển và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bằng cách tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, hoạt động CSV giảm bớt gánh nặng tài chính và có khả năng thực hiện lâu dài, bền vững hơn so với CSR. Tuy nhiên, điều này cũng yêu cầu các chiến lược CSV được tính toán và thiết kế một cách chính xác để đạt được cân bằng giữa trách nhiệm cộng đồng và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, CSR đã trở nên phổ biến hơn CSV. Một số thương hiệu đã áp dụng các chiến lược bền vững để đạt CSV, ví dụ như Phân bón Bình Điền với chương trình "Canh tác thông minh" giúp tăng hiệu suất sản xuất và duy trì khách hàng bền vững, cũng như Traphaco với vùng trồng Dược Liệu xanh tạo việc làm cho hàng triệu người và đảm bảo nguồn cung Dược Liệu lâu dài cho doanh nghiệp.
#2 ESG - 3 tiêu chuẩn trọng yếu trong Phát triển bền vững
ESG viết tắt từ Environmental (Môi trường) - Social (Xã hội) - Governance (Quản trị doanh nghiệp). Đây là 3 tiêu chuẩn quan trọng để đo lường và đánh giá tính bền vững trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.Việc lập các báo cáo ESG giúp các doanh nghiệp đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu trong chiến lược Phát triển bền vững, đồng thời nhìn nhận rủi ro liên quan đến ESG. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng sử dụng ESG để sàng lọc ý tưởng về kinh doanh tiềm năng, nhằm đáp ứng mục tiêu Phát triển bền vững.
Cụ thể, 3 tiêu chuẩn ESG sẽ được đánh giá như sau:
E - Môi trường: Đánh giá toàn diện những tác động mà doanh nghiệp gây ra cho môi trường trong quá trình kinh doanh như: khí nhà kính, sử dụng năng lượng, xử lý chất thải,... Ví dụ: Đo lường tổng lượng khí thải Carbon từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm để thiết lập mục tiêu bù đắp lượng Carbon này.
S - Xã hội: Tiêu chuẩn này cho thấy những ảnh hưởng của doanh nghiệp tới xã hội và con người như: cải thiện cuộc sống của người dân, giảm nghèo, tăng cường ý thức cộng đồng, nâng cao cuộc sống của nhân viên trong doanh nghiệp,....
#3 SDGs - Kim chỉ nam cho các chiến lược Phát triển bền vững
G - Quản trị: Đánh giá trách nhiệm của doanh nghiệp đối với pháp luật và nhà nước, thể hiện thông qua sự minh bạch trong báo cáo tài chính, tuân thủ các quy định pháp luật và địa phương,...Vào năm 2015, Liên Hợp Quốc đã thông qua 17 mục tiêu Phát triển bền vững nhằm mục đích chấm dứt nạn đói và giảm nghèo cùng bảo vệ môi trường và thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng. Những mục tiêu này không chỉ là trách nhiệm của chính phủ các quốc gia mà còn dựa vào sự đóng góp quan trọng và trách nhiệm của các doanh nghiệp. Cho nên, 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc được coi là tấm chắn và hướng dẫn quan trọng để các doanh nghiệp có thể xác định các hướng tiếp cận hiệu quả nhất trong việc thực hiện Phát triển bền vững.
NetZero là trạng thái không tồn tại lượng phát thải khí nhà kính ra môi trường, có nghĩa là không tăng thêm lượng khí nhà kính hiện có trong khí quyển. Để đạt được NetZero, cần giảm lượng khí CO2 từ hoạt động đến 0 hoặc thực hiện các chiến lược bù đắp như trồng cây xanh thêm.
Những xu hướng Phát triển bền vững nào đang lên ngôi trong thời gian tới?
Net Zero - Nỗ lực xanh hóa bầu khí quyển
Hiện nay, lượng khí thải nhà kính CO2 đang là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây ra nhiều hiệu ứng nhà kính và gây biến đổi khí hậu trầm trọng. Tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu COP26, Việt Nam và các quốc gia khác trên toàn cầu đã cam kết đạt mục tiêu Net Zero thành công vào năm 2025. Vì vậy, chiến lược Phát triển bền vững nhằm hướng tới Net Zero của các doanh nghiệp đang nhận được sự ủng hộ lớn từ phía chính phủ và công chúng, điển hình như: chuyển đổi quy trình sản xuất để giảm thiểu lượng khí carbon, sản xuất sản phẩm Carbon Neutral, thực hiện chiến lược trung hòa Carbon bằng cách trồng cây xanh để bù đắp lượng khí carbon thải ra.
Đặc biệt, ngày nay, người tiêu dùng trên thị trường đang ngày càng ưa chuộng các sản phẩm được sản xuất theo quy trình xanh sạch và giảm thiểu khí carbon. Sự phổ biến của các loại thực phẩm "Zero Carbon", được sản xuất bằng quy trình trung hòa carbon, đang trở thành một xu hướng ẩm thực xanh. Vì vậy, chiến lược Netzero không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường mà còn mở ra cơ hội kinh doanh bền vững cho các doanh nghiệp.
Giao thông xanh - Xu hướng bảo vệ môi trường & sức khỏe con người
Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải hiện nay đang gây ra một vấn đề ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng đối với các đô thị. Theo thống kê, khoảng hơn 70% tổng lượng bụi và khí thải được xả thải từ phương tiện giao thông vào môi trường. Tình trạng ô nhiễm đô thị ở Việt Nam ngày càng trở nên nặng nề, tác động tiêu cực đến sức khỏe và đời sống của cộng đồng. Vì vậy, việc giảm thiểu khí thải từ phương tiện giao thông đang trở thành một vấn đề được quan tâm sâu sắc bởi cộng đồng, và cũng là một trong những biện pháp thực hiện Phát triển bền vững hiệu quả cho các doanh nghiệp.Hiện nay, các phương tiện giao thông điện như xe máy điện, ôtô điện, xe bus điện, tàu điện trên cao, taxi điện,... đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người tiêu dùng ưu ái lựa chọn. Vì vậy, giao thông xanh không chỉ là một xu hướng Phát triển bền vững mang lại những lợi ích lớn cho môi trường và xã hội, mà còn mở ra cơ hội kinh doanh tiềm năng cho các doanh nghiệp.
Thời trang bền vững - Lột xác thời trang nhanh
Tại Mỹ, một trong những trung tâm thời trang hàng đầu thế giới, hàng năm có khoảng 11,3 triệu tấn chất thải từ ngành dệt may được đưa vào các bãi xử lý (Theo Bloomberg). Tình trạng này là hậu quả của sự lan rộng của xu hướng thời trang nhanh, gây ra lượng chất thải khổng lồ và ô nhiễm môi trường trong nhiều năm qua. Ngành Thời trang chiếm 10% lượng khí thải nhà kính và 20% lượng nhựa trên toàn cầu.Đối mặt với tình hình đó, xu hướng thời trang bền vững đang trở nên phổ biến hơn, với sự phát triển đột phá của mô hình vòng đời thời trang và sử dụng các chất liệu thân thiện với môi trường. Đặc biệt, thị trường đồ cũ đang nhận được sự quan tâm từ nhiều người tiêu dùng, giúp cải thiện tình hình kinh tế và kéo dài tuổi thọ sản phẩm, từ đó giảm thiểu lượng chất thải từ ngành thời trang.
Tại Việt Nam, có những thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực "Thời trang bền vững" như Faslink - mang đến những sản phẩm thời trang với chất liệu thân thiện với môi trường, hay Piktina - ứng dụng thời trang Secondhand được các cá nhân yêu thích.
Giáo dục - Giá trị bền vững từ việc nâng cao nhận thức
Điều này không chỉ tập trung vào các vấn đề về môi trường, mà giáo dục cũng trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược Phát triển bền vững của các thương hiệu. Tại Việt Nam, việc cải tiến giáo dục với mục tiêu Phát triển bền vững luôn được chính phủ, nhà nước cùng với đông đảo người dân quan tâm.Doanh nghiệp hiện nay đã xác định giáo dục là một phương án để thúc đẩy phát triển bền vững. Ví dụ như Samsung đã triển khai nhiều chương trình giáo dục như "Kiến Tạo Tương Lai Từ Giáo Dục STEM" và "Ngôi trường hy vọng". Cũng như Cargill Việt Nam đã thực hiện dự án xây dựng các trường học.
Phát triển bền vững là một chiến lược dài hạn và yêu cầu sự cân bằng hài hòa giữa nhiều khía cạnh khác nhau, từ kinh tế, môi trường cho đến an sinh xã hội. Do đó, để thành công trong việc phát triển bền vững, người ta cần có kiến thức sâu rộng, xây dựng chiến lược một cách tỉ mỉ và nhạy bén với những xu hướng mới. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về phát triển bền vững và những kiến thức quan trọng khi tham gia nghiên cứu về chủ đề này!