OKR là gì? Khái niệm - Sơ đồ - Đặc điểm - Ví dụ - So sánh OKR vs SMART

OKR là gì? Khái niệm - Sơ đồ - Đặc điểm - Ví dụ - So sánh OKR vs SMART

OKR là một trong những mô hình phổ biến và hữu dụng để thiết lập đo lườn các mục tiêu trong kinh doanh. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm vững các khía cạnh cơ bản liên quan đến mô hình OKR, cũng như chỉ ra phương pháp để bạn có thể áp dụng nó một cách hiệu quả trong hoạt động thực tiển của doanh nghiệp.

Mô hình OKR là gì? Khái niệm - Ví dụ - Đặc điểm - Phương pháp áp dụng

OKR là một trong những mô hình phổ biến và hữu dụng để thiết lập các mục tiêu, đo lường tiến trình hoạt động kinh doanh nói chung và Marketing nói riêng. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm vững các khía cạnh cơ bản liên quan đến mô hình OKR, cũng như chỉ ra phương pháp để bạn có thể áp dụng nó một cách hiệu quả trong hoạt động thực tiển của doanh nghiệp.

Mô hình OKR là gì?

OKR - viết tắt của Objectives (Mục tiêu lớn) and Key Results (Các mục tiêu nhỏ) - là một mô hình thiết lập mục tiêu và đo lường tiến trình hoạt động được các doanh nghiệp sử dụng để dẫn dắt và tạo động lực cho nhân viên. 

OKR là gì

OKR được áp dụng khá phổ biến ở nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ, tuy nhiên, Google được xem là một trong số những doanh nghiệp áp dụng OKR với quy mô sâu rộng và đạt mức độ hiệu quả nhất.

Sơ đồ mô hình OKR

Mô hình OKR bao gồm 2 yếu tố cốt lõi: Objective (Mục tiêu chính) and Key Results (Các mục tiêu cơ sở), liên kết với nhau theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ mô hình OKR



Objective (Mục tiêu chính) là mục tiêu mang quy mô lớn, có tính chất tổng quát, cần sự góp sức, phối hợp của nhiều cá nhân, đội nhóm trong doanh nghiệp và có thể đạt được trong một thời gian dài.

Ví dụ:

  • Công ty phát triển ứng dụng A đặt mục tiêu đạt 20 triệu người dùng mới trong năm 2021
  • Công ty sàn thương mại điện tử B đặt mục tiêu tăng doanh thu bán hàng lên 15% trong quý 1 năm 2022 so với quý cùng kỳ của năm trước.

Key Results (Các mục tiêu cơ sở) là các mục tiêu với quy mô nhỏ hơn, cần ít nhân lực để thực hiện so với Objective (Mục tiêu chính), đóng vai trò cơ sở, tiến trình để đạt được Objective (Mục tiêu chính). Key Results (Các mục tiêu cơ sở) được chia thành các mốc thời gian (tuần, tháng, quý) để theo dõi và đo lường kết quả.

Trong đa số các trường hợp, 1 Objective (Mục tiêu chính) thường đi kèm với 2 - 5 Key Results (Mục tiêu cơ sở).

Ví dụ:

  • Để đạt 20 triệu người dùng mới trong năm 2021, công ty phát triển ứng dụng A thiết lập các Key results (mục tiêu cơ sở sau) đây:
    • Nâng cấp và tối ưu UI/UX
    • Bổ sung 5 tính năng mới
    • Triển khai chương trình Referral Marketing
    • Quảng bá ứng dụng trên nền tảng Youtube với ngân sách trung bình 50 triệu đồng/tháng
  • Để đạt mục tiêu tăng doanh thu bán hàng lên 15% trong quý 1 năm 2022 so với quý cùng kỳ của năm trước, công ty sàn thương mại điện tử B thiết lập các Key results (mục tiêu cơ sở sau đây):
    • Thu hút thêm 500 nhà bán lẻ lớn và uy tín tham gia vào sàn.
    • Tìm kiếm thêm 2 đối tác giao hàng có thể hợp tác lâu dài.
    • Xây dựng các chương trình khuyến mãi vào ngày lễ lớn và ngày Flash Sale.
    • Ký hợp đồng với 1 KOL có tầm ảnh hưởng lớn trong tháng đầu quý.
    • Duy trì mức độ hài lòng của người mua hàng trên 80%.

Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của mô hình OKR

Mô hình OKR được cho là được phát minh vào năm 1975 bởi  Andrew Grove, người đồng sáng lập Intel - một trong những doanh nghiệp sản xuất chip vi xử lý hàng đầu thế giới. Vào thời điểm này, OKR chỉ được áp dụng trong nội bộ Intel. Đến năm 1983, OKR chính thức được phổ biến trong cuốn sách do Andrew Grove viết - High Output Management (Quản trị hiệu quả công việc).

Andrew Grove - được cho là người đã phát minh ra mô hình OKR
Andrew Grove - được cho là người đã phát minh ra mô hình OKR

Vào năm 1999, OKR Model được phổ biến và áp dụng tại Google với người khởi xướng là John Doerr - một nhà đầu tư mạo hiểm trong công ty. Sau quá trình ban đầu để chứng minh tính hiệu quả, OKRs nhanh chóng trở thành 1 trong các phương pháp quản lý chủ đạo hay thậm chí như 1 nét văn hóa của Google trong công tác tổ chức và quản lý phòng ban và đội nhóm.

John Doerr - Người khởi xướng mô hình OKR tại Google và sau này lan rộng ra thế giới
John Doerr - Người khởi xướng mô hình OKR tại Google và sau này lan rộng ra thế giới

Sau đó nhiều năm, Doerr cũng xuất bản một cuốn sách về OKR có tựa đề Measure What Matters (2017). Nội dung quyển sách tập trung giải thích và chứng tính hiệu quả của OKR qua những ví dụ thực tế mà ông đã chứng kiến.

Kể từ khi trở nên phổ biến tại Google, OKRs được nhiều doanh nghiệp đem về để áp dung, trong đó có thể kể đến những cái tên nổi bật như LinkedIn, Twitter, Gett, Uber, và Microsoft.

Đặc tính của mô hình OKR

Trong suốt chiều dài lịch sử áp dụng OKR tại các doanh nghiệp, các nhà quản lý đã cho biết mô hình OKR gắn liền với những đặc tính sau:

Đặc tính của mô hình OKR

Sơ đồ đặc tính của mô hình OKR

Tính cụ thể

Thay vì phân tích sâu về các mục tiêu lựa chọn, OKR hướng nhà quản lý đến các phương án cụ thể để triển khai mục tiêu đã xác định.

Tính tập trung

Mô hình OKR giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu quan trọng, ưu tiên trong một khoản thời gian nhất định

Tính đo lường

Nhờ vào các key results (mục tiêu cơ sở) gắn liền với các chỉ số đo lượng cụ thể, OKR giúp doanh nghiệp đo lường tiến độ và mức độ hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Tính linh hoạt

Thay vì đạt được các mục tiêu bằng kế hoạch cố định hàng năm, OKR giúp doanh nghiệp thực hiện một cách tiếp cận linh hoạt. Bằng cách sử dụng các chu kỳ mục tiêu ngắn hơn, các công ty có thể thích ứng và đáp ứng với sự thay đổi.

Tính đơn giản

Việc triển khai mô hình OKR rất đơn giản và bản thân các OKR cũng dễ hiểu và chỉ yêu cầu một quy trình gọn nhẹ thay vì một hệ thống phức tạp và rườm rà.

Tính minh bạch

Tạo ra sự liên kết trong tổ chức là một trong các mục đích chính của mô hình OKR. Để làm như vậy, các OKR  sau khi được thiết lập sẽ được công khai một cách minh bạch cho tất cả các cấp công ty - mọi người đều có quyền truy cập vào OKR của những người khác để từ đó hiểu rõ được mục tiêu trách nhiệm công việc của bản thân và các đồng nghiệp trong công ty.

Lợi ích từ mô hình OKR

Doanh nghiệp áp dụng mô hình OKR một cách đúng đắn có thể nhận về 6 lợi ích sau đây:

1. Nâng cao khả năng tương tác, liên kết chặt chẽ trong nội bộ doanh nghiệp

OKR giúp Nâng cao khả năng tương tác, liên kết chặt chẽ trong nội bộ doanh nghiệp

OKR giúp tạo sự kết nối giữa các cá nhân, đội nhóm và phòng ban để thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.

2. Nâng cao khả năng tập trung nguồn lực

OKR giúp Nâng cao khả năng tập trung nguồn lực

Thông qua mối liên hệ giữa Objective (mục tiêu chính) và Key Results (các mục tiêu cơ sở), các nhà quản lý có thể phân bổ nguồn lực (nhân sự, tài chính, công cụ dụng cụ...) phù hợp để thực hiện  nhân viên ưu tiên vào những mục tiêu hệ trọng của công ty.

3. Tăng tính minh bạch trong quản trị

OKR giúp Tăng tính minh bạch trong quản trị

OKR sẽ xây dựng văn hoá minh bạch cho công ty, nên các nhân viên đều có thể nắm được công việc và kế hoạch của mỗi cá nhân và phòng ban.

4. Thúc đẩy tính chủ động của nhân viên

OKR giúp Thúc đẩy tính chủ động của nhân viên

Khi đã nắm rõ hoạt động trong công ty, ban lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác, đồng thời tạo cơ hội cho nhân viên chủ động theo dõi các mục tiêu trong năm, sắp xếp các công việc một cách hợp lý để hoàn thành các mục tiêu theo đúng kế hoạch của doanh nghiệp.

5. Nâng cao khả năng đo lường & kiểm soát tiến độ

OKR giúp Nâng cao khả năng đo lường & kiểm soát tiến độ

Qua các chỉ số, OKR sẽ phản ánh được các cá nhân, phòng ban và toàn thể công ty đang hoàn thiện được bao nhiêu % mục tiêu.

6. Nâng cao hiệu quả khi thực hiện mục tiêu

OKR giúp Nâng cao hiệu quả khi thực hiện mục tiêu

OKR cho phép người quản lý lãnh đạo phát huy tối đa khả năng trong công việc, giúp công ty có thể đạt những kết quả ấn tượng.

Sự khác biệt giữa mô hình OKR và mô hình SMART

Khi bạn tìm hiểu về mô hình OKR, chắc hẳn bạn đã có nghe qua hoặc đã tìm hiểu về mô hình SMART. Cả 2 mô hình này đều được áp dụng để xây dựng mục tiêu trong các hoạt động có tính tổ chức. Tuy nhiên, theo hocmarketing.org, có 2 sự khác biệt lớn giữa OKR và SMART như sau:

Thứ nhất, mô hình SMART tập trung vào cách chọn mục tiêu một cách khôn ngoan, khi OKR tập trung vào cách đạt được mục tiêu đó một cách hiệu quả.

Như đã trình bày ở trên, OKR sử dụng các mục tiêu cơ sở với các mục tiêu để phân bổ nguồn lực và thời gian một cách chiến lược hơn nhằm đạt được mục tiêu chính một cách hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó, SMART đưa ra nguyên tắc hướng dẫn các nhà quản lý thiết lập các mục tiêu đơn lẻ sao cho phù hợp nhất với tình hình hiện tại và chiến lược của doanh nghiệp. Khi nhắc đến SMART, ta nhắc đến tính chiến lược, tính đo lường, tính khả thi, khả dụng và tính thời điểm, trong khi nhắc đến OKR, ta nhắc đến cách thức đặt ra các mục tiêu cơ sở sao cho hoàn thành mục tiêu chính.

Thứ hai, mô hình SMART thường được sử dụng để xây dựng các kế hoạch chiến lược mang tính dài hạn, trong khi OKR thường được sử dụng cho các kế hoạch trung và ngắn hạn.

Do SMART thiên về việc lựa chọn mục tiêu, chính vì thế mô hình này thường được áp dụng trong việc xây dựng các bản kế hoạch chiến lược mang tính dài hạn. Việc xác đinh mục tiêu chiến lược dài hạn một cách khôn ngoan có thể giúp doanh nghiệp phát triển vượt bậc trong những năm tới. Ngược lại, lựa chọn mục tiêu dài hại kém khôn ngoan có thể khiến doanh nghiệp mất đi rất nhiều thứ như cơ hội, doanh thu, thị phần...

Trong khi đó, OKR lại được ưu tiên sử dụng trong các bản kế hoạch trung và ngắn hạn bởi các mục tiêu chính thường đã được định sẵn hoặc dễ nhận định. Vấn đề cần giải quyết trong các bản kế hoạch này là làm thế nào để đạt được những mục tiêu ấy một cách hiệu quả trong khoảng thời gian cho trước.

Áp dụng mô hình OKR trong Marketing

Mô hình OKR có thể giúp nâng cao hiệu quả, hiệu suất triển khai các chiến lược, chiến dịch Marketing của một doanh nghiệp. Việc áp dụng mô hình OKR tương đối khá dễ cho chặn hành trình 1 tháng hay 1 năm của 1 doanh nghiệp. Từ mục tiêu chính của năm, ta xác định các mục tiêu cơ sở để hoàn thành mục tiêu chính. Sau đó ta phân bổ các mục tiêu cơ sở ứng với các mốc thời gian nhỏ hơn (quý, tháng, tuần). Với mỗi mục tiêu cơ sở, ta có thể sử dụng 1 - 3 KPI để theo dõi quá trình thực hiện.

Việc phổ biến và áp dụng OKR ở doanh nghiệp nên được diễn ra một cách khéo léo, có sự hướng dẫn, hỗ trợ từ cấp trên xuống cấp dưới, cũng như có sự thống nhất, góp ý từ cấp dưới lên cấp trên.

Các sai lầm phổ biến khi áp dụng OKR

1. Sử dụng OKR thay cho danh sách task (công việc)

Mặc dù OKR đặt ra các Key results (mục tiêu cơ sở) để hoàn thành mục tiêu chính, nhưng nhìn chung, các mục tiêu cơ sở vẫn cần nhiều thời gian hơn so với 1 task (công việc) bình thường mà nhân viên phải làm. Chính vì thế, việc thay thế thế này có thể khiến quá trình làm việc của nhân viên trở nên chậm hơn, hay thậm chí người nhân viên cũng chẳng biết làm thế nào để đạt được các mục tiêu cơ sở đã đề ra.

2. Đặt quá nhiều các Key results (mục tiêu cơ sở) cho 1 Objective (mục tiêu chính)

Dẫu rằng các Key results (mục tiêu cơ sở) sẽ giúp nhân viên, đội nhóm đạt mục tiêu chính một cách dễ dàng, có hệ thống hơn. Tuy nhiên nếu đặt ra quá các nhiều các Key results (mục tiêu cơ sở) sẽ khiến nhân viên, đội nhóm cảm thấy mơ hồ, không biết tập trung vào mục tiêu nào, hay nghiêm trọng hơn là cảm thấy áp lực trước danh sách dày đặc các mục tiêu đã đề ra.

3. Không sắp xếp các OKR theo thứ tự ưu tiên hợp lý

Đôi khi doanh nghiệp mãi mê lập ra các OKR mà quên sắp xếp chúng theo mức độ ưu tiên hợp lý. Điều này có thể làm chậm quá trình phát triển của doanh nghiệp và làm giảm mức độ hiệu quả của OKR mang lại, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ với nguồn lực hạn hẹp

4. Không theo dõi quá trình thực hiện OKR

Đối với những nhà quản lý, không phải lập ra các OKR là xong nhiệm vụ. Việc theo dõi quá trình thực hiện OKR cũng quan trọng không kém. Ngoài nắm bắt tiến độ thực hiện, việc theo dõi còn giúp nhà quản lý nhận biết được phòng ban, đội nhóm của mình đang gặp khó khăn ở đâu, từ đó có các biện pháp hỗ trợ kịp thời, giúp quá trình thực hiện trở nên thông suốt, đảm bảo về mặt hiệu quả lẫn tiến độ.

Một số mẹo vặt để thiết lập OKR

Đối với Objective (mục tiêu chính)

Trước hết, mục tiêu phải đơn giản, ngắn gọn và dễ ghi nhớ. Mục tiêu quá rườm rà hoặc tối nghĩa sẽ gây khó khăn cho việc thiết lập các Key results (mục tiêu cơ sở).

Thứ hai, các Objective (mục tiêu chính) phải phù hợp với chiến lược & văn hóa của doanh nghiệp.

Thứ ba, các Objective (mục tiêu chính) phải phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp để đảm bảo tính khả thi khi triển khai.

Đối với Key results (các mục tiêu cơ sở)

Mỗi mục tiêu cơ sở nên gắn liền với ít nhất 1 chỉ số có thể đo lường được

Chỉ nên đặt ra 3 - 5 mục tiêu cơ sở cho 1 mục tiêu chính.

Tổng kết

Mô hình OKR là một công cụ đơn giản nhưng có khả năng mang lại hiệu quả cao trong hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh và Marketing. Nó cho phép doanh nghiệp, phòng ban, đội nhóm, cá nhân tập trung vào các mục tiêu có thể đo lường, cải thiện hiệu quả hoạt động của cá nhân, tập thể trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp đó.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

OKR là viết tắt của cụm từ Objective and Key Results (Mục tiêu và Kết quả chính). Đây là phương pháp quản lý và đo lường hiệu quả được sử dụng để đánh giá và theo dõi mục tiêu của một tổ chức.
OKR là phương pháp quản lý và đo lường hiệu quả, bao gồm việc thiết lập mục tiêu và kết quả chính cụ thể, đánh giá hiệu quả và theo dõi tiến độ đạt được.
Sơ đồ OKR bao gồm Mục tiêu chính và Kết quả chính. Mục tiêu chính là mục tiêu cụ thể và đầy tham vọng của tổ chức, trong khi Kết quả chính là tiêu chí đo lường để đánh giá tiến độ đạt được mục tiêu.
OKR có tính cụ thể, đầy tham vọng, đo lường được và dễ hiểu. Nó cũng khuyến khích sự phối hợp và trách nhiệm giữa các nhân viên và phòng ban trong tổ chức.
OKR và SMART đều là phương pháp quản lý và đo lường hiệu quả, nhưng OKR tập trung vào việc đặt mục tiêu phải đầy tham vọng và cụ thể hơn, trong khi SMART tập trung vào việc đặt mục tiêu phải thông minh và đo lường được.