Bác sĩ đông y Diệp Dương Chu (Trung Quốc) đã chỉ ra những điều lưu ý trong khi ăn lẩu để có sức khoẻ tốt hơn.
1. Nước lẩu
Những loại nước lẩu có vị cay nóng, được ninh hầm từ xương động vật thường được ưa chuộng. Tuy nhiên, những loại nước lẩu này thường chứa quá nhiều gia vị cũng như tăng lượng chất béo nạp vào cơ thể, cản trở quá trình hoạt động của lá lách và dạ dày. Điều này dễ gây tích nước trong cơ thể, phù nề và cảm giác khó chịu. Khi dạ dày, gan, lá lách hoạt động trì trệ cũng dễ dẫn đến quá trình trao đổi chất không thuận lợi, chất độc tích tụ trong cơ thể.
Tốt nhất nên lựa chọn nước lẩu từ các loại rau củ như rong biển, đậu nành, củ cải, cà rốt... có vị tươi ngọt dễ chịu lại chứa ít chất béo. Đặc biệt củ cải khi sử dụng vào mùa đông có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, tiêu đờm, cảm lạnh, có lợi cho sức khoẻ tim mạch, dạ dày...
2. Nguyên liệu nhúng lẩu
Những nguyên liệu phổ biến cho lẩu thường là thịt bò, lợn, gà hoặc viên chế biến. Tuy nhiên, chúng thường chứa nhiều chất béo, tinh bột và phụ gia. Việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây tăng cường đường tiêu hóa và gây hại cho sức khỏe.
Vì vậy, khi thưởng thức lẩu, hãy kèm theo nhiều rau xanh, đậu phụ và các loại hải sản như cá tươi, tôm, nấm... Đây là những thực phẩm giàu chất đạm nhưng lại ít chất béo, đặc biệt các loại rau nấm giàu chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hoá và tăng cường trao đổi chất.
Thay vì mì, bạn cũng có thể chọn ngô hoặc khoai tây trong nồi lẩu để bổ sung tinh bột, ít calo và giàu chất xơ hơn.
Những loại nước chấm truyền thống như nước mắm pha chua cay, tương ớt... thường chứa nhiều chất béo và đường, dễ gây béo phì và tăng huyết áp. Vì vậy, khi ăn lẩu, nên chọn những loại nước chấm ít chất béo và đường hơn.
Có thể thay đổi bằng cách pha nước chấm với các loại gia vị có lợi cho sức khoẻ như dầu mè, rau mùi, hành, tỏi, ớt tươi... Đây đều là những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện quá trình trao đổi chất và giữ ấm cho cơ thể.
4. Đồ uống
Uống bia, nước ngọt, nước có gas... là thói quen phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, những loại nước này đều chứa lượng đường và calo lớn.
Thay vì các loại nước trên, bạn có thể lựa chọn nước dừa tự nhiên vì đây là loại nước giàu kali, magie và canxi, đồng thời có hàm lượng đường thấp nên tốt hơn cho sức khỏe.
Sau một bữa ăn nặng, hãy uống nước sôi với táo gai, mạch nha và vỏ quýt để giúp bồi bổ tỳ vị và hệ tiêu hóa.