Cuộc chiến chip Mỹ-Trung đang leo thang?

Cuộc chiến chip Mỹ-Trung đang leo thang?

Cuộc chiến chip giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang khi Trung Quốc cấm bán sản phẩm của Micron Technology, với lý do công ty Mỹ gây ra rủi ro an ninh quốc gia Mỹ lo ngại về việc này và cho rằng đây không phù hợp với tuyên bố mở cửa thị trường của Trung Quốc

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ, Matthew Miller, đã bày tỏ sự lo ngại về việc Trung Quốc đang hạn chế bán chip Micron cho các nhà khai thác cơ sở hạ tầng thông tin trong nước. Theo ông Miller, động thái này không phù hợp với cam kết mở cửa thị trường và tuân thủ một khung pháp lý minh bạch của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bộ Thương mại đang nỗ lực giải quyết các mối quan ngại của Mỹ với Trung Quốc.

Bộ Thương mại Mỹ cam kết hợp tác với các đồng minh để giải quyết "sự biến dạng của thị trường chip do các hành động của Trung Quốc gây ra".

Các hành động của Mỹ được đưa ra ngay sau khi cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc công bố rằng các sản phẩm của nhà sản xuất chip Micron (Mỹ) không đáp ứng các tiêu chuẩn an ninh mạng.

Trong ngày 22-5, Micron thông báo họ đang xem xét các bước hành động tiếp theo sau khi bị cấm bán chip tại Trung Quốc. Họ cho biết: "Chúng tôi mong muốn tiếp tục thảo luận với chính phủ Trung Quốc".

Theo nhà phân tích Mark Li của hãng Sanford C. Bernstein, trong trường hợp xấu nhất, Micron có thể mất khoảng 11% doanh thu do lệnh cấm. Tuy nhiên, theo trang Nikkei dẫn lời nhà phân tích Brady Wang thuộc hãng nghiên cứu Counterpoint, nếu lệnh cấm sản phẩm Micron tại Trung Quốc kéo dài (2,3 năm hoặc lâu hơn), các công ty cạnh tranh từ Hàn Quốc sẽ được hưởng lợi. Quyết định của Bắc Kinh được đưa ra trước chuyến thăm Washington của Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào. Mới đây, tại một hội thảo ở Thượng Hải với sự tham gia của Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải, các Tập đoàn Johnson & Johnson và Honeywell International (Mỹ), Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ tiếp tục chào đón các công ty Mỹ đến và phát triển tại đất nước này.

Ông Vương đã nhấn mạnh rằng, nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi và cải thiện, mở ra tiềm năng thị trường rộng lớn hơn cho các doanh nghiệp trên toàn cầu, bao gồm cả công ty Mỹ.

Fragment 6:

Các công tố viên Đức đã buộc tội 4 cựu giám đốc điều hành của Công ty FinFisher vì bán phần mềm giám sát bất hợp pháp cho các cơ quan mật vụ của Thổ Nhĩ Kỳ để theo dõi phe đối lập của nước này. Theo các công tố viên ở miền Nam nước Đức, vào năm 2015, Công ty FinFisher đã ký một thỏa thuận trị giá hơn 5,4 triệu USD để bán phần mềm gián điệp cho tình báo Ankara, cùng với việc đào tạo và hỗ trợ. Phần mềm gián điệp này cho phép người dùng có thể kiểm soát máy tính và điện thoại thông minh, cũng như theo dõi thông tin liên lạc. Tin tức này được đưa ra bởi kênh truyền hình Deutsche Welle (DW) vào ngày 22-5.