Inbound Marketing là gì? Mô hình & Cách thức hoạt động

Inbound Marketing là gì? Mô hình & Cách thức hoạt động

Inbound Marketing là gì? So sánh giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing. Mô hình Inbound Marketing. Ưu và nhược điểm của Inbound Marketing

Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketingmột trường phái Marketing mà trong đó doanh nghiệp thu về giá trị lợi ích cho mình thông qua việc xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa và lâu dài với người tiêu dùng và khách hàng, cũng như cung cấp những giá trị thiết thực và tạo động lực để họ tìm đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Nói nôm na, Inbound Marketing nghĩa là quá trình doanh nghiệp cung cấp giá trị cho khách hàng trước, rồi từ đó mới thu về lợi ích cho mình. Khi nhu cầu của khách hàng hay người tiêu dùng thoả mãn, thì lúc đó doanh nghiệp cũng sẽ thu về lợi nhuận.

Inbound Marketing vs Outbound Marketing

Xem chi tiết khái niệm Outbound Marketing

Đúng như tên gọi của nó, Inbound Marketing và Outbound Marketing là hai trường phái Marketing với những quan điểm trái ngược nhau, chi tiết cụ thể theo bảng so sánh dưới đây:

Inbound Marketing Outbound Marketing
  • Phát triển sản phẩm dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường
  • Tiếp cận khách hàng vào những thời điểm thích hợp
  • Nội dung quảng bá tối ưu theo đặc điểm của đối tượng, khách hàng/mục tiêu
  • Khuyến khích sự tương tác
  • Doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng để giới thiệu và bán các sản phẩm/dịch vụ đã có sẵn
  • Truyền thông với quy mô rộng rãi, tiếp cận càng nhiều người càng tốt, bất chấp sự quan tâm của người nghe.
  • Nội dung quảng bá đề cao tính ưu việt của sản phẩm/dịch vụ
  • Giao tiếp 1 chiều

Sự khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing

Mô hình Inbound Marketing

Mô hình Inbound Marketing diễn tả quá trình chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành trở thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp, trong đó công việc của doanh nghiệp được chia làm 3 giai đoạn:

Sơ đồ mô hình Inbound Marketing

  1. Nghiên cứu (Research): Doanh nghiệp nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mục tiêu và sản phẩm/dịch vụ có thể làm thoả mãn nhu cầu của họ.
  2. Sàn lọc & thu hút (Filter & Attract): Doanh nghiệp tìm kiếm và sàn lọc danh sách khách hàng tiềm năng, xây dựng các nội dung có giá trị thiết thực và cung cấp đến khách hàng tiềm năng ngay khi họ cần.
  3. Tiếp cận (Engage): Ngay khi những khách hàng tiềm năng có những dấu hiệu quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp tiếp cận khách hàng để thực hiện công đoạn tư vấn, thuyết phục và bán hàng.
  4. Chăm sóc (Care): Doanh nghiệp thực hiện công việc chăm sóc những khách hàng sau khi mua hàng để khuyến khích và thúc đẩy quá trình mua hàng kế tiếp của họ.

Ưu và nhược điểm của Inbound Marketing

Ưu điểm:

  • Inbound Marketing mang đến tỷ lệ chuyển đổi cao nhờ phương thức tiếp cận tự nhiên, đúng đối tượng và thời điểm
  • Inbound Marketing chú trọng đến chất lượng nội dung truyền tải hơn là quy mô tiếp cận, từ đó tiết giảm chi phí về phương tiện truyền thông
  • Inbound Marketing giúp doanh nghiệp tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, góp phần gia tăng tỷ lệ trung thành ở khách hàng
  • Inbound Marketing giúp ngành công nghiệp quảng cáo phát triển theo hướng thân thiện hơn với khách hàng và người tiêu dùng, xóa bỏ ác cảm và định kiến từ xưa của khách hàng rằng quảng cáo là spam, rác...

Nhược điểm:

  • Tốn nhiều thời gian nghiên cứu về khách hàng mục tiêu, phát triển sản phẩm và sàn lọc khách hàng tiềm năng

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Inbound Marketingmột trường phái Marketing mà trong đó doanh nghiệp thu về giá trị lợi ích cho mình thông qua việc xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa và lâu dài với người tiêu dùng và khách hàng, cũng như cung cấp những giá trị thiết thực và tạo động lực để họ tìm đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Nói nôm na, Inbound Marketing nghĩa là quá trình doanh nghiệp cung cấp giá trị cho khách hàng trước, rồi từ đó mới thu về lợi ích cho mình. Khi nhu cầu của khách hàng hay người tiêu dùng thoả mãn, thì lúc đó doanh nghiệp cũng sẽ thu về lợi nhuận.

Đúng như tên gọi của nó, Inbound Marketing và Outbound Marketing là hai trường phái Marketing với những quan điểm trái ngược nhau:

Inbound Marketing: Phát triển sản phẩm dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, Tiếp cận khách hàng vào những thời điểm thích hợp, Nội dung quảng bá tối ưu theo đặc điểm của đối tượng, khách hàng/mục tiêu, Khuyến khích sự tương tác

Outbound Marketing: Doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng để giới thiệu và bán các sản phẩm/dịch vụ đã có sẵn, Truyền thông với quy mô rộng rãi, tiếp cận càng nhiều người càng tốt, bất chấp sự quan tâm của người nghe., Nội dung quảng bá đề cao tính ưu việt của sản phẩm/dịch vụ, Giao tiếp 1 chiều

  1. Nghiên cứu (Research): Doanh nghiệp nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mục tiêu và sản phẩm/dịch vụ có thể làm thoả mãn nhu cầu của họ.
  2. Sàn lọc & thu hút (Filter & Attract): Doanh nghiệp tìm kiếm và sàn lọc danh sách khách hàng tiềm năng, xây dựng các nội dung có giá trị thiết thực và cung cấp đến khách hàng tiềm năng ngay khi họ cần.
  3. Tiếp cận (Engage): Ngay khi những khách hàng tiềm năng có những dấu hiệu quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp tiếp cận khách hàng để thực hiện công đoạn tư vấn, thuyết phục và bán hàng.
  4. Chăm sóc (Care): Doanh nghiệp thực hiện công việc chăm sóc những khách hàng sau khi mua hàng để khuyến khích và thúc đẩy quá trình mua hàng kế tiếp của họ.
  • Inbound Marketing mang đến tỷ lệ chuyển đổi cao nhờ phương thức tiếp cận tự nhiên, đúng đối tượng và thời điểm
  • Inbound Marketing chú trọng đến chất lượng nội dung truyền tải hơn là quy mô tiếp cận, từ đó tiết giảm chi phí về phương tiện truyền thông
  • Inbound Marketing giúp doanh nghiệp tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, góp phần gia tăng tỷ lệ trung thành ở khách hàng
  • Inbound Marketing giúp ngành công nghiệp quảng cáo phát triển theo hướng thân thiện hơn với khách hàng và người tiêu dùng, xóa bỏ ác cảm và định kiến từ xưa của khách hàng rằng quảng cáo là spam, rác...
Tốn nhiều thời gian nghiên cứu về khách hàng mục tiêu, phát triển sản phẩm và sàn lọc khách hàng tiềm năng.