[Hootsuite] 3 Xu hướng quan trọng của Social Media 2024: Sự phát triển mạnh mẽ của Generative AI và nội dung giải trí

[Hootsuite] 3 Xu hướng quan trọng của Social Media 2024: Sự phát triển mạnh mẽ của Generative AI và nội dung giải trí

Những xu hướng quan trọng của Social Media 2024: Generative AI thúc đẩy tiếp thị, nội dung giải trí và tối giản mạng xã hội Khám phá khả năng hấp dẫn của AI, khai thác nền tảng mạng xã hội hiệu quả và tận dụng nội dung giải trí để tăng ROI trên mạng xã hội

Khai thác tiềm năng của Generative AI trên Social Media

1. Xu hướng Generative AI bùng nổ trong marketing và social media

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh - Generative AI, hay AI tạo sinh, là loại trí tuệ nhân tạo có khả năng tạo ra nội dung và dữ liệu mới dựa trên dữ liệu có sẵn. Sự xuất hiện của Generative AI đã tạo ra một "cơn địa chấn" trong lĩnh vực sáng tạo, khiến cho các chủ đề về ứng dụng AI trong marketing trở nên ngày càng nóng hơn trong năm vừa qua. Theo một phân tích của Hootsuite trên 15.500 bài báo và blog, từ năm 2022 đến năm 2023, các chủ đề xoay quanh việc tìm hiểu về AI đã tăng trưởng đột phá lên tới 550%.

Không nằm ngoài xu hướng đó, các marketer đã bắt đầu tham gia vào "trận chiến" AI. Một số báo cáo chỉ ra rằng, marketer trên toàn cầu đang có kế hoạch tăng gấp đôi việc sử dụng AI trong nhiều hoạt động khác nhau - thậm chí tăng gấp ba hoặc gấp bốn lần trong một số chiến dịch. Cụ thể:

Số lượng các tổ chức có kế hoạch sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ khách hàng dự kiến sẽ tăng 318% vào năm 2024.

Số lượng các tổ chức dự định sử dụng AI để chỉnh sửa hình ảnh dự kiến sẽ tăng 260% vào năm 2024.

Có thể nói, việc áp dụng Trí tuệ nhân tạo là một xu hướng phát triển không thể thiếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là marketing. Tuy nhiên, việc sử dụng Trí tuệ nhân tạo trong marketing hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là về mức độ tin tưởng của người tiêu dùng. Theo Hootsuite, có tới 62% người tiêu dùng cho biết họ ít tương tác và kém tin tưởng vào nội dung mà họ cho rằng được tạo nên bởi ứng dụng Trí tuệ nhân tạo.

[Hootsuite] 3 Xu hướng quan trọng của Social Media 2024: Sự phát triển mạnh mẽ của Generative AI và nội dung giải trí

Điều này khiến nhiều thương hiệu vẫn còn bị mắc kẹt bởi tính “thực” - nội dung được tạo ra bởi con người thực, thay vì chú trọng vào tính “đáng tin cậy” - nội dung có tính xác thực chính xác. Từ đó dẫn đến sự lo ngại trong quá trình áp dụng Trí tuệ nhân tạo nói chung và trong marketing nói riêng. Tuy nhiên, sở dĩ niềm tin của người tiêu dùng đối với các nội dung tạo nên bởi Trí tuệ nhân tạo còn hạn chế là do những trải nghiệm mà chúng mang lại chưa thực tế và còn nhiều sai sót về dữ liệu. Vì vậy, trong năm 2024, các thương hiệu cần hiểu được rằng vấn đề không nằm ở việc Trí tuệ nhân tạo tạo ra nội dung mà là ở trải nghiệm mà nội dung đó mang đến cho khách hàng.

2. Phản hồi của người tiêu dùng với nội dung tạo bằng AI theo từng độ tuổi

Mức độ tin tưởng của người tiêu dùng đối với nội dung được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo (AI) cũng dần phân biệt rõ rệt theo từng thế hệ. Theo một khảo sát của Hootsuite, Thế hệ X và Baby Boomers có xu hướng ít tin tưởng và ít tương tác hơn với nội dung AI. Cụ thể, tỷ lệ tương tác thấp nhất là 27,5% đối với Gen X và 33,4% đối với Baby Boomers. Trong khi đó, tỷ lệ tương tác thấp hơn đáng kể với Gen Z là 23,2% và Millennials là 22,1%.

27,2% Gen X và 32,8% Baby Boomers ít tin tưởng với những nội dung mà họ biết là được tạo nên bởi AI. Còn đối với Gen Z là 20,7% và Millennials là 22,1%.

[Hootsuite] 3 Xu hướng quan trọng của Social Media 2024: Sự phát triển mạnh mẽ của Generative AI và nội dung giải trí

Ngoài ra, điều khảo sát cũng chỉ ra rằng, Gen Z và Millennials là những nhóm đối tượng có khả năng “sàng lọc" xem nội dung được tạo ra bởi AI hay người thật tốt hơn những thế hệ khác. Như vậy, có thể thấy khả năng đón nhận nội dung được tạo ra bởi AI bởi nhóm người trẻ như Gen Z và Millennials lớn hơn những thế hệ trước rất nhiều.

3. Cách khai thác AI thông minh hơn

Việc tạo nội dung bằng AI cần phải được lựa chọn kỹ lưỡng dựa trên đối tượng mục tiêu.

3. Cách khai thác AI thông minh hơn

Hiểu rõ đối tượng mục tiêu và cảm nhận của họ về AI: Hiểu biết sâu sắc về đối tượng mục tiêu từ các thông tin chi tiết về nhân khẩu học như tuổi tác, văn hóa, địa lý,... cho tới các yếu tố như sở thích, cảm nhận của họ về các nội dung được tạo bởi AI.

Xác định nhiệm vụ nào cần con người thực hiện và nhiệm vụ nào cần uỷ quyền cho AI: AI là một trợ lý xuất sắc, nhưng không thể thay thế hoàn toàn vai trò của marketer trong việc thực hiện hoạt động tiếp thị. Hãy xác định phạm vi công việc mà AI có thể hỗ trợ để tối ưu hóa hiệu suất làm việc, và những phần còn lại cần tư duy sáng tạo, sự linh hoạt và cảm xúc của con người.

Thiết lập chính sách và quy trình sử dụng AI cho toàn bộ doanh nghiệp: Cần đảm bảo sự đồng nhất trong cách sử dụng AI cho tất cả các tổ chức và cá nhân trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng các quy tắc và quy trình sử dụng AI để tránh những vấn đề tiềm ẩn có thể gây ra sự phê duyệt không đúng hoặc làm mất lòng tin của khách hàng.

Xu hướng nền tảng: Sử dụng nhiều nền tảng không còn là lựa chọn tối ưu

1. Sử dụng quá nhiều nền tảng đang khiến cho hiệu suất của Social Media bị giảm đi

Đa số marketer cho rằng, nơi nào có khách hàng xuất hiện, ở đó cần có sự hiện diện của thương hiệu. Tuy nhiên, trong bối cảnh người dùng sử dụng vô số nền tảng mạng xã hội, hiện diện khắp mọi nơi trên internet, việc theo đuổi hàng loạt nền tảng mạng xã hội là một mục tiêu rất khó khăn và có thể ảnh hưởng đến chỉ số ROI trên Social Media.

Theo một khảo sát của Hootsuite với hơn 4200 marketer trên toàn cầu, đã chỉ ra những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực nhất tới chỉ số ROI trên Social Media. Trong đó, có tới 52% marketer thừa nhận rằng việc tốn quá nhiều thời gian và ngân sách để duy trì sự hiện diện trên nhiều nền tảng mạng xã hội là yếu tố hàng đầu làm giảm chỉ số ROI trên Social Media.

[Hootsuite] 3 Xu hướng quan trọng của Social Media 2024: Sự phát triển mạnh mẽ của Generative AI và nội dung giải trí

Những nguyên nhân khiến chỉ số ROI trên mạng xã hội giảm

Không khó để hiểu được điều này, vì việc tối ưu hóa nội dung trên các nền tảng mạng xã hội ngày càng phức tạp và đa dạng. Trên mỗi nền tảng, người tiếp thị phải điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với đối tượng, xu hướng, các hashtag, số từ, kích thước và tiêu chuẩn hình ảnh,... Ngoài ra, tần suất thay đổi thuật toán, tính năng liên tục của các nền mạng xã hội ngày nay làm cho việc tối ưu trên các nền tảng trở nên tốn kém nhiều thời gian và chi phí hơn. Cụ thể, 58% người tiếp thị cảm thấy rằng tốc độ phát hành các tính năng mới của các nền tảng mạng xã hội khiến họ khó theo kịp.

Năm 2024, dự kiến các doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc hoạt động hiệu quả nhất dựa trên ROI. Thay vì sử dụng nhiều nền tảng cùng lúc, họ sẽ tập trung vào những nền tảng tạo ra giá trị và mang lại tỷ lệ ROI cao nhất cho thương hiệu. Ví dụ, phần lớn (60%) doanh nghiệp hoạt động trên Twitter/X, nhưng chỉ một phần ba trong số họ cảm thấy chắc chắn về lợi ích mà X mang lại. Điều này dẫn đến 7% thương hiệu giảm việc sử dụng mạng xã hội này.

2. Chỉ tập trung vào các nền tảng tạo ra giá trị: Các thương hiệu đang rời bỏ một số gã khổng lồ trên nền tảng xã hội

Theo dõi xu hướng xã hội của HootSuite năm 2024 và Khảo sát xu hướng xã hội của HootSuite năm 2023, chúng ta có thể nhận thấy rằng mức độ sử dụng thương hiệu trên các nền tảng lớn như Facebook, X hay Pinterest đều có xu hướng giảm trong năm 2024. Đặc biệt, Pinterest và Whatsapp có mức độ sụt giảm lên tới 11% và 18%. Trong khi đó, TikTok (tăng 16% mức độ sử dụng) cùng với Instagram và Linkedin là những nền tảng được thương hiệu đánh giá cao hơn trong năm 2024.

Theo nhận định, người dùng có xu hướng tập trung vào các nền tảng có chính sách linh hoạt hơn và cho phép đa dạng nội dung đồng thời giao diện dễ sử dụng. Đồng thời, các thương hiệu và doanh nghiệp cũng sẽ quan tâm đến các nền tảng có số lượng người dùng lớn, từ đó cải thiện được tỷ lệ ROI.

3. Cách chọn lọc hiệu quả các nền tảng mạng xã hội

Theo dõi - đánh giá các chỉ số hoạt động trên các nền tảng truyền thông xã hội: Khi theo dõi thông số của các nền tảng, doanh nghiệp sẽ xác định được nền tảng nào hoạt động hiệu quả và nền tảng nào hoạt động kém hiệu quả đối với nội dung của mình, từ đó có thể đưa ra quyết định sáng suốt về chiến lược tiếp cận mạng xã hội trong tương lai.

Đánh giá hiệu quả nền tảng dựa trên mức độ tăng trưởng ROI: Đo lường ROI của tất cả các nền tảng được sử dụng, so sánh chúng với nhau và loại bỏ những kênh kém hiệu quả. Cần lưu ý, ngay cả khi một nền tảng tạo ra ROI dương nhưng không có tiềm năng phát triển, thì việc đầu tư vào nó cũng không đáng giá.

Xu hướng sáng tạo nội dung mang hướng giải trí: Động lực thúc đẩy ROI trên Social Media

Nắm bắt nghệ thuật đăng nội dung giải trí: Thương hiệu cần tránh việc sao chép nội dung và thay đổi nội dung sao cho phù hợp với tiêu chuẩn, phương pháp và định dạng của nền tảng mạng xã hội mà họ đang sử dụng. Đồng thời, cần lên kế hoạch cụ thể và đặt ra mục tiêu rõ ràng cho kênh.

Xu hướng sáng tạo nội dung mang hướng giải trí: Động lực thúc đẩy ROI trên Social Media

1. Thiếu đi các nội dung mang tính Giải trí khiến thương hiệu ngày càng xa cách người tiêu dùng

Giải trí thường là nhóm nội dung ít được quan tâm trong các doanh nghiệp có tính chất “nghiêm túc” như các ngành y tế, ngân hàng, hay các trang mạng xã hội được quản lý bởi nhà nước,... Tuy nhiên, theo xu hướng ngày nay, các nội dung giải trí lại là yếu tố có tác động lớn đến tỷ lệ chuyển đổi ROI.

Khảo sát về Xu hướng Social năm 2024 của Hootsuite chỉ ra rằng, ngoài việc giữ liên lạc với gia đình và bạn bè, người dùng mạng xã hội thường sử dụng để giải trí và thư giãn tinh thần. Họ cũng không thích khi các thương hiệu quá chú trọng vào việc quảng bá bản thân. Theo Hootsuite, 34% người tiêu dùng cho rằng "tự quảng cáo quá nhiều" là điều khiến họ phải thay đổi khẩu vị về thương hiệu trên mạng xã hội.

56% người tiêu dùng tin rằng thương hiệu cần tiếp cận gần gũi hơn trên các mạng xã hội.

Tuy nhiên, các thương hiệu hiện nay có vẻ đang làm ngược lại, không đáp ứng được mong muốn của người tiêu dùng trên mạng xã hội. Theo khảo sát, gần nửa (48%) nhà tiếp thị chỉ tập trung vào việc đăng tin về sản phẩm hoặc thương hiệu mỗi tuần. Sự khác biệt giữa nội dung mà thương hiệu cung cấp và những gì người tiêu dùng thực sự muốn đã khiến chỉ số ROI trên các mạng xã hội giảm đáng kể. Vì vậy, thương hiệu cần thêm những yếu tố giải trí vào nội dung trên mạng xã hội để đáp ứng nhu cầu của người xem, từ đó thu hút sự chú ý và tò mò từ họ.

2. Tận dụng yếu tố giải trí để thúc đẩy ROI trên mạng xã hội

Theo khảo sát của Hootsuite về việc đo lường ROI trên các kênh mạng xã hội, các marketer thường sử dụng một số chỉ số như:

Engagement: Lượng tương tác để đo lường mức độ tiếp cận của đối tượng mục tiêu.

Impressions/View: Số lượt xem và hiển thị

Follower: Lượng người theo dõi

Nhấp chuột/Lưu lượng: Lượt truy cập.

Vì vậy, để tăng cường ROI trên mạng xã hội, các thương hiệu cần đầu tư vào nội dung chất lượng phù hợp với sản phẩm, nhưng vẫn phải đảm bảo thu hút và kích thích người tiêu dùng mà không gây nhàm chán. Đó chính là lí do tại sao thương hiệu cần nhiều hơn những nội dung mang tính giải trí.

3. Làm thế nào để khai thác sức mạnh của những nội dung mang tính giải trí trên mạng xã hội?

Trên thực tế, mạng xã hội không chỉ là nơi dành cho việc quảng cáo thương hiệu và tương tác một chiều với khách hàng mà còn là nơi tạo ra sự tương tác hai chiều, trao đổi giá trị giữa hai bên. "Sức mạnh" của Mạng xã hội nằm ở việc xây dựng nhận thức về thương hiệu và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua tương tác. Vì vậy, nội dung giải trí trên Mạng xã hội là yếu tố không thể thiếu để thương hiệu khai thác sức mạnh của nền tảng này.

3. Làm thế nào để khai thác sức mạnh của những nội dung mang tính giải trí trên mạng xã hội?

Sản xuất nội dung theo xu hướng quan tâm của đối tượng mục tiêu: Để nắm bắt chính xác mong muốn của người tiêu dùng, thương hiệu nên tìm hiểu thông qua các khảo sát ý kiến và hỏi đáp trên các nền tảng mạng xã hội. Bên cạnh đó, nên thực hiện chạy thử nghiệm các dạng nội dung mới, đa dạng giọng điệu, phong cách để thăm dò mức độ quan tâm của khách hàng.

Nhìn nhận rằng mạng xã hội là một hành trình dài: hiện nay, mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, điều này mất thời gian. Thương hiệu không nên tập trung vào việc quảng bá theo cách truyền thống - liên tục quảng bá về sản phẩm và thương hiệu. Thay vào đó, tạo ra nội dung thú vị, sáng tạo để thu hút người xem và tăng cường sự gắn kết với người tiêu dùng.