Tiết kiệm là một đức tính tốt, nhưng nếu áp dụng tiết kiệm sai cách, đặc biệt là trong việc ăn uống, không chỉ gây hại cho sức khỏe của bản thân mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh. Việc lựa chọn thực phẩm và cách chế biến thức ăn cũng đồng thời quan trọng.
Dưới đây là 5 thói quen kinh tế trong bếp mà nhiều người cho là tốt nhưng thực tế lại mang lại hậu quả nghiêm trọng cho bạn và gia đình:
1. Tái sử dụng dầu ăn nhiều lần
Những Nguy Cơ Của Việc Tái Sử Dụng Dầu Ăn Nhiều Lần
Tái sử dụng dầu ăn nhiều lần là một kiểu tiết kiệm sai lầm khiến ung thư nhanh tìm đến (Ảnh minh họa)
Đây là kiểu tiết kiệm dễ dàng bắt gặp ở mọi căn bếp. Trong khi đó, nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Illinois (Mỹ) chỉ ra rằng, dầu ăn được đun nóng nhiều lần sẽ bị phân hủy chất béo trung tính, dẫn đến quá trình oxy hóa axit béo tự do và giải phóng các chất gây ung thư. Phổ biến là polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) và heterocyclic amines (HCAs). Không chỉ gây ung thư dạ dày mà còn làm tăng nguy cơ mắc loại bệnh rối loạn chuyển hóa, ung thư khác.
Chưa kể tới, bản thân dầu chiên đi chiên lại nhiều lần cũng không còn giá trị dinh dưỡng như ban đầu, các vitamin có trong dầu lúc này đã bị phá hủy. Ngoài ra, cặn thức ăn bị cháy đọng lại sau khi chiên rán cũng vô cùng nguy hiểm với sức khỏe. Do vậy, đừng tái sử dụng dầu chiên rán quá 1 lần, không dùng dầu bị khét, đổi màu, dầu có cặn… Nên chọn loại dầu chất lượng tốt và lọc kỹ trước khi tái sử dụng nó.
2. Ăn đồ ăn thừa để qua đêm
Không ít người có thói quen ăn đồ thừa để qua đêm hoặc nấu 1 món tích trữ để ăn trong nhiều ngày. Nhất là các bạn trẻ ở 1 mình, công việc bận rộn hoặc các gia đình đông người, nấu nhiều món mỗi bữa và hâm nóng cho bữa sau, khi ăn sáng. Tuy nhiên, hành vi tiết kiệm này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật.
Việc để đồ thừa bên ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi. Ngay cả khi đồ ăn được bảo quản trong tủ lạnh qua đêm, vẫn không thể tránh khỏi vi khuẩn nguy hiểm. Việc ăn đồ thừa thường xuyên không chỉ giảm chất dinh dưỡng, làm biến chất sản phẩm mà còn tăng hàm lượng nitrit, dễ gây ung thư. Hãy đề phòng vi khuẩn Listeria, chúng có thể sống và phát triển ở nhiệt độ ngăn lạnh của tủ lạnh, được gọi là "sát thủ tiềm ẩn trong tủ lạnh".
Ăn sáng hoặc ăn khuya với đồ ăn thừa từ bữa chính tuy tiện lợi nhưng không tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
3. Không dùng hoặc tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu
Nhiều nghiên cứu khẳng định khói dầu và khói từ việc chế biến thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, đặc biệt là các món chiên, rán, nướng. Chưa kể nếu bạn sử dụng các loại thịt, thực phẩm chế biến sẵn khi nấu ăn thì sẽ sinh ra nhiều chất độc hại trong khói, không khí.
Nếu hít phải khói này thường xuyên, có thể gây buồn nôn, khó chịu ở mũi họng và gây chóng mặt, tức ngực. Đối với những người có bệnh về đường hô hấp, khói này sẽ làm bệnh nặng hơn và gây ra hen suyễn và viêm họng. Khi nấu nướng, nhất là khi chiên rán hoặc nấu các món có nhiệt độ cao, sẽ sản xuất ra các chất gây ung thư như benzopyrene và dinitrophenol. Ngoài ra, khói dầu, khí ga thừa, mùi than củi cũng có thể gây hại khi hít phải trong thời gian dài.
Do đó, chuyên gia khuyến nghị sử dụng máy hút mùi trong nhà bếp. Nhiều người có thói quen tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu ăn, khiến các loại khói độc, khói dầu, thậm chí là khí ga không được hút hết và vẫn tồn tại trong không khí. Để bảo vệ sức khỏe, tốt nhất là sau khi nấu ăn xong 10 - 15 phút mới tắt máy hút mùi. Đồng thời, khi nấu ăn nên đậy nắp nồi để giảm khói, mở cửa sổ để khí thải tản khỏi bếp nhanh hơn.
4. Lâu không thay vật dụng nhà bếp
Các dụng cụ như thớt gỗ, đũa gỗ... dù có bền đến đâu cũng không thể tồn tại lâu dài nhưng không phải ai cũng nhận ra điều này. Thậm chí, sau một thời gian sử dụng, vi khuẩn và nấm mốc có thể phát triển, dễ gây ra chất độc tố aflatoxin. Đây là một chất gây ung thư cực mạnh có thể gây hại đến sức khỏe của bạn.
Với nồi cơm điện, thường sau 3 - 5 năm sử dụng (hoặc sớm hơn), lớp mạ bên trong của nồi sẽ bong ra do sử dụng lâu ngày. Điều này có thể ảnh hưởng tới chất lượng cơm, dễ khiến cơm bám lớp nhôm quanh thành nồi. Tương tự, các loại chảo chống dính cũng vậy.
Vì vậy, những đồ dùng nhà bếp đã sử dụng lâu ngày thì bạn nên chú ý thay mới khi phát hiện hư hại hoặc thay định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.
5. Không vứt bỏ thực phẩm đã nấm mốc, mọc mầm
Không phải ai cũng biết rằng khi rau củ quả bị mốc hoặc mọc mầm, cắt bỏ phần đó không thể loại bỏ chất độc. Bởi vì chúng đã lan ra toàn bộ thực phẩm, ở các phần còn tươi nguyên và thậm chí không biến mất ngay cả khi nấu chín. Đặc biệt, các thực phẩm quen thuộc trong nhà bếp như: lạc, khoai lang, đậu tương, gạo, bột mì… sau khi bị mốc có thể sinh ra độc tố aflatoxin trong khi chúng lại rất dễ bị nấm mốc.
Aflatoxin được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm chất gây ung thư loại 1, đồng thời đây cũng là chất có độc tính cao với độc tính gấp 68 lần asen, có khả năng hủy hoại mô gan cực lớn và dễ gây tổn thương DNA của tế bào gan.
Cắt bỏ phần nấm mốc, mọc mầm không thể loại bỏ hết chất độc trong thực phẩm bị nấm mốc (Ảnh minh họa)
Như khoai tây, khoai lang, và lạc, khi mọc mầm, chứa chất safrole có độc tính rất mạnh. Chất này có thể gây hại trực tiếp đến hệ tiêu hóa, gây viêm loét niêm mạc đường tiêu hóa và tăng sản, gây tổn thương dạ dày. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng có thể phức tạp thành viêm loét dạ dày và sau đó là ung thư. Mặc dù vậy, rất nhiều người vẫn tiếp tục ăn chúng vì cho rằng việc vứt bỏ chúng là lãng phí, và cần phải tiết kiệm, nhưng thật ra họ phải trả giá bằng sức khỏe. (Nguồn và ảnh: Sohu, Cancer321, UDN)