F&B là gì? Phân biệt giữa F&B và Dịch vụ - Các đặc trưng riêng của ngành F&B

F&B là gì? Phân biệt giữa F&B và Dịch vụ - Các đặc trưng riêng của ngành F&B

Khái niệm F&B? Phân biệt giữa F&B và ngành dịch vụ. Những đặc trưng riêng của ngành F&B mà doanh nghiệp và những người làm Marketing cần lưu ý

Khái niệm F&B

F&B là gì? Khái niệm về F&B

F&B là viết tắt của cụm từ Food & Beverage,ngành nghề kinh doanh mà trong đó những cá thể tham gia là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng vai trò sản xuất, đóng gói, chế biến, vận chuyển thức ăn và đồ uống đến tay người tiêu dùng (có thể gọi vắn tắt là ngành ăn uống). Tất nhiên, các cá thể trong lĩnh vực này hoạt động dựa trên sản phẩm là thức ăn và đồ uống để phục vụ các khách hàng là những người tiêu dùng (B2B, ví dụ như nhà hàng, khách sạn, quán bar, quán ăn...), hay cung cấp các loại thực phẩm, nguyên liệu cho các nhà hàng, quán ăn (B2C, ví dụ như các công ty, cá nhân cung cấp thực phẩm như rau, thịt, hải sản, gia vị...) hay các dịch vụ trung gian như giao hàng.

Thực phẩm

Các cá nhân, tổ chức cung cấp thực phẩm & nguyên liệu

Nhà hàng

Nhà hàng, khách sạn, quán nước...

Giao đồ ăn

Dịch vụ giao đồ ăn

Phân biệt giữa ngành F&B và ngành dịch vụ

F&B Dịch vụ
Bao gồm cá nhân, tổ chức cung cấp thực phẩm (nông sản, sản phẩm chăn nuôi và đánh bắt, gia vị...) thức ăn & đồ uống đã qua chế biến (mì ăn liền, xúc xích, sữa, bánh...) cũng như là dịch vụ ăn uống (quán ăn, nhà hàng, khách sạn, quá cà phê, trà sữa, dịch vụ giao đồ ăn...) Bao gồm cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thuộc nhiều ngành nghề (ăn uống, thời trang, công nghệ...) cho các khách hàng thuộc thị trường tiêu dùng và thị trường doanh nghiệp, trong đó bao gồm dịch vụ của F&B.

Những đặc trưng riêng của ngành F&B mà người làm Marketing và doanh nghiệp cần lưu ý

F&B có những đặc trưng nhất định so với những ngành kinh doanh khác. Những đặc trưng này có thể sẽ tác động, trong một số trường hợp khác sẽ quy định hướng đi của các chiến lược & kế hoạch marketing, kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức.

Sản phẩm của F&B ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người

Ăn uống và sức khỏe

Không giống như đa số các sản phẩm hay dịch vụ khác, sản phẩm của F&B tác động trực tiếp đến sức khoẻ con người thông qua đường tiêu hoá. Điều đó có nghĩa là nếu sản phẩm của 1 doanh nghiệp F&B kém chất lượng, ngoài việc tác động xấu đến trải nghiệm của người tiêu dùng, nó còn ảnh hưởng đến thể chất, tương lai và nhiều mặt trong đời sống của họ. Chính vì thế, việc kiểm soát chất lượng luôn là yếu tố được đặt lên ưu tiên hàng đầu đối với những doanh nghiệp cung cấp thực phẩm, thức ăn hay đồ uống. Chất lượng của nguyên liệu, gia vị, cách thức bảo quản và chế biến phải được đảm bảo đúng tiêu chuẩn về sức khoẻ nếu doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài trong lĩnh vực này. Bất cứ một vấn đề sức khoẻ nào xảy ra đối với người tiêu dùng cũng có thể khiến doanh nghiệp nghìn tỉ đô phá sản trong một thời gian ngắn, nhất là khi hiện nay tốc độ truyền thông của các thông tin tiêu cực ngày càng nhanh và khó kiểm soát.

Sản phẩm và dịch vụ của F&B chịu tác động mạnh mẽ của văn hoá địa phương

Bản thân nghĩa của "văn hoá" đã bao gồm ẩm thực trong đó. Chính vì thế, văn hoá địa phương sẽ ảnh hưởng đến đến nhận thức của người tiêu dùng tại địa phương đó về một món ăn hay đồ uống, ví dụ như một món có vị như thế nào được xem là ngon, những loại nguyên liệu hay gia vị nào không hợp với khẩu vị của họ, hay thậm chí thịt heo bị cấm ở nhiều nơi trên thế giới...

Mcdonalds-in-vietnam

Để cũng cố thêm về quan điểm này, chúng ta hãy cùng đi thêm 1 ví dụ khác cũng đã được đề cập nhiều ở các tờ báo lớn, đó là nguyên nhân khiến McDonald's không thể phát triển mạnh ở Việt Nam (theo quan điểm riêng của mình thì không phải là thất bại như nhiều nguồn tin khác). Như chúng ta đã biết, McDonald's là một doanh nghiệp lớn. Đến hết năm 2019, tổng số lượng cửa hàng McDonald's đạt 38.695 (theo thống kê của trang statista.com). McDonald's chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào tháng 8/2014, nhưng đến nay, con số cửa hàng ở Việt Nam chỉ vỏn vẹn có 17 (11/2020). Nguyên nhân cốt lõi của sự phát triển chậm chạp này nằm ở việc mô hình kinh doanh fast food của McDonald's không phù hợp với văn hoá tiêu thụ fast food của người Việt Nam. Sản phẩm là thức ăn nhanh nhưng không thể nhanh bằng những ổ bánh mì, gói xôi... của hầu hết các tiểu thương có mặt khắp cả nước. Dĩ nhiên, còn nhiều nguyên nhân khác để phân tích, nhưng hocmarketing.org xin đề cập nó trong một bài viết khác.

Sản phẩm và nhu cầu mang tính mùa vụ, thời điểm cao

Tuy rằng lượng nhu cầu về thức ăn và nước uống luôn là ổn định và có xu hướng tăng, nhưng vẫn có nhiều cá nhân, cửa hàng và doanh nghiệp hoạt động trong ngành F&B chịu ảnh hưởng sâu sắc của mùa vụ và thời điểm.

Ví dụ:

  • Các sản phẩm là thực phẩm nông nghiệp (bơ, chôm chôm, vải, măng cụt, dâu...), chăn nuôi và đánh bắt (tôm, cua, ghẹ, cá...) luôn có sản lượng phụ thuộc vào mùa vụ.
  • Ở Việt Nam, nhu cầu mua thịt heo của người tiêu dùng luôn tăng cao vào thời điểm trước tết so với các khoảng thời gian khác trong năm.
  • Những cửa hàng dịch vụ ăn uống, nhất là các địa điểm lớn và cao cấp thường đón nhận lượng khách lớn vào những dịp cuối tuần, lễ, sự kiện.

Trong ngành công nghiệp F&B, yếu tố mùa vụ vừa là cơ hội, vừa là thách thức, vừa là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các chiến lược marketing, các thay đổi liên quan đến giá cả và chất lượng của sản phẩm.

Quản lý nhân sự là một trong các yếu tố cốt lõi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng

Nói đúng hơn, quản lý nhân sự là một trong các yếu tố cốt lõi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng đối với các quán ăn, nhà hàng và khách sạn. Thái độ, tâm trạng, phong cách làm việc của những đầu bếp, phụ bếp hay nhân viên phục vụ có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến trải nghiệm của những khách hàng. Trong một số trường hợp, việc thay đầu bếp, pha chế có thể ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ các món ăn, đồ uống. Chính vì thế, những doanh nghiệp này cần chú trọng vào việc đào tạo, quản lý, dẫn dắt cũng như hỗ trợ đội ngũ nhân sự của mình hoàn thành tốt công việc được giao, từ đó mới có thể duy trì chất lượng sản phẩm và dịch vụ ổn định.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

F&B là viết tắt của Food & Beverage, tức là ngành ẩm thực và dịch vụ thức uống.
F&B là một phần của dịch vụ, tập trung vào ẩm thực và thức uống, trong khi dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như khách sạn, du lịch, spa và nhiều hơn nữa.
Các đặc trưng riêng của ngành F&B bao gồm sự sáng tạo trong thiết kế menu, chất lượng đồ ăn và thức uống, phong cách phục vụ chuyên nghiệp và sự tập trung vào trải nghiệm của khách hàng.
Các nghề nghiệp liên quan đến ngành F&B bao gồm đầu bếp, phục vụ, quản lý nhà hàng, nhân viên pha chế, đầu bếp trưởng và nhiều hơn nữa.
Để thành công trong ngành F&B, bạn cần có sự sáng tạo và đổi mới trong thiết kế menu, tập trung vào chất lượng đồ ăn và thức uống, cung cấp trải nghiệm tốt cho khách hàng và tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên.