Bo mạch chủ (hay còn gọi là Mainboard) đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và điều khiển hoạt động của các linh kiện phần cứng trong máy tính. Vì là "cầu nối" kết nối các linh kiện với nhau, khi Bo mạch chủ bị hỏng sẽ dẫn đến mất kết nối giữa các linh kiện, gây ra tình trạng máy tính ngừng hoạt động một cách đột ngột.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết Bo mạch chủ của máy tính có dấu hiệu hỏng, từ đó có thể chuẩn bị giải pháp sửa chữa hoặc thay thế kịp thời. Cụ thể như sau.
Xác định xem Main của máy tính có bị lỗi hoặc cấu hình sai hay không
Trước khi kết luận rằng Mainboard bị hỏng, việc xác nhận rằng nó không chỉ bị cấu hình sai là rất quan trọng. Nếu bạn thấy đèn đỏ nhấp nháy trên Mainboard, có thể là do vấn đề cấu hình. Hãy kiểm tra xem cài đặt PSU, CPU, RAM và GPU trên Mainboard có đúng và tương thích hay chưa nếu bạn chưa thay đổi cấu hình.
Nếu Motherboard và các linh kiện của nó không được lắp đặt đúng cách, có khả năng Motherboard có sự cố. Để kiểm tra nghi ngờ của bạn, hãy kiểm tra xem các đặc điểm dưới đây có xuất hiện trên máy tính của bạn không.
1. Motherboard phát ra tiếng kêu khi khởi động.
Nếu gặp vấn đề với Motherboard của bạn, máy tính sẽ cố gắng thông báo vấn đề đó thông qua một loạt tiếng bíp — hay còn được gọi là tiếng bíp POST. Tuy nhiên, hiện nay các nhà sản xuất linh kiện máy tính không có thiết lập tiêu chuẩn chung cho mã bíp. Do đó, bạn sẽ cần phải xác định nhà sản xuất BIOS của Motherboard đang dùng có mã bíp được "giải mã" như thế nào.
Mặc dù chưa thống nhất về tiêu chuẩn chung nhưng hầu hết các nhà sản xuất đều thống nhất là việc Motherboard máy tính phát ra tiếng bíp khi khởi động chính là báo hiệu việc nó có thể sắp hỏng hoặc có sự cố liên quan đang xảy ra.
Nếu bạn có thể "giải mã" âm thanh bíp từ Motherboard và nhận ra rằng máy tính của bạn đang gặp sự cố, hãy chuẩn bị thay thế nó. Tuy nhiên, cũng có trường hợp mặc dù có âm thanh bíp nhưng không nhất thiết là do lỗi từ Motherboard, mà có thể từ các thành phần phần cứng khác.
2. Quá trình POST gặp lỗi hoặc không hoạt động.
Trước khi mainboard khởi động, một trong những thông số kiểm tra đầu tiên là việc kiểm tra nguồn điện. Nếu có lỗi trong quá trình kiểm tra này, bạn có thể thấy đèn LED trên mainboard nhấp nháy, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề tại nguồn điện hoặc các linh kiện liên quan.
Nếu bạn chưa biết thì các nhà sản xuất thường trang bị thêm một vài đèn tín hiệu ở Motherboard, tùy vào tính hiệu đèn mà bạn có thể xác định nhanh vấn đề nào xảy ra trên máy tính của mình.
Về cơ bản, hầu hết các dòng main máy tính ngày nay đều được trang bị bốn đèn LED màu đỏ, và chúng điều được dán nhãn nhận biết rất rõ ràng. Cụ thể BOOT biểu thị sự cố HDD/SSD, VGA biểu thị sự cố GPU, DRAM biểu thị sự cố RAM và CPU biểu thị sự cố CPU.
Nếu đèn tín hiệu ở bất kỳ thành phần nào không sáng và bạn đã kiểm tra và sửa chữa xong vấn đề nhưng máy vẫn báo lỗi không khắc phục được, có thể mainboard máy tính của bạn đang gặp vấn đề.
4. Dấu hiệu hư hỏng vật lý trên Mainboard
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bất kỳ hư hỏng vật lý nào trên Motherboard của bạn đều là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nó có thể đã hỏng. Hãy thử tìm kiếm các vị trí mạch điện bị sứt mẻ, uốn cong hoặc lõm, đứt, nứt, tụ điện vón cục hoặc rò rỉ điện phân. Tuy nhiên, đối với các vấn đề hỏng hóc liên quan đến nước thường rất khó nhận thấy nhưng hãy chú ý đến sự thay đổi màu sắc hoặc vết cháy trên Motherboard có thể chính là nguyên nhân.
Thêm vào đó, bạn hãy đảm bảo rằng mình đã kiểm tra xem khu vực bệ đỡ Motherboard trên Case có giữ Motherboard nằm đúng vị trí hay không. Nếu chúng không được căn chỉnh chính xác với các khe cắm, chúng có thể khiến bo mạch chủ của bạn bị đoản mạch. Hãy thử tháo gỡ và lắp đặt lại Motherboard của bạn.
Nếu bạn thấy Motherboard có nhiều bụi bẩn, hãy sử dụng bình khí nén để làm sạch và khởi động lại máy tính.
6. Cân nhắc thay thế pin CMOS mới
Trước khi kết luận rằng Mainboard của bạn đã hỏng, hãy thử thay pin CMOS cho nó.
Một số "lỗi" thường xuất phát từ việc pin CMOS "chết" trên Mainboard. Vì vậy, hãy tìm kiếm thông tin về Mainboard bạn đang sử dụng trên internet và xác định xem loại pin CMOS nào phù hợp để mua. Tiếp theo, thay thế pin CMOS cũ bằng pin mới và thử khởi động lại máy tính của bạn.
6. Thay đổi RAM và tháo Card màn hình không hỗ trợ vấn đề nào
Việc máy tính không khởi động thường do lỗi RAM hoặc GPU. Bạn có thể kiểm tra bằng cách tháo GPU và một thanh RAM (nếu có 2 thanh). Nếu máy tính không khởi động, hãy thử thay thế RAM bằng thanh khác.
Nếu máy tính vẫn không khởi động sau khi tháo RAM và GPU, điều này cho thấy cả hai thành phần này không phải là nguyên nhân gây ra sự cố. Bạn cũng có thể xác nhận điều này bằng cách lắp chúng vào một Motherboard khác và chúng vẫn hoạt động bình thường.
Nếu việc bạn sử dụng một Motherboard khác khiến hệ thống máy tính của bạn hoạt động trở lại thì rất có thể Motherboard trước đó của bạn đã bị hỏng.
Việc thử nghiệm bằng cách sử dụng một Motherboard khác này rất hữu ích vì nó giúp xác định nhanh rằng Motherboard cũ đã bị hỏng hoặc một thành phần phần phần cứng không phải Motherboard, chẳng hạn như PSU hoặc CPU, đang gặp vấn đề.
Khi cần thay thế Motherboard
Nói chung, nếu Motherboard của bạn bị hỏng, việc chẩn đoán rất khó khăn. Bạn có thể xử lý các vấn đề có thể xảy ra với Motherboard máy tính, nhưng cần có kiến thức và kỹ năng sửa chữa chuyên sâu.
Vì vậy, nếu bạn là người dùng thông thường và phát hiện ra rằng Motherboard của bạn gặp vấn đề, hãy kiểm tra xem nó còn trong thời gian bảo hành không. Tin vui là hiện nay, nhiều nhà sản xuất Motherboard đưa ra các chính sách bảo hành khá "hào phóng" và lâu dài, vì vậy bạn có thể được đổi ngay một Motherboard mới.
Lời khuyên ở đây chính là nên thay thế mới chứ không phải tập trung vào việc sửa chữa khi Motherboard bị hỏng.
Có thể bạn chưa biết : Cách xóa ảnh vĩnh viễn trên iPhone và iPad