Buzz Marketing là gì? Cách để tạo ra Buzz Marketing

Buzz Marketing là gì? Cách để tạo ra Buzz Marketing

Buzz Marketing là gì? Phân tích chi tiết khái niệm và ví dụ điển hình về Buzz Marketing. Cách để tạo ra Buzz Marketing trong thời điểm hiện nay. Ưu và nhược điểm của Buzz Marketing.

Khái niệm Buzz Marketing

Buzz Marketing là gì? - FAQ

Buzz Marketing là gì?

Buzz Marketing là thuật ngữ ám chỉ các phương pháp, quá trình, nỗ lực nhằm tạo ra một hiệu ứng lan tỏa thông tin (viral) trong cộng đồng về một sự vật, sự việc (sản phẩm/dịch vụ, cá nhân, tổ chức, cuộc thi, sự kiện...).

Ví dụ:

Trở lại năm 2018, thời điểm mà đội tuyển U23 Châu Á của Việt nam (AFC Championship) đã đến Thường Châu (Trung Quốc) để thi đấu và giành được giải Á Quân. Lúc này, ViejetAir, một hãng hàng không ở Việt Nam đã tài trợ một chuyên cơ riêng để đưa đội tuyển về nước. Tuy nhiên, trên chuyến bay đó đã xảy ra một sự việc mà ta có thể xem là chủ ý của ViejetAir để nhằm tạo ra một Buzz Marketing. Sự việc đó là ViejetAir đã tổ chức cho các tiếp viên mặc Bikini và thực hiện các động tác khêu gợi khi chào đón đoàn cầu thủ Việt Nam trên chuyến bay đó. Sự việc ngay lập tức đã tạo ra một hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ mà không cần bất kỳ một nỗ lực nào khác từ ViejetAir. Mặc dù các ý kiến bình luận về hiện tượng này là trái chiều, song, có thể xem ViejetAir đã tính toán trước và chấp nhận nó như cái giá để tạo ra một hiệu ứng viral về thương hiệu trong cộng đồng.

VietjetAir Buzz Marketing

Nguồn ảnh: kenh14.vn

Gần đây nhất, ngày 10/5/2020, đánh dấu sự kiện ra mắt của sản phẩm Bphone thế hệ mới (B86) được sản xuất bởi tập đoàn Bkav của Việt Nam. Thay vì giới thiệu sản phẩm cách nhẹ nhàng, tạo được thiện cảm tốt với người dùng, giống như thiết kế của nó, CEO của Bkav đã chọn cách đẩy nó lên một "tầm vũ trụ", không đúng với thực tế, bằng những cụm từ "chơi chữ" (nếu không muốn nói là lươn lẹo) như "Smartphone đầu tiên không có phím bấm vật lý" nhưng thực chất vẫn có một phím nguồn, và Bkav đã gọi đó là "nút" chứ không phải "phím". Hay chuẩn chống nước "IP68+" do Bkav tự đặt ra trong khi những smartphone khác có khả năng chống nước tốt hơn nhiều nhưng vẫn được giới thiệu là "IP68" khi nó ra mắt. Bên cạnh đó, "Camera góc siêu rộng" theo lời giới thiệu của Bkav thực chất là tính năng Paranoma đã có từ lâu trên điện thoại... Và tất nhiên, những yếu tố đó đã gây nên một làn sóng drama trong suốt nhiều tuần sau sự kiện đó. Và liệu bạn có nghĩ rằng bên phía Bkav không nhận ra được những sự thật này? Theo mình và một số người mà mình đã tham khảo ý kiến, Bkav hoàn toàn nhận ra được những yếu tố sai với thực tế trong lời quảng cáo của họ, và họ chấp nhận tất cả những búa rìu dư luận như là một cái giá để truyền thông cho sản phẩm mới của họ, hay còn gọi là Buzz Marketing, giống như cách mà Apple đã làm nhiều năm nay, nhưng là một "phiên bản lỗi" hơn.

Bphone Buzz Marketing

Ảnh chụp sự kiện ra mắt Bphone B86

Công thức (cách) để tạo ra Buzz Marketing

Hầu như tất cả các Buzz Marketing từ trước đến giờ đều có điểm chung sau đây:

Quy trình các bước tạo ra hiệu ứng Buzz Marketing

1. Xây dựng chủ đề gây tranh cãi

Tranh cãi là một hiện tượng khi hai hoặc nhiều người bày tỏ những quan điểm khác nhau hoặc trái ngược nhau về một vấn đề nào đó. Bản chất tranh cãi luôn có tính viral, khi nó kích thích được sự tập trung của những người tham gia vào cuộc tranh cãi, cũng như sự tò mò, hiếu kỳ của những người đứng ngoài cuộc tranh cãi. Chính vì thế, các doanh nghiệp & những người làm Marketing luôn đưa vào "món nguyên liệu" này cho chiến dịch Buzz Marketing của họ.

2. Tạo ra nguồn nội dung dồi dào, phong phú & hấp dẫn có thể khai thác bởi những người làm content

Nếu chỉ có doanh nghiệp (người tạo ra Buzz Marketing) và những người nghe (audience), có lẽ Buzz Marketing cũng sẽ giống như một chiến dịch quảng cáo thông thường. Yếu tố góp phần giúp khả năng truyền thông của Buzz Marketing trở nên mạnh mẽ chính là sự tham gia của những người làm content như báo chí, truyền hình, mạng xã hội, Youtuber... Đối với họ, Buzz Marketing là một mãnh đất màu mở để họ khai thác nội dung nhằm thu hụt lượng người đọc trong cộng đồng.

3. Giữ thái độ mập mờ trước truyền thông

Bạn có thể thấy rằng các doanh nghiệp thường rất hiếm khi xuất hiện và trả lời trực tiếp các câu hỏi từ những người quan tâm trong chiến dịch Buzz Marketing của họ. Hầu hết các câu trả lời đều mập mờ, nước đôi, khiến người nghe không thể hiểu được chính xác ý nghĩa của những câu trả lời đó hay thậm chí châm ngòi cho những cuộc tranh cãi khác. Điều này có thể dễ hiểu bởi câu trả lời rõ ràng & thẳng thắn sẽ đặt dấu chấm hết cho chiến dịch Buzz Marketing mà họ đã dày công tạo ra.

Mấu chốt của Buzz Marketing nằm ở việc tận dụng hình thức quảng cáo truyền miệng (word-of-mouth) để giúp lan toả những thông điệp mà người tạo ra nó muốn nhắm tới (viral).

Ưu và nhược điểm của Buzz Marketing

Ưu điểm

  • Có thể tạo ra một cơn bão truyền thông với một chi phí tương đối thấp, điều mà một chiến dịch quảng cáo với ngân sách khủng chưa chắc đã làm được.
  • Kích thích được sự tò mò của người nghe về một thương hiệu, sản phẩm hay doanh nghiệp, từ đó gia tăng mức độ nhận dạng thương hiệu (brand awareness).

Nhược điểm

  • Uy tín của thương hiệu có thể bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu ( ít hoặc nhiều)
  • Nếu kiểm soát không tốt có thể dẫn đến sự sụp đỗ của một thương hiệu

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Buzz Marketing là thuật ngữ ám chỉ các phương pháp, quá trình, nỗ lực nhằm tạo ra một hiệu ứng lan tỏa thông tin (viral) trong cộng đồng về một sự vật, sự việc (sản phẩm/dịch vụ, cá nhân, tổ chức, cuộc thi, sự kiện...).
Bước 1: Xây dựng chủ đề gây tranh cãi. Bước 2: Tạo ra nguồn nội dung dồi dào, phong phú & hấp dẫn có thể khai thác bởi những người làm content. Bước 3: Giữ thái độ mập mờ trước truyền thông.
  • Có thể tạo ra một cơn bão truyền thông với một chi phí tương đối thấp, điều mà một chiến dịch quảng cáo với ngân sách khủng chưa chắc đã làm được.
  • Kích thích được sự tò mò của người nghe về một thương hiệu, sản phẩm hay doanh nghiệp, từ đó gia tăng mức độ nhận dạng thương hiệu (brand awareness).
  • Uy tín của thương hiệu có thể bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu ( ít hoặc nhiều).
  • Nếu kiểm soát không tốt có thể dẫn đến sự sụp đỗ của một thương hiệu.