Để tránh tử vong đột ngột và di chứng suốt đời do đột quỵ và nhồi máu cơ tim, chuyên gia khuyến nghị việc phòng ngừa bệnh là hết sức quan trọng.
Theo bác sĩ nổi tiếng Naohiko Watanabe, chuyên gia trong việc điều trị cao huyết áp, việc ngăn ngừa xơ cứng động mạch và duy trì huyết áp ổn định sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh căn này.
Truyền thông Nhật Bản vừa tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến từ một số chuyên gia, nhằm lựa chọn ra "Bảng xếp hạng các thói quen tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch và đột quỵ". Sau cùng, đã có 7 thói quen tốt được xác định.
7 thói quen chống đột quỵ tốt nhất
1. Kiểm soát lượng thức ăn: Giúp ngăn ngừa rối loạn chuyển hóaTiến sĩ Zuo Yimei (Nhật Bản) giải thích rằng, khi ăn chỉ đạt đến mức no 80%, không chỉ giúp ngăn ngừa việc nạp vào cơ thể lượng calo dư thừa mà còn hạn chế sự phát triển của hội chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa được xác định bởi vòng eo to bất thường (do tích tụ mỡ trong vùng bụng quá mức), tăng huyết áp, mức đường huyết không ổn định khi đói hoặc kháng insulin, và vấn đề về lipid máu.
Hội chứng chuyển hóa đóng góp vào những nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, việc chỉ ăn đến mức no 80% cũng được coi là một biện pháp phòng tránh bệnh rất tốt.
2. Khám sức khỏe định kỳ: Đảm bảo sức khỏe tốt
Masaaki Bando, giám đốc của Phòng khám tim Bando, khuyến khích mọi người thường xuyên tham gia khám sức khỏe để đo điện tim và kiểm tra mức độ lipid trong máu. Đồng thời, kiểm tra xem cơ thể có các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim không.
3. Giảm căng thẳng: Điều chỉnh áp lực máu
Bác sĩ Kaname Hiragi và Tetsuya Tanimoto (chuyên gia nội khoa tại Phòng khám Navitas Kawasaki) cho biết đã có nghiên cứu chứng minh rằng việc cười nhiều giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim rất hiệu quả. Cái căng thẳng kéo dài có thể gây tăng huyết áp, tăng khả năng mắc bệnh tim.
4. Hạn chế tiêu thụ muối
Chuyên gia dinh dưỡng Chie Hamamoto và bác sĩ nội khoa Naohiko Watanabe đã chỉ ra rằng nồng độ natri trong cơ thể càng cao thì áp lực máu càng tăng. Đồng thời, điều này cũng làm cho mạch máu trở nên yếu đuối hơn. Vì thế, hãy duy trì thói quen ăn một chế độ ăn tối giản, giảm tiêu thụ các thực phẩm chứa muối.
5. Hạn chế uống rượu
Theo bác sĩ Sasaki Ou và Watanabe Naohiko (Phòng khám Trạm Akihabara), nghiên cứu đã cho thấy rằng những người không tiêu thụ nhiều rượu có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu bệnh nhân giảm uống rượu tới 80%, huyết áp của họ có thể giảm đáng kể chỉ sau 1 đến 2 tuần.
6. Ngủ đủ giấc là điều cần thiết
Mayuko Kikuchi, chuyên gia dinh dưỡng, và bác sĩ Ou Sasaki đã chỉ ra rằng thiếu ngủ có thể gây tình trạng thừa cân. Việc bị thừa cân có thể dẫn đến tình trạng xơ cứng động mạch và tăng huyết áp.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy những người chỉ ngủ ít hơn 5 đến 6 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ cao gấp 1,48 lần và nguy cơ đột quỵ tăng gấp 1,15 lần.
Nên uống một ly nước ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ theo lời khuyên của các bác sĩ. Hành động này vừa tạo điều kiện kích thích cơn buồn ngủ, vừa giảm độ nhớt của máu và giảm áp lực lên tim.
7. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục được xem là thói quen sống tốt nhất để phòng ngừa các bệnh về tim mạch. Bác sĩ Tetsuya Tanimoto từ Nhật Bản đã chỉ ra rằng việc tập thể dục đều đặn không chỉ giúp tăng cường sức mạnh cho chân và eo mà còn cải thiện cường độ hoạt động của tim, nâng cao tuần hoàn máu.
Ngược lại, nếu lười tập thể dục, có thể dẫn đến mất cơ, giảm quá trình trao đổi chất cơ bản, tăng mỡ tích tụ trong các cơ quan nội tạng, gây tác động tiêu cực đến quá trình tuần hoàn máu và làm cứng động mạch.
Bài tập cardio là biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh tình trạng xơ cứng động mạch. Thực hiện các bài tập như đi bộ nhanh, đạp xe, đi bộ dưới nước... trong 30 phút mỗi ngày được khuyến nghị.
Dù việc tập thể dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng Tiến sĩ Masaaki Bando khuyên mọi người nên tuân theo trạng thái sức khỏe của bản thân khi tập. Việc tập đột ngột với cường độ cao có thể tăng nguy cơ mắc đột quỵ và nhồi máu cơ tim.