Trong lĩnh vực kinh doanh, mọi công ty đều cố gắng để đạt được vị trí của người dẫn đầu thị trường, có ảnh hưởng lớn và khả năng thống trị thị trường. Vậy, bạn đã biết Market Leader là gì chưa? Và có những chiến thuật nào có thể giúp doanh nghiệp vượt qua đối thủ cạnh tranh để trở thành người dẫn đầu thị trường?
Market leader là gì?
Market Leader, hay còn được gọi là "Người dẫn đầu thị trường" hoặc "Người lãnh đạo thị trường", là những công ty chiếm thị phần lớn nhất hoặc có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong một ngành. Những doanh nghiệp này có sức mạnh thống trị thị trường và ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển và mức độ cạnh tranh trong ngành. Các Market Leader thường có nhiều lợi thế như: được nhận diện rộng rãi trên thị trường và có lượng khách hàng trung thành cao, sở hữu nguồn lực tài chính lớn và hệ thống phân phối mạnh mẽ.
>>> Xem thêm: Leadership là gì? 6 kỹ năng cần có để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba
Một vài ví dụ về market leader
Để dễ dàng hình dung hơn về market leader, hãy nhìn vào những thương hiệu đang dẫn đầu một số thị trường quốc tế như:
Amazon – Thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, chiếm 37% thị phần toàn cầu.
Google – Nền tảng tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới, tính đến tháng 6 năm 2022, thị phần tìm kiếm toàn cầu của Google là 91,88%.
Toyota - Hãng ô tô hàng đầu thị trường với 11,5% thị phần ô tô toàn cầu.
Coca Cola - Lãnh đạo thị trường trong ngành đồ uống không cồn với 43,7% thị phần toàn cầu.
Tại thị trường Việt Nam, có một số thương hiệu hàng đầu đang chiếm ưu thế, bao gồm:
- Tương ớt Chin-Su - Thương hiệu hàng đầu tại thị trường tương ớt Việt Nam, chiếm đến 60% thị phần.
Viethel là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông di động tại Việt Nam, chiếm đến 54% thị phần.
Vinamilk là thương hiệu tiên phong trong ngành công nghiệp sữa, đạt tới 43,7% tổng thị phần của các công ty sữa tại Việt Nam (trong năm 2021).
Hòa Phát - Dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựng, chiếm 36% thị phần (Năm 2023).
Những cái tên này quen thuộc với người dân Việt Nam và trở thành biểu tượng của từng ngành hàng. Ví dụ, khi nhắc đến viễn thông, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel là thương hiệu đại diện, xuất hiện trong tâm trí của đa số người tiêu dùng Việt.
Yếu tố tạo nên market leader là gì?
Để trở thành người dẫn đầu thị trường, doanh nghiệp đạt được 4 yếu tố quan trọng sau:
Thương hiệu tiên phong gia nhập thị trường
Một công ty có thể trở thành nhà lãnh đạo thị trường khi họ là người đầu tiên cung cấp một loại sản phẩm hoặc dịch vụ mới trên thị trường. Lúc đó, thương hiệu của công ty sẽ trở thành người đứng đầu thị trường. Tuy nhiên, để duy trì và bảo vệ vị thế này, doanh nghiệp cần phải có những chiến lược để thu hút và bảo vệ thị phần khỏi các đối thủ cạnh tranh mới gia nhập vào ngành.
Sở hữu thị phần cao nhất
Thị phần có thể được tính bằng công thức sau: Doanh số bán hàng của doanh nghiệp chia cho tổng doanh số của thị trường. Thị phần là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức ảnh hưởng và vị thế của thương hiệu trên thị trường. Các công ty chiếm thị phần lớn nhất sẽ trở thành nhà lãnh đạo thị trường.
Thông thường, những thương hiệu đầu tiên gia nhập thị trường sẽ nắm giữ thị phần lớn nhất. Tuy nhiên, nếu không đủ khả năng bảo vệ thị phần khỏi sự cạnh tranh của những đối thủ mới gia nhập ngành, vị trí độc tôn trên thị trường của những thương hiệu tiên phong có thể bị thay thế bởi các doanh nghiệp mới gia nhập sau đó.
Thương hiệu có sức ảnh hưởng lớn tới đông đảo khách hàng
Các thương hiệu ưu tú và chiếm ưu thế trên thị trường chủ yếu nhờ sức lan tỏa tới người tiêu dùng. Để bảo vệ thị phần và định vị trong thị trường, người dẫn đầu bắt buộc phải cố gắng duy trì và xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Hơn nữa, người dẫn đầu thị trường cũng cần thu hút khách hàng mới chưa từng biết đến hoặc chưa trải nghiệm sản phẩm của mình.
Dẫn đầu về công nghệ sản xuất & nghiên cứu phát triển sản phẩm
Không chỉ sáng tạo ra các sản phẩm hàng đầu trên thị trường, Market Leader còn đi tiên phong trong việc nghiên cứu và cải tiến sản phẩm. Công ty này đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu sản phẩm, áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến để đảm bảo chất lượng và tôn vinh uy tín thương hiệu.
Chiến lược để trở thành market leader
Vị thế dẫn đầu thị trường không phải là không thay đổi, các thương hiệu hàng đầu có thể bị thay thế bất cứ lúc nào nếu không bảo vệ được thị phần của mình. Ví dụ điển hình là Shopee – một sàn thương mại điện tử đã vượt qua Lazada để trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Đông Nam Á. Hoặc như Nokia – một thương hiệu từng là độc tôn trên thị trường điện thoại di động, nhưng hiện tại đã phải đứng sau những cái tên lớn như Apple, Samsung, ...
Đặc biệt, trong thị trường kinh doanh ngày nay, có nhiều yếu tố không ngừng biến đổi phức tạp, đối thủ cạnh tranh không ngừng chiếm lĩnh thị phần làm cho môi trường kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, để có thể giành quyền thống trị thị trường và bảo vệ vị trí là nhà lãnh đạo thị trường, chúng ta cần áp dụng những chiến lược kinh doanh và tiếp thị hiệu quả.
Bảo vệ thị phần
Vị trí dẫn đầu thị trường có thể bị đe dọa bất kỳ lúc nào nếu bạn không có một chiến lược bảo vệ thị phần khỏi những đối thủ cạnh tranh. Để duy trì khách hàng và củng cố vị trí thị trường, doanh nghiệp có thể áp dụng một số chiến lược sau:
- Chiến lược phòng thủ sớm: Chiến lược này được sử dụng để ngăn chặn và giảm thiểu sự tấn công từ các đối thủ trước khi chúng diễn ra. Chiến lược phòng thủ sớm phổ biến nhất là hạn chế và ngăn chặn đối thủ mới gia nhập thị trường. Để hạn chế sự gia nhập của đối thủ, thương hiệu có thể tạo ra rào cản bằng cách công bố các chương trình giảm giá khuyến mãi, triển khai các chiến lược truyền thông phủ sóng thị trường,...
Chiến lược phòng thủ phản công: Chiến lược này nhằm chống lại sự cạnh tranh của đối thủ bằng cách kháng cự những nỗ lực gia nhập ngành của họ. Ví dụ, đối thủ có thể giảm giá, tiến hành phân phối sản phẩm hoặc chiếm địa bàn phân phối. Market Leader có thể tiến hành cuộc tấn công trực tiếp vào cùng một thị trường hoặc tấn công từ phía bên. Bằng cách xác định các điểm yếu trong thị phần của đối thủ và tiến hành tấn công, đối thủ sẽ buộc phải chuyển hướng bảo vệ thị phần.
Chiến lược thích ứng & phòng thủ linh hoạt: Các chiến lược này không tấn công trực tiếp vào đối thủ mà tập trung vào việc giúp doanh nghiệp thích nghi và sử dụng các lợi thế cạnh tranh để bảo vệ thị phần. Doanh nghiệp có thể mở rộng kinh doanh với các sản phẩm, dịch vụ mới, đa dạng hóa lĩnh vực và định hướng người tiêu dùng tới các sản phẩm này. Những thị trường mới này có thể trở thành lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu trong tương lai.
Bên cạnh những chiến lược đã được đề cập, điều quan trọng nhất trong việc bảo vệ thị phần là giữ chân khách hàng hiện tại. Thương hiệu cần tạo dựng lòng trung thành của khách hàng bằng cách thực hiện những chiến lược truyền thông nhắc nhở về thương hiệu và sản phẩm của mình.
Mở rộng thị trường
Để trở thành Nhà lãnh đạo thị trường, doanh nghiệp cần giành được thị phần lớn nhất. Vì vậy, bảo vệ thị phần không đủ, mà cần có các chiến lược mở rộng thị phần. Để mở rộng thị phần, thương hiệu cần tìm kiếm những vùng thị trường chưa được khai thác hoặc tấn công vào khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, khi muốn thu hút khách hàng mới, thương hiệu cần tăng cường chiến dịch marketing nhắm mục tiêu và mở rộng khu vực phân phối,…
Tuy nhiên, để mở rộng thị phần, doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động marketing và khuyến khích bán hàng. Chú ý rằng, việc tăng trưởng thị phần không đồng nghĩa với việc lợi nhuận của thương hiệu sẽ tăng lên. Thậm chí, lợi nhuận ban đầu có thể giảm đi do những nỗ lực mở rộng.
Thực hiện các kế hoạch tiếp thị tốt
Chiến lược tiếp thị là một yếu tố không thể thiếu để thu hút khách hàng mới, mở rộng thị phần và giữ chân khách hàng cũ, đồng thời bảo vệ thị phần. Để thành công, chiến lược tiếp thị phải tạo ra một sự khác biệt so với thị trường và hiểu rõ những yếu tố quan trọng của khách hàng mục tiêu.
Một số chiến lược khác
Bên cạnh ba chiến lược trên, để trở thành market leader doanh nghiệp cũng cần chú ý tới các yếu tố bên trong, như:
Đẩy mạnh xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh, lựa chọn nhân sự phù hợp và thực hiện đào tạo chuyên sâu. Ưu tiên đảm bảo chất lượng nhân sự thay vì mở rộng quy mô nhân sự.
Tối ưu hóa quy trình làm việc giữa các bộ phận để đạt hiệu suất cao.
Hãy nghiên cứu và phân tích thị trường thường xuyên để hiểu rõ tình hình, xu hướng mới và đề xuất các chiến lược kinh doanh phù hợp.
>>> Tham khảo thêm: Chiến lược Marketing thành công từ các thương hiệu nổi tiếng năm 2023
Lời kết