Tiến sĩ Andrew Steele, một nhà sinh vật học danh tiếng người Anh, tin rằng thói quen hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong tốc độ lão hóa và vẻ ngoài của con người. Ông cũng là tác giả của nhiều sách và nghiên cứu về di truyền học, chuyên sâu về bí quyết chống lão hóa theo cách khoa học. Một trong những cuốn sách nổi bật của ông là “Không tuổi: Khoa học giúp con người sống lâu mà không già đi”.
Theo ông, có 4 hành vi nhỏ nhưng nếu kiên trì thực hiện mỗi ngày, chúng ta có thể làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể và trông trẻ trung hơn đáng kể. Đó là:
1. Chú trọng chăm sóc răng miệng
Không chải răng đúng cách, đặc biệt là trước khi đi ngủ không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng xấu đến tim mạch do vi khuẩn và nhiễm trùng. Andrew Steele nói: "Thói quen xấu này có thể gây viêm nhiễm mãn tính và viêm nhiễm mãn tình kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng với bệnh tật và chống lại quá trình lão hóa của hệ thống miễn dịch. Khi hệ thống miễn dịch không thể đối phó với bệnh tật, nó có thể tăng tốc đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể".
Chải răng đúng cách không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn làm chậm quá trình lão hóa (Ảnh minh họa)
2. Thói quen vận động mỗi ngày
Ngoài ra, việc thực hiện các bài tập yoga và thiền định cũng được cho là giúp kéo dài telomere, phục hồi tinh thần và giảm căng thẳng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giữ gìn tuổi thanh xuân và sức khỏe toàn diện.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải tập thể dục mạnh mẽ, đến phòng gym hoặc chơi những môn thể thao mà bạn không thích. Theo Tiến sĩ Andrew Steele, để duy trì sức khỏe và trẻ trung không phải tập trung vào việc nâng cao cường độ, mà là sự đều đặn và kéo dài thời gian.
Một nghiên cứu của Đại học Harvard vào năm 2013 cho thấy chỉ cần tập thể dục 15 phút mỗi ngày có thể kéo dài tuổi thọ trung bình thêm 3 năm. Điều này có nghĩa là bạn có thể trẻ hơn, lão hóa chậm hơn và sống lâu hơn chỉ bằng cách đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ nhàng ngay tại nhà hoặc khi di chuyển đến nơi làm việc. Thậm chí, việc đứng lên và di chuyển, duỗi cơ sau mỗi 45 - 60 phút ngồi tại bàn làm việc mỗi ngày cũng có thể tạo ra sự khác biệt về quá trình lão hóa so với những người không làm.
3. Ngủ vừa phải
Giấc ngủ là quan trọng để cơ thể có thể phục hồi chức năng và tinh thần. Trong khi ngủ, não loại bỏ độc tố và cơ thể tự sửa chữa. Tuy nhiên, việc ngủ nhiều không có nghĩa là bạn sẽ trẻ trung hơn.
Thiếu ngủ, đặc biệt là thiếu giấc ngủ ban đêm sẽ làm bạn già nhanh và dễ mắc các bệnh tật (Ảnh minh họa)
Tiến sĩ Andrew Steele đã nói: "Nếu thiếu ngủ, sẽ khiến chúng ta lão hóa nhanh hơn, nhưng ngủ quá nhiều cũng không tốt, cả về tốc độ lão hóa và nguy cơ mắc bệnh. Cách tốt nhất là ngủ đúng lúc và đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Quan trọng hơn hết là thời gian ngủ ban đêm, không chỉ là tổng số giờ ngủ. Ngủ trên 7 giờ mỗi đêm, với ít nhất 80% thời gian ngủ ban đêm, là cách tốt để trẻ lâu. Không nên ngủ quá 11 giờ mỗi ngày, trừ khi đang bị bệnh hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ".
Một lý do khác tại sao chúng ta cần ngủ đúng lúc để trẻ lâu là vì giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến làn da - yếu tố quyết định tốc độ lão hóa. Ngủ đủ giấc giúp da bắt đầu nhăn và chảy xệ sớm, một phần là do cơ thể tiết ra nhiều cortisol, một loại hormone gây căng thẳng phá vỡ collagen giúp làn da mịn màng và tươi trẻ.
Nhưng khi ngủ quá nhiều, cơ thể có thể bị rối loạn, từ đó ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học và nội tiết tố. Tác động của việc ngủ quá nhiều không chỉ làm ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn khiến trí não lão hóa nhanh hơn. Điều này có thể dẫn đến vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung. Hơn nữa, thói quen ngủ quá nhiều còn làm chậm quá trình trao đổi chất và dẫn đến tăng cân.
4. Ăn ít đường hơn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm cho chiều dài của telomere ngắn đi nhanh hơn so với chu kỳ tự nhiên, từ đó gây ra quá trình lão hóa nhanh chóng.
Tiến sĩ Andrew Steele giải thích: "Việc ăn quá nhiều đường hơn mức khuyến nghị có thể dẫn đến tăng đường huyết, gây căng thẳng oxy hóa tăng cao và kích thích tín hiệu viêm, gây tổn thương cho cơ thể và DNA. Lượng đường cao cũng làm tăng glycation của protein, dẫn đến hình thành các sản phẩm cuối cùng của glycation có thể gây tổn thương về chức năng và cấu trúc, làm gia tăng quá trình lão hóa. Tác động này xảy ra trên mọi cơ quan trong cơ thể như da, dây thần kinh, não, thận, mắt và tim. Do đó, việc tiêu thụ lượng đường không kiểm soát trong nhiều năm có thể làm tăng tuổi sinh học của bạn rất nhiều".
Thói quen nạp quá nhiều đường trong thời gian dài có thể khiến bạn già đi nhanh trông thấy (Ảnh minh họa)
Vì vậy, việc hạn chế đường trong khẩu phần ăn hàng ngày là một bước quan trọng giúp duy trì sức khỏe tốt lâu dài. Theo Hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), phụ nữ nên giới hạn lượng đường dùng thêm hàng ngày dưới 100 calo (khoảng 25g hoặc 6 thìa cà phê), còn nam giới nên không vượt quá 150 calo (khoảng 37.5g hoặc 9 thìa cà phê).
Bên cạnh đó, việc uống đủ nước, quản lý tâm trạng tích cực, tăng cường giao tiếp xã hội và tránh xa rượu bia/thuốc lá cũng giúp duy trì sức khỏe và chống lại quá trình lão hóa.
Nguồn và ảnh: ETtoday, Eat This, Metro UK