Sơ lược về Electrolux
AB Electrolux, thường được biết đến với cái tên ngắn gọn hơn - Electrolux, là một trong những doanh nghiệp đi đầu trên quy mô toàn cầu về thiết bị điện gia dụng như tủ lạnh, nội cơm điện, máy rữa chén, máy giặt, máy hút bụi, máy lạnh và nhiều thiết bị khác. Hiện doanh nghiệp đang kinh doanh hơn 50 triệu sản phẩm trên 150 quốc gia. Với trụ sở đặt tại Stockholm, Thuỵ Điển, Electrolux được thành lập vào năm 1919, là kết quả của một thương vụ sát nhập giữa 2 thương hiệu gồm AB Lũ và Svenska Electron AB. Trong năm 2013, doanh thu của Electrolux đạt xấp xỉ 14.5 tỷ USD và cung cấp việc làm cho hơn 61 nghìn người trên toàn cầu.
Tập đoàn Electrolux bao gồm 6 công ty con, trong đó bao gồm 4 công ty chuyên về thiết bị điện phổ thông, 1 công ty chuyên về thiết bị điện nhỏ, và 1 công ty chuyên về thiết bị dành cho người sử dụng chuyên nghiệp hay người tiêu dùng doanh nghiệp. Thị trường chủ đạo của Electrolux (chiếm 65 % doanh thu) nằm ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc, New Zealand và Nhật Bản. 35% doanh thu còn lại đến từ Châu Phi, Trung Đông, Đông Âu, Mỹ Latin, Nam Mỹ và Trung Quốc. Bằng việc cung cấp những tiêu chuẩn sống ngày càng gia tăng cho những thị trường lớn, Electrolux hướng đến mục tiêu gia tăng thị phần lên mức 50% với những sản phẩm cải tiến trong 2 năm sắp tới.
Trong năm 2013, Electrolux nằm trong top 5 doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện gia dụng lớn nhất trên toàn thế giới, bên cạnh Whirlpool, Haier, Bosch-Siemens, LG Electronics. Nếu cộng doanh thu của cả 5 thương hiệu này trong cùng kỳ, con số tổng đạt gần 50% doanh thu của toàn cầu. Sự phát triển trong ngành công nghiệp này nhờ vào sự gia tăng thu nhập, thay đổi phong cách sống và chi tiêu của người tiêu dùng, cũng như xu hướng đô thị hóa đang ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng về kinh tế ở những thị trường mới nổi cũng được xem là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp này.
Lợi thế cạnh tranh của Electrolux
Lợi thế cạnh tranh chủ đạo của Electrolux bao gồm sự phổ biến trên toàn cầu, insight khách hàng tốt, thiết kế đẹp, truyền thống làm việc chuyên nghiệp, dòng sản phẩm đa dạng, nhân sự đa sắc tộc, văn hóa, sự lãnh đạo đáng tin cậy.
Tầm nhìn chiến lược của Electrolux
Tập đoàn Electrolux mang một tầm nhìn trở thành doanh nghiệp đứng đầu thế giới về sản phẩm ứng dụng, thông qua nhận định của chính khách hàng, nhân viên và cổ đông. Chiến lược kinh doanh của Electrolux 4 yếu tố chính: sản phẩm mang tính cải tiến, hoạt động xuất sắc, tăng trưởng có lãi và nhân viên tận tâm. Chiến lược của Electrolux cũng hướng đến xây dựng một hồ sơ thương hiệu với sự sang trọng, đẳng cấp và khả năng đáp ứng nhu cầu với quy mô lớn. Bên cạnh thương hiệu chính là Electrolux, tập đoàn cũng sở hữu 7 thương hiệu mang tính chiến lược khác bao gồm Grand Cuisine, AEG, Zanussi, Euraka, Frigidaire, Molteni, và Westinghouse.
Tính đổi mới và địa phương hóa trong chiến lược kinh doanh & Marketing của Electrolux
Có một thuật ngữ được sử dụng trong nội bộ Electrolux - "Innovation triangle" (tạm dịch là tam giác đổi mới hay tam giác cải tiến). Tam giác này là sự liên kết chặt chẽ giữa hoạt động Marketing, nghiên cứu và phát triển (R&D), và thiết kế, với mục đích đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường ngày một nhanh chóng hơn dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng (insight khách hàng). Điều này giúp Electrolux có thể sử dụng mô hình "cùng 1 kiến trúc sản phẩm, nhiều thiết kế khác nhau" để phát triển các nền tảng được mô-đun hóa toàn cầu. Thông qua việc giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường một cách dễ dàng hơn, các nền tảng này được cho là tạo điều kiệu thuận lợi để Electrolux có thể kế hoạch kinh doanh cho nhiều phân khúc thị trường.
Bằng việc duy trì chiến lược tập trung vào sự hiệu quả ngày càng gia tăng trong hoạt động, Electrolux đã tái cấu trúc hoạt động sản xuất theo từng phân khúc địa lý. Electrolux đã di dời gần 65% lực lượng sản xuất chủ yếu từ Tây Âu và Bắc Mỹ đến các khu vực địa lý khác có chi phí hoạt động thấp hơn.
Bằng việc theo đuổi chiến lược phát triển có lãi, Electrolux tiếp tục cải tiến sản phẩm và mở rộng dòng sản phẩm để thâm nhập thị trường đang sẵn có. Trong năm 2013, doanh nghiệp này đã tung nhiều sản phẩm cải tiến mới tại thị trường Bắc Mỹ và Nhật Bản. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng tung ra đầy đủ những dòng sản phẩm thiết bị gia dụng dành cho việc bếp núc và giặt giũ tại thị trường đông dân nhất thế giới - Trung Quốc, với thiết kế đặc trưng dành riêng cho người tiêu dùng của chính thị trường này.
Chiến lược tăng trưởng nhờ vào mua bán và sát nhập (Merger & Acquisition)
Một trong những khía cạnh quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Electrolux chính là tăng trưởng thông qua các thương vụ mua bán và sát nhập. Trong 40 năm trở lại đây, Electrolux đã thực hiện nhiều thương vụ mua lại trên khắp thế giới để củng cố vị thế toàn cầu thông qua chiến lược địa Marketing địa phương hóa. Một trong những thương vụ mua lại nổi tiếng có thể kể tên là Zanussi ở Châu Âu, AEG ở Đức, Frigidaire, Kelvinator, và White Westinghouse ở Bắc Mỹ, Refripar ở Brazil, tập đoàn Olympic ở Trung Đông và Bắc Phi.
Vào tháng 9/2014, Electrolux cô bố thỏa thuận mua lại mảng kinh doanh thiết bị của General Electric, GE Appliances với trị giá ước tính 3.3 tỷ USD. GE Appliances là một trong những hãng sản xuất hàng đầu về thiết bị nhà bếp và giặt giũ ở Bắc Mỹ, với doanh thu mang về chiếm hơn 90% tổng doanh thu của cả khu vực và vận hành bởi chính hệ thống phân phối & logistics của mình. Thương vụ này cũng bao gồm 48.4% cổ phần của Mabe - công ty có trụ sở tại Mexicco, liên doanh với GE với vai trò phát triển một số dòng sản phẩm của GE. Theo Keith McLaughlin, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm CEO của Electrolux, thương vụ này được mong đợi rằng sẽ giúp công ty có thể nguồn lực tài chính trong bảng cân đối kế toán để có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh khắp thế giới.
Với lịch sử tăng trưởng dựa vào chiến lược định vị thương hiệu khôn ngoan, sự mở rộng phạm vi tiếp cận toàn cầu không ngừng, sự cải tiến dựa vào insight khách hàng, sự xuất sắc trong hoạt động & hiệu quả trong sản xuất, sự gia tăng nguồn lực tài chính, Electrolux hướng đến việc thống trị ngành công nghiệp thiết bị gia dụng trên phạm vi toàn cầu.