Apple có thể đối mặt vụ kiện về vi phạm quyền độc quyền tại Mỹ

Apple có thể đối mặt vụ kiện về vi phạm quyền độc quyền tại Mỹ

Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra Apple và có thể sớm đưa ra vụ kiện chống độc quyền - theo New York Times

Bộ Tư pháp Mỹ có thể sẵn sàng đệ trình một vụ kiện chống độc quyền “sâu rộng” nhằm vào Apple vào nửa đầu năm 2024, theo New York Times. Cơ quan này đang xem xét cách Apple kiểm soát phần cứng và phần mềm để “khóa” người dùng trong hệ sinh thái Apple và làm đối thủ khó cạnh tranh như thế nào. Các quan chức Apple đã làm việc với Bộ Tư pháp Mỹ một vài lần trong cuộc điều tra bao trùm mọi thứ, từ iMessage đến Apple Watch.

Một số vấn đề bao gồm: Cách Apple Watch tích hợp với iPhone tốt hơn các smartwatch khác; cách Apple ngăn chặn đối thủ khỏi iMessage; cách Apple ngăn chặn các công ty tài chính khác cung cấp dịch vụ thanh toán tương tự Apple Pay trên iPhone; Apple ưu tiên ứng dụng và dịch vụ của mình hơn của bên thứ ba không; Apple ngăn chặn các game đám mây trên App Store như thế nào; ảnh hưởng của App Tracking Transparency đối với việc thu thập dữ liệu quảng cáo; phí mua sắm trong ứng dụng được đưa cho Apple.

Apple có thể đối mặt vụ kiện về vi phạm quyền độc quyền tại Mỹ

Vụ kiện chống độc quyền nếu xảy ra sẽ là rủi ro pháp lý lớn nhất của Apple tại Mỹ. (Ảnh: Apple)

Các đối thủ của Apple như Tile, Beeper, Basecamp, Meta và Spotify cũng đã phản đối với các nhà điều tra chống độc quyền, cũng như các ngân hàng muốn truy cập tính năng NFC của iPhone. Bộ Tư pháp Mỹ vẫn chưa có quyết định cuối cùng về vụ kiện. Apple và Microsoft là hai công ty duy nhất trong “Big 5” chưa bị kiện vì hành vi kinh doanh của họ ở Mỹ. Google, Amazon và Meta đều đã bị Bộ Tư pháp Mỹ hoặc Ủy ban Truyền thông Mỹ “sờ gáy”.

Trong vài năm qua, Apple đã thành công trong việc phòng thủ trước các cáo buộc chống độc quyền ở quê nhà. Năm 2020, Tiểu ban chống độc quyền Hạ viện Mỹ đã gọi Apple, Meta, Google và Amazon sở hữu "các loại độc quyền" được nhìn thấy cuối cùng trong kỷ nguyên của các ông trùm dầu mỏ và ông trùm đường sắt. Apple lập luận rằng họ không chiếm thị phần thống trị trong bất kỳ danh mục nào mà họ kinh doanh và công ty cũng thường trích dẫn các cơ hội việc làm do App Store cung cấp. Nếu Bộ Tư pháp Mỹ chọn nộp đơn kiện chống độc quyền, nó có thể dẫn đến một cuộc chiến pháp lý kéo dài nhiều năm.

Đến nay, mặc dù đã tránh được các vấn đề pháp lý ở Mỹ, Apple vẫn đang đối mặt với các quy định chống độc quyền tại Liên minh châu Âu. Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) có thể sớm buộc "Táo khuyết" thực hiện những thay đổi quan trọng đối với App Store, Siri, iMessage, FaceTime và các dịch vụ khác. Ví dụ, nhà sản xuất iPhone đang cố gắng hỗ trợ tải ứng dụng từ bên thứ ba ngoài App Store tại châu Âu vào nửa cuối năm nay.