Bí mật mới từ tranh 'Mona Lisa': Phát hiện hợp chất hiếm gợi sự tò mò

Bí mật mới từ tranh 'Mona Lisa': Phát hiện hợp chất hiếm gợi sự tò mò

Hơn 500 năm qua, bức tranh 'Mona Lisa' của Leonardo da Vinci vẫn giữ được sự hấp dẫn và tiếp tục tiết lộ những bí mật mới Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hợp chất hiếm trong tác phẩm này, làm sáng tỏ thêm về cuộc sống và sáng tạo của nữ quý tộc Ý Lisa del Giocondo

Đầu năm nay, một nhà nghiên cứu người Ý tuyên bố đã xác định được vị trí mà Mona Lisa được vẽ. Theo đó, cây cầu hiển thị trong bức tranh là cầu Romito Etruscan-Roman ở đô thị Laterina, tỉnh Arezzo, Ý. Hiện nay, một nhóm các nhà nghiên cứu đã khám phá thêm sự kỳ diệu về cách Leonardo da Vinci đã vẽ Mona Lisa, cho thấy ông đã sử dụng một kỹ thuật tiên tiến hơn một thế kỷ so với thời đại của mình.

Thông qua IFL Science, một nhóm nhà khoa học từ Pháp và Anh đã nghiên cứu các mẫu tác phẩm của da Vinci, bao gồm cả một phần nhỏ được lấy từ bức tranh Mona Lisa và 17 mẫu vi mô từ tác phẩm Bữa tối cuối cùng.

Bí mật mới từ tranh 'Mona Lisa': Phát hiện hợp chất hiếm gợi sự tò mò

Sau hơn 500 năm từ khi bức tranh Mona Lisa được vẽ, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục khám phá những bí mật ẩn chứa trong tác phẩm này.

Trong số những bức tranh từ thập kỷ 1500s, bao gồm cả bức Mona Lisa, nhiều tác phẩm được thực hiện trên tấm gỗ với lớp sơn nền dày, thường là tranh sơn dầu. Thông thường, trong loại tranh này, người ta thường sử dụng hợp chất Gesso làm lớp sơn lót. Hợp chất này được làm từ bột màu trắng, phấn và keo từ động vật, giúp sơn dầu bám vào bề mặt tranh. Tuy nhiên, khi nhóm nghiên cứu phân tích các mẫu vật lấy từ các tác phẩm của da Vinci, họ đã phát hiện ra rằng da Vinci đã sử dụng một kỹ thuật khác, mà trước đây chưa từng được sử dụng trong các bức tranh thời Phục hưng Ý.

Bằng cách phân tích mẫu lấy từ tranh Mona Lisa bằng phương pháp nhiễu xạ tia X và quang phổ hồng ngoại, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng trong tranh có chứa Plumbonacrite, một hợp chất được tạo ra từ phản ứng giữa dầu và chì. Điều này cho thấy da Vinci đã sử dụng bột màu trắng chì và pha chì oxit vào sơn dầu của mình, một kỹ thuật chưa từng được biết đến trước khi danh họa Rembrandt sử dụng nó vào thập kỷ 1600.

"Tất cả những điều liên quan đến Leonardo đều thực sự thú vị. Ông là một nghệ sĩ, nhưng cũng là một nhà hóa học và nhà vật lý. Ông có nhiều ý tưởng và là một nhà thí nghiệm, luôn cố gắng nâng cao kiến thức của thời đại", giáo sư Gilles Wallez của Đại học Sorbonne ở Paris và tác giả nghiên cứu cho biết.

“Mỗi khi bạn phát hiện ra điều gì đó trong quy trình của ông ấy, bạn sẽ phát hiện ra rằng ông rõ ràng đã đi trước thời đại.”